Nhiều bệnh nhân có tâm lý vô cùng lo lắng khi huyết áp cao khiến họ bị đau đầu, ù tai, chóng mặt. Những dấu hiệu này khá nguy hiểm và cần có biện pháp cải thiện sớm. Cần làm gì khi gặp phải tình huống này? Cùng tham khảo ngay sau đây nhé.
Mục lục
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp là trị số biểu thị cho áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được chia làm 2 loại chính bao gồm: Huyết áp tâm thu (huyết áp tại thời điểm tim co) và huyết áp tâm trương (huyết áp tại thời điểm tim giãn). Trị số huyết áp được ký hiệu là: Huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương và sử dụng đơn vị mmHg (mi – li – mét thủy ngân)
Ở người bình thường, chỉ số huyết áp dao động trong khoảng 120/80 mmHg – 130/85 mmHg. Những trường hợp có huyết áp trên 140/ 90 mmHg được xác định là cao huyết áp.
Cao huyết áp là bệnh lý mãn tính xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch liên tục vượt quá 140/ 90 mmHg khi bệnh nhân ở trạng thái nghỉ ngơi. Cao huyết áp được chia thành nhiều trường hợp khác nhau gồm:
- Cao huyết áp nguyên phát: Là những trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Nhóm này chiếm 90% trên tổng số các trường hợp mắc huyết áp cao.
- Cao huyết áp thứ phát: Là tình trạng huyết áp tăng cao do một số bệnh lý khác như: tiểu đường, suy thận, bệnh nội tiết,…
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Là các trường hợp chỉ tăng chỉ số huyết áp tâm thu trong khi huyết áp tâm trương vẫn bình thường.
- Cao huyết áp thai kỳ: Xảy ra ở các mẹ bầu kéo theo tiền sản giật.
Huyết áp cao đều có thể xác định dễ dàng thông qua thăm khám nhưng lại không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Tuy nhiên, bạn dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:
- Đau nhức đầu
- Chảy máu cam
- Xuất huyết kết mạc hoặc có vết máu trong mắt
- Ngứa râm ran các chi
- Thường buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, ù tai
- Có cơn co thắt ngực hoặc đau tim.
Vì sao huyết áp cao gây chóng mặt, đau đầu, ù tai?
Về bản chất, huyết áp là một yếu tố cho thấy cường độ làm việc của tim. Huyết áp tăng cao có thể do tim đang co bóp nhiều và mạnh hơn. Lúc này, dòng chảy của máu trở nên hỗn loạn và tạo ra áp lực không đồng đều lên thành mạch gây phình mạch. Khi điều này xảy ra ở các mạch máu não, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức đầu, căng mắt, ù tai, chóng mặt.
Cao huyết áp trở nên nguy hiểm hơn khi bệnh nhân mắc các bệnh về mạch máu như: xơ vữa động mạch, hẹp động mạch, xơ cứng mạch,… Những bệnh lý này làm giảm khả năng đàn hồi của mạch máu. Do đó, khi áp lực máu tăng quá cao có thể gây vỡ mạch dẫn đến tai biến, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Dựa vào chỉ số huyết áp, người ta chia huyết áp cao thành 3 mức độ, cụ thể:
- Tiền cao huyết áp: Khi huyết áp dao động từ 130/85 mmHg – 139/89 mmHg.
- Huyết áp cao mức độ 1: Được xác định khi huyết áp dao động trong khoảng 140/90 mmHg – 159/99 mmHg.
- Huyết áp cao mức độ 2: Là khi chỉ số huyết áp nằm trong khoảng 160/100 – 179/109 mmHg.
- Huyết áp cao mức độ 3: Xuất hiện khi bệnh tiến triển trong thời gian dài mà không được kiểm soát. Lúc này, chỉ số huyết áp luôn trên mức 180/110mmHg.
Các mức độ khác nhau sẽ gây ra triệu chứng khác nhau cho bệnh nhân. Trường hợp huyết áp cao gây chóng mặt, đau đầu, ù tai thường xuất hiện ngay khi bệnh nhân bước vào mức độ 1. Đây cũng là thời điểm hiệu quả để bạn bắt đầu kiểm soát huyết áp của mình. Vậy nên, hãy thăm khám sớm và tiến hành điều điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Huyết áp cao gây chóng mặt, đau đầu, ù tai nguy hiểm như thế nào?
Nhiều chuyên gia đã ví tăng huyết áp như một “kẻ giết người thầm lặng”. Đa số bệnh nhân đều không có triệu chứng gì rõ ràng trong thời gian bệnh tiến triển. Thế nhưng, đến giai đoạn nặng, huyết áp cao lại đem đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng trên tim mạch
Tăng huyết áp kéo dài khiến lớp nội mạch của mạch vành bị tổn thương tạo điều kiện cho cholesterol dễ dàng bám vào thành mạch. Đây là nguyên nhân gây ra các mảng xơ vữa khiến mạch máu giảm tính đàn hồi và lòng mạch hẹp lại. Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở, tức ngực khi vận động nhiều.
