Chuyên gia cho tôi hỏi: Tiểu đường uống trà được không? Nếu được thì chuyên gia có thể gợi ý cho tôi một số loại trà tốt cho người tiểu đường không ạ? Cảm ơn chuyên gia, mong sớm nhận được phản hồi ạ.
Trả lời
Trà là một loại thức uống từ thảo mộc quen thuộc trong văn hóa của Việt Nam. Có rất nhiều người yêu thích thức uống dân giã này vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường.
Mục lục
1. Tiểu đường có uống được trà không?
Không chỉ là thức uống đặc trưng của văn hóa Việt Nam, trà thảo mộc còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó, hầu hết mọi người đều ưa thích và sử dụng được thức uống này. Vậy trong các đối tượng uống được trà có bao gồm cả người mắc bệnh tiểu đường không?
Theo Health Line (trang web của Mỹ cung cấp thông tin về y tế), một nghiên cứu trên 1133 người cho thấy uống trà làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và huyết sắc tố A1c - đây là một dấu hiệu cho thấy việc kiểm soát lượng đường trong máu dài dạn.
Ngoài ra, một số trà có chứa hợp chất epigallocatechin gallate có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh insulin và giúp các tế bào tăng độ nhạy insulin. Nhờ đó, cải thiện quá trình trao đổi glucose trong cơ thể để hấp thụ vào các tế bào xương nhanh hơn, hạn chế sự dư thừa đường trong máu.
Hơn thế nữa, trà thảo mộc không chứa đường giúp cơ thể bổ sung nước. Nước cần thiết cho mọi quá trình của cơ thể, bao gồm cả điều hòa lượng đường trong máu.
Với những tác dụng mà trà đem lại đối với bệnh tiểu đường, các chuyên gia khuyên người bệnh nên uống trà thường xuyên. Không chỉ tốt cho bệnh tiểu đường, trà thảo mộc còn đặc biệt tốt cho bệnh tim mạch nói chung và nổi tiếng trong việc giảm cân giữ dáng cho chị em phụ nữ.
2. Một số loại trà tốt cho người tiểu đường
Có nhiều loại trà thảo mộc để bạn lựa chọn, một số trong đó đặc biệt tốt cho người tiểu đường với các công dụng như kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm và tăng cường độ nhạy cảm của insulin.
Cùng chúng tôi tìm hiểu 5 loại trà tốt nhất cho người tiểu đường bao gồm:
Trà xanh
Trà xanh được sử dụng phổ biến nhất vì mang lại nhiều công dụng cho cơ thể. Đây cũng là loại trà được nhiều chuyên gia đánh giá cao, là loại trà tốt cho người tiểu đường.
Trong trà xanh có chứa EGCG có tác dụng làm tăng sự hấp thụ glucose vào tế bào cơ, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống 3 cốc trà xanh mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 khoảng 33% so với những người còn lại.
Ngoài ra, chất oxy hóa và polyphenol có trong trà xanh còn giúp giảm cân rất tốt. Do vậy, trà xanh là thức uống lý tưởng cho người thừa cân béo phì. Có thể bạn chưa biết, điều này cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 ít nhất sáu lần.
Trà đen
Tương tự như trà xanh, trà đen cũng là một loại trà thảo mộc được khuyên dùng cho người bệnh tiểu đường. Trong trà đen có chứa các hợp chất thực vật mạnh mẽ như theaflavin và thearubigin với đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và hạ đường huyết hiệu quả.
Trà đen hoạt động trong cơ thể bằng cách bảo các tế bào tiết insulin của tuyến tụy, từ đó giúp insulin được tiết ra đúng cách. Ngoài ra, uống trà đen còn cản trở sự hấp thụ tinh bột, điều này cũng đóng góp một phần vào việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Các nghiên cứu chỉ ra, người bị tiền tiểu đường, uống trà đen đã giảm đáng kể lượng đường trong máu. Còn đối với bệnh nhân tiểu đường, mỗi ngày uống 3-4 ly trà đen sẽ đem lại kết quả điều trị tốt nhất.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc được xem là một loại thảo dược vàng của thiên nhiên, đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó bao gồm cả thúc đẩy điều chỉnh lượng đường trong máu.
