Tôi bị tiểu đường type 2 đã 3 năm nay, đây có phải là nguyên nhân khiến vết thương của tôi không lành. Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi.
Trả lời
Xin chào bạn, với tình trạng vết thương của bạn không lành thì có rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên cũng không ngoại trừ khả năng do bệnh tiểu đường gây ra.
Mục lục
- 1. Người tiểu đường tại sao lâu lành vết thương?
- 2. Dấu hiệu tiểu đường khiến vết thương không lành
- 3. Biến chứng nguy hiểm khi vết thương không được điều trị
- 4. Xử lý đúng cách vết thương ở người tiểu đường
- 5. Biện pháp phòng ngừa vết thương không lành cho người tiểu đường
- 6. Giảo cổ lam Tuệ Linh hỗ trợ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường
Người tiểu đường tại sao lâu lành vết thương?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất dễ gặp phải các vết thương nhỏ dạng trầy xước, trợt da, vết cắt hay phồng rộp. Đây có thể là một điều bình thường đối với những người khỏe mạnh. Nhưng ở bệnh nhân mắc tiểu đường, các vết thương "nhỏ" này có thể tiến triển thành vấn đề nghiêm trọng.
Dù biết rằng tiểu đường và quá trình lành thương có liên quan đến nhau, nhưng rất nhiều người vẫn chưa hình dung được cơ chế nào khiến cho vết thương ở bệnh nhân tiểu đường không lành.
Nếu như vẫn còn thắc mắc, những nguyên nhân dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được vấn đề này.
- Đường huyết trong máu cao.
- Lưu thông máu kém.
- Tổn thương hệ thần kinh.
- Da thiếu hụt collagen.
- Hệ miễn dịch suy giảm.
Dấu hiệu tiểu đường khiến vết thương không lành
Mặc dù vết thương ở bệnh nhân tiểu đường sẽ lâu lành hơn so với người bình thường, nhưng thông thường nếu sự lành thương tiến triển thuận lợi thì vết thương trông sẽ tốt hơn đáng kể trong vài tuần sau đó.
Tuy nhiên nếu vết thương không lành thì nó lại là một vấn đề nghiêm trọng. Sau đây là những dấu hiệu cho thấy vết thương của bạn có thể không lành hẳn và bạn có thể phải nói chuyện với bác sĩ.
Viêm kéo dài quá lâu hoặc tái phát
Phản ứng viêm được xem là một phần bình thường trong quá trình lành thương với các biểu hiện: vết đỏ, sưng tấy quanh vết thương. Nhưng sau khoảng 1 tuần, các biểu hiện này sẽ biến mất. Nếu không, chứng tỏ có điều gì đó đang cản trở quá trình lành thương của bạn.
Ngoài ra, viêm chỉ xuất hiện 1 lần khi vết thương bắt đầu lành. Nếu tình trạng này xuất hiện trở lại sau đó, nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác.
Dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tổn thương mô
Vết thương không thể lành khi bị nhiễm trùng. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu vết thương của bạn hoặc vùng da xung quanh xuất hiện các dấu hiệu:
- Cảm thấy mềm, đau hoặc nóng khi chạm vào
- Chảy mủ hoặc chất lỏng
- Có màu bất thường hoặc tối ở các cạnh
- Có mùi hôi
Kéo dài hơn 4 tuần
Nếu vết thương không lành trong vòng 1 tháng, chúng được coi là vết thương mãn tính. Mặc dù các vết thương mãn tính có thể tự lành sau đó, nhưng nguy cơ nó tiềm ẩn các mối nguy hiểm khác cũng rất cao. Do đó, tốt nhất bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ để xác định lý do vì sao vết thương không lành, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
☛ Tham khảo thêm tại: Dấu hiệu bệnh tiểu đường!
Biến chứng nguy hiểm khi vết thương không được điều trị
Thông thường, vết thương sẽ có xu hướng tự lành hoặc thậm chí chúng sẽ lành mau hơn nêu được chăm sóc và chú ý. Nhưng khi bạn sống chung với bệnh tiểu đường, các vết thương có nhiều khả năng trở nên nghiêm trọng hơn khi chúng tồn tại quá lâu.