Khi mạch máu bị tổn thương, cục máu đông có thể hình thành gây tắc mạch dẫn đến vỡ mạch, phình mạch máu hay thậm chí là nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim khiến một vùng tế bào cơ tim bị chết gây suy tim.
Biến chứng ở não
Biến chứng tăng huyết áp tại não thường gặp nhất là xuất huyết não. Nguyên nhân là áp lực máu tăng quá cao trong khi độ đàn hồi của mạch máu não quá yếu để co giãn kịp thời. Các cơn tăng huyết áp kịch phát có thể gây vỡ mạch máu não và dẫn đến tai biến. Hậu quả thường thấy là người bệnh bị liệt hoặc tử vong.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số biến chứng khác như nhũn não, nhồi máu não hoặc nhẹ nhất là thiếu máu não. Nguyên nhân là tăng huyết áp làm hẹp lòng mạch, tăng hình thành cục máu đông dẫn đến một bộ phận não không được nuôi dưỡng đầy đủ và bị chết.
Tăng huyết áp nguy hiểm hơn khi xuất hiện vào ban đêm hay sáng sớm vì làm tăng nguy cơ đột quỵ. Lúc này, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái chết lâm sàng hoặc gặp nhiều di chứng nặng nề như: mất trí nhớ, liệt nửa người, nói năng khó khăn,…..
Biến chứng trên thận
Huyết áp tăng cao khiến màng lọc cầu thận bị tổn thương. Điều này khiến protein xuất hiện trong nước tiểu và gây suy thận nếu không được phát hiện kịp thời. Bên cạnh đó, tăng huyết áp cũng là nguyên nhân gây hẹp động mạch thận, kích thích thận tăng tiết Renin khiến huyết áp tăng cao hơn. Vòng luẩn quẩn này lặp đi lặp lại dẫn đến bệnh nhân bị suy thận sau một khoảng thời gian.
Biến chứng trên mắt
Áp lực máu trên mạch máu võng mạch tăng cao trong thời gian dài sẽ gây tổn thương và xuất hiện hiện tượng xơ cứng. Ở giai đoạn tiếp theo, động mạch chèn ép lên tĩnh mạch dẫn đến mắt bị tổn thương. Lâu ngày, xuất hiện các đốm xuất huyết trên võng mạc, giảm thị lực, thậm chí bị mù lòa.
Biến chứng trên mạch máu ngoại vi
Áp lực máu tăng cao khiến mạch máu bị phình to, bị tổn thương. Quá trình này có thể gây ra vỡ động mạch chủ và tử vong. Ngoài ra, huyết áp cao còn là nguyên nhân gây hẹp động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân khiến người bệnh gặp khó khăn và đau đớn khi đi lại.
Biến chứng tiểu đường
Các nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn 70% so với người bình thường. Nguyên nhân là do tăng huyết áp làm ảnh hưởng đến quá trình lọc máu ở thận và làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Ngoài ra, các thuốc điều trị tăng huyết áp thường kéo theo tác dụng phụ là tăng đường huyết. Do đó, bệnh nhân tăng huyết áp dễ mắc tiểu đường và dễ gặp phải biến chứng của bệnh tiểu đường hơn bình thường.
Xử lý huyết áp cao gây chóng mặt, đau đầu, ù tai cấp tính
Khi gặp trường hợp này, bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu và thực hiện một số việc sau:
- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ, nằm thấp đầu, hướng dẫn bệnh nhân bình tĩnh, hít thở sâu.
- Nếu huyết áp vượt quá 180 mmHg, hãy cho bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp. Tốt nhất là dùng dạng đặt dưới lưỡi hoặc dạng nước.
- Nếu huyết áp vượt quá 200 mmHg, bệnh nhân có thể dùng thêm thuốc lợi tiểu để hạ huyết áp tốt hơn.
- Trường hợp không có sẵn thuốc, bạn có thể thay thế bằng nước luộc râu ngô, nước ép cần tây hoặc nước luộc các loại rau họ cải để lợi tiểu.
- Không được cho bệnh nhân uống nước đường, nước muối hoặc sử dụng các chất kích thích không rõ ràng.
- Không được khiến bệnh nhân tức giận, lo lắng hoặc gây tâm lý căng thẳng cho bệnh nhân trong thời điểm này.
- Hỗ trợ đội ngũ cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện nhanh nhất có thể.
Phương pháp ổn định huyết áp trong thời gian dài
Huyết áp là căn bệnh mãn tính. Do đó, việc điều trị bệnh là một quá trình kéo dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ nguyên tắc điều trị từ phía bệnh nhân. Để hạn chế những cơn tăng huyết áp kịch phát và ổn định huyết áp lâu dài, bạn cần lưu ý những thông tin dưới đây.
Sử dụng thuốc đúng phác đồ
Phác đồ thuốc điều trị huyết áp cao khá phức tạp gồm nhiều loại thuốc khác nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ đối diện với nhiều nguy cơ tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Do vậy, người bệnh cần lưu ý tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc để hạn chế tác động xấu cho cơ thể.