Không chỉ có khả năng tối ưu hóa kiểm soát 4741 các chất chống oxy hóa có trong hoa cúc còn giúp bảo vệ chống lại stress, mệt mỏi, hỗ trợ kháng viêm, ngăn chặn nhiễm trùng và sự mất cân bằng chuyển hóa, từ đó ngăn ngừa tiểu đường biến chứng.
Những nghiên cứu cụ thể trong thời gian gần đây cho thấy, người bệnh tiểu đường uống khoảng 3 gram trà hoa cúc, 3 lần/ ngày, sau 8 tuần sẽ giảm đáng kể các triệu chứng tiểu đường.
Trà tim sen
Trong tim sen có hợp chất polysaccharide, giúp kiểm soát việc cơ thể hấp thụ glucose. Hơn nữa, tim sen còn có thể giúp cơ thể tái tạo hormone insulin, làm hạn chế sự rối loạn chuyển hóa cacbohydrat đồng thời điều hòa lượng lipid trong máu ở mức thích hợp nhất. Do đó, trà tim sen được đánh giá là một trong những loại trà tốt cho người tiểu đường. Bạn có thể uống trà tim sen vào các buổi sáng, trưa, tối, mỗi lần pha khoảng 12g.
Trà giảo cổ lam
Giảo cổ lam có tác dụng trực tiếp trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bởi trong thành phần có chứa phanoside - làm hạ đường huyết mạnh, đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin, giúp ổn định nồng độ đường trong máu.
Một nghiên cứu vào năm 2011 được thực hiện bởi Hội Đái tháo đường Thụy Điển với Bộ môn dược lý trường ĐH Y Hà Nội đã chứng minh được tác dụng của giảo cổ lam đối với bệnh nhân tiểu đường. Thử nghiệm được thực hiện trên các bệnh nhân mắc tiểu đường type 2, chỉ số đường huyết đều rất cao, từ 9-14 mmol/l. Sau 12 tuần cho các bệnh nhân sử dụng giảo cổ lam với liều lượng 6g/ngày thì thu được kết quả đáng ngạc nhiên khi đường huyết giảm xuống 3 mmol/l.
Kế thừa những công trình nghiên cứu khoa học về giảo cổ lam, Công ty TNHH Tuệ Linh đã cho ra đời sản phẩm Trà giảo cổ lam Tuệ Linh với tác dụng giúp giảm đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra sản phẩm còn giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp làm hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch…
Sản phẩm hiện đã được phân phối trên toàn quốc. Để mua trà Giảo cổ lam quý khách hàng có thể tham khảo danh sách nhà thuốc bán sản phẩm “TẠI ĐÂY”.
3. Một số lưu ý khi người tiểu đường uống trà
Mặc dù nhiều loại trà tốt cho người tiểu đường, tuy nhiên người bệnh vẫn cần lưu ý một vài điều sau:
- Hạn chế uống trà vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ.
- Kết hợp việc uống trà thảo mộc với một chế độ ăn uống khoa học và lối sống sinh hoạt lành mạnh để đem lại hiệu quả lâu dài.
- Người bệnh tiểu đường khi uống trà không nên cho thêm đường hoặc mật ong vì có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên.
- Nếu muốn tăng thêm hương vị, thay vì dùng đường hãy thử dùng chanh và quế.
- Trường hợp người bệnh đang sử dụng thuốc thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ để uống sao cho hợp lý nhất.
Kết luận: Hy vọng bài viết trên đã giúp người bệnh trả lời được câu hỏi "Tiểu đường uống trà được không?". Mong rằng qua bài viết, người đọc có thể chọn được loại trà phù hợp, góp phần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.