Vết loét ở chân: Nếu vết thương xảy ra ở chân nhưng lại không được điều trị, chúng có thể biến thành lở loét. Đây là tình trạng phổ biến ở người tiểu đường. Vết loét ở chân có thể mất khoảng 3 tháng để chữa lành. Nhưng nếu không lành, chúng có thể chuyển sang tình trạng nghiêm trọng hơn như áp xe, thậm chí là cụt chi. (☛ Đọc thêm: Khám bàn chân tiểu đường)
Hoại thư: Hoại thư xảy ra khi mô cơ thể chết đi, biến chứng này bắt đầu khi vết thương không được điều trị quá lâu và chúng bắt đầu bị nhiễm trùng. Khi các mô bắt đầu chết đi, bác sĩ buộc phải cắt bỏ bộ phận đó để bảo toàn tính mạng cho người bệnh. Một số trường hợp còn dẫn đến tử vong.
Viêm tủy xương: Vết thương ở người tiểu đường lâu không được điều trị sẽ dễ bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng này có thể ăn vào xương gây nên viêm tủy xương, khiến các bộ phận của xương có thể chết.
Xử lý đúng cách vết thương ở người tiểu đường
Vết thương ở người tiểu đường khi được xử lý đúng cách sẽ không biến thành vấn đề lớn mà ngược lại còn mau lành hơn. Dưới đây là các bước giúp bạn thực hiện điều đó.
- Bước 1: Rửa sạch vết thương với nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
- Bước 2: Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn.
- Bước 3: Băng vết thương cẩn thận nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Bước 4: Thay băng và theo dõi vết thương. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường như: sưng, đỏ, chảy mủ,... hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa vết thương không lành cho người tiểu đường
Để phòng ngừa tình trạng vết thương không lành, những bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện chăm sóc kỹ lưỡng vết thương ngay từ ban đầu dù chúng chỉ là vết xước nhỏ, đồng thời luôn kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể ở mức độ an toàn. Điều này là vô cùng cần thiết.
Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp phòng ngừa được liệt kê dưới đây:
Kiểm soát bệnh tiểu đường: Xây dựng một chế độ ăn khoa học kết hợp cùng luyện tập đều đặn, kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ giúp người bệnh ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
Giữ cho da được sạch sẽ, khô thoáng: Hai yếu tố vệ sinh và độ ẩm rất dễ khiến cho vết thương hở triến triển thành không lành. Do đó luôn giữ cho da được sạch sẽ và khô thoáng, đặc biệt là những vùng da dễ đổ mồ hôi như lưng, chân, vùng kín.
Dưỡng ẩm đủ cho da: Da ở bệnh nhân tiểu đường thường khô, từ đó dẫn đến xuất hiện các vết thương dạng nứt nẻ. Vì vậy hãy đảm bảo cho da đủ độ đảm bằng các sản phẩm dưỡng da lành tính.
Bỏ thuốc lá: Ở bệnh nhân tiểu đường, hút thuốc làm tăng khả năng bị các biến chứng có thể dẫn đến vết thương mãn tính. Như vậy, nếu bạn đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc. Điều này vừa cải thiện sức khỏe tổng thể vừa tăng khả năng chữa lành cho vết thương.
☛ Tham khảo thêm tại: 5 Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất
Giảo cổ lam Tuệ Linh hỗ trợ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường
Bên cạnh các phương pháp phòng ngừa trên, bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm Giảo cổ lam như một sản phẩm hỗ trợ giúp kiểm soát tiểu đường tốt hơn.
Trong thành phần của giảo cổ lam có chứa hoạt chất phanosid có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết insulin, tăng sự nhạy cảm của tế bào insulin khiến chúng sử dụng glucose nhiều hơn, từ đó giúp ổn định đường huyết.
Hiệu quả lâm sàng này đã được chứng minh khi một thí nghiệm thực hiện trên bệnh nhân tiểu đường type 2 do ĐH Y Hà Nội kết hợp với Hội Đái thỏa đường Thụy Điển và thu được kết quả khiến mức đường huyết giảm xuống 3 mmol/l sau 12 tuần sử dụng.
Tìm đọc thông tin về sản phẩm: Giảo cổ lam “khắc tinh” của bệnh tiểu đường
Với chiết xuất 100% tự nhiên từ giảo cổ lam 5 lá, người bệnh hoàn toàn có thể an tâm sử dụng lâu dài mà không lo về vấn đề tác dụng phụ. Hiện nay, giảo cổ lam Tuệ Linh được phân phối rộng rãi tại các siêu thị và nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nhấn vui lòng BẤM VÀO ĐÂY.
Kết luận: Như vậy với thắc mắc mà 1 bệnh tiểu đường đặt ra rằng "vết thương không lành có phải do tiểu đường không?" thì câu trả là CÓ. Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp 1 số thông tin giúp người bệnh xử lý vết thương cũng như ngăn ngừa tình trạng này. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp cụ thể.