Bạn cần chú ý:
- Uống đúng loại thuốc được chỉ định: Trường hợp không mua được thuốc hay có bất thường trong quá trình dùng thuốc cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức. Không được tự ý đổi thuốc.
- Thuốc đúng thời điểm được chỉ định: Điều này giúp thuốc phát huy tác dụng tối đa và ngăn chặn huyết áp biến động bất thường.
- Uống đúng liều sử dụng: Liều lượng thuốc quyết định hiệu quả điều trị bệnh dài hạn, tác dụng ngắn hạn và tác dụng phụ của thuốc. Do đó, hãy tuân thủ đúng yêu cầu từ phía bác sĩ.
- Không tự ý dùng thêm thuốc: Điều này có thể gây ra các tương tác thuốc khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm. Do đó, nếu cần sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào, bạn hãy xin ý kiến từ bác sĩ.
➤ Có thể bạn muốn biết: Thuốc trị cao huyết áp uống lúc nào và uống như nào đúng?
Xây dựng thói quen sống khoa học
Thói quen sống bao gồm: chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện và chế độ sinh hoạt. Bạn cần lưu ý như sau:
- Chế độ dinh dưỡng: Bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng. Thực phẩm nên dùng thường xuyên là các loại rau, củ, quả tươi, sạch. Đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng khác và hạn chế thực phẩm quá béo. Ngoài ra, trong quá trình chế biến, bạn nên chọn các phương pháp hấp, luộc đơn giản, tránh xào nấu mặn hoặc dùng nhiều dầu mỡ.
- Chế độ tập luyện: Tập luyện hàng ngày rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn bài tập có cường độ vừa phải, tránh những bài tập gắng sức sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Chế độ sinh hoạt: Hãy đảm bảo cơ thể được ngủ ít nhất 6 -8 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cần giảm tải khối lượng công việc để tránh rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực quá mức.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ ổn định huyết áp
Thảo dược là phương pháp phù hợp cho bệnh nhân huyết áp cao bởi ít nguy cơ gây tương tác với thuốc điều trị và hiệu quả tương đối cao. Giảo cổ lam là cây thuốc đã được nghiên cứu và cho phản hồi tích cực từ rất nhiều người bệnh.
Các chuyên gia phát hiện ra trong cây Giảo cổ lam 5 lá có chứa đến hơn 100 loại saponin có tác dụng giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt. Nhờ đó, vị thuốc giúp ngăn chặn được biến chứng tim mạch ở bệnh nhân huyết áp cao.
Ngoài ra, hoạt chất Adenosine tìm thấy trong cây giảo cổ lam được chứng minh là có khả năng tăng cường sức mạnh cơ tim, giảm cơn đau tim hiệu quả. Đây cũng là hoạt chất đem lại tác động tích cực trong việc ổn định huyết áp.
Bởi những tác động tuyệt vời với sức khỏe, cây Giảo cổ lam đang được rất nhiều người bệnh tìm hiểu và sử dụng. Điều này cũng khiến thị trường xuất hiện nhiều loại Giảo cổ lam giả, không rõ nguồn gốc, chất lượng kém. Sử dụng những thảo dược này không những không có hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ chất lượng sản phẩm trước khi mua.
Nếu chưa có nhiều kiến thức về loại thảo dược này, tốt nhất bạn nên chọn mua ở những đơn vị uy tín như Dược phẩm Tuệ Linh. Đây là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có nguồn Giảo cổ lam 100% là Giảo cổ lam 5 lá đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Dược phẩm Tuệ Linh có kinh nghiệm nhiều năm trong phát triển dược liệu và hệ thống phân phối rộng khắp. Do đó, bạn có thể dễ dàng tìm mua và hoàn toàn an tâm khi lựa chọn sản phẩm của đơn vị này. Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nhất vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Lời kết
Có thể thấy, huyết áp cao gây chóng mặt, đau đầu, ù tai chưa phải là dấu hiệu quá trầm trọng. Tuy nhiên, nếu không có hướng điều trị và kiểm soát sớm, bệnh có thể tiến triển và gây ra biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Để bảo vệ sức khỏe của mình, bạn cần đến cơ sở y tế và thăm khám ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên.
Nguồn tham khảo
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tinnitus/symptoms-causes/syc-20350156
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4423284/
Chính đã bình luận
bố tôi bị cao huyết áp nhiều năm nay, vẫn đang uống thuốc để kiểm soát. Gần tuần nay bố tôi hay kêu bị ù tai, đau đầu có phải huyết áp cao nặng lên không, có nguy hiểm gì không a
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn Chính!
Huyết áp tăng cao gây áp lực lên các mạch ở đầu hoặc tai, gây ù tai, đau đầu có thể dẫn tới vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Anh nên đưa bác tới trung tâm y tế chuyên khoa để thăm khám cụ thể, xác định chính xác tình trạng bệnh của bác để có biện pháp điều trị sớm.