Tăng huyết áp trong thai kỳ là vấn đề nội khoa thường gặp nhất trong thai kỳ( chiếm khoảng 1/4 số ca nhập viện trước khi sinh), gây bệnh tật và tử vong cho sản phụ, thai và sơ sinh ở các nước đang và đã phát triển.
Mục lục
Huyết áp cao khi mang thai
Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó bên trong động mạch. Nếu máu bơm vào tim quá nhiều sẽ khiến cho động mạch thu hẹp lại, gây ra huyết áp cao. Huyết áp cao có thể xảy đến với bất kỳ ai, bao gồm cả thai phụ. Trong quá trình mang thai, nếu tăng huyết áp tăng cao hoặc không được kiểm soát tốt có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.
Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng huyết áp cao khởi phát vào nửa sau của thai kỳ( khoảng từ sau tuần thứ 20) ở phụ nữ có chỉ số huyết áp trước lúc mang thai hoàn toàn bình thường. Mặc dù đây là tình trạng chỉ xảy ra trong thai kỳ và sau sinh huyết áp sẽ trở về bình thường, tuy nhiên nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp về sau.
Chỉ số xác định huyết áp cao:
- Huyết áp bình thường: Dưới 120/80 mmHg
- Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu trong khoảng 120 – 129 và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg
- Cao huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu trong khoảng 130 – 139 hoặc huyết áp tâm trương trong khoảng 80 – 89 mmHg
- Cao huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu từ 140 trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên
Nguyên nhân nào dẫn đến cao huyết áp thai kỳ
Có một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng cao huyết áp khi mang thai:
- Thừa cân, béo phì – béo phì trước khi mang thai, tăng cân quá mức khi mang thai và tăng năng lượng làm tăng áp lực lên tim gây nguy cơ cao dẫn tới tăng huyết áp thai kỳ.
- Ăn mặn cùng lối sống ít vận động – Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ hoạt động thể chất nhiều hơn trong thai kỳ có xu hướng giảm nguy cơ tiền sản giật, trong khi nững phụ nữ có mức độ hoạt động ít vận động có nguy cơ cao hơn.
- Huyết áp cao trước khi thụ thai – Chiếm tỉ lệ 1-5% thai phụ. Huyết áp lớn hơn 140/90mmHg trước khi mang thai hoặc phát triển trước 20 tuần thai. THA thường tồn tại > 42 ngày sau sinh. Có thể kết hợp có đạm niêu.
Có thể thấy bình áp trong giai đoạn sớm của thai kỳ( vì HA hạ sinh lý ở quý 1, che khuất THA có sẵn), khi ghi nhận THA về sau thì có nghĩa là THA do thai kỳ. - Thụ tinh trong ống nghiệm: Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thực nghiệm và Điều trị cho biết, mang thai kỹ thuật hỗ trợ(ví dụ như IVF), sử dụng các công nghệ hỗ trợ( thụ tinh trong ống nghiệm), trong quá trình thụ thai cũng làm tăng nguy cơ huyết áp cao ở phụ nữ mang thai.
Các nguyên nhân khác bao gồm:
- Hút thuốc
- Uống rượu
- Mang thai nhiều lần
- Tuổi mẹ trên 40 tuổi
- Mang thai lần đầu
- Tiền sử gia đình có người mắc huyết áp cao
- Áp lực, stress kéo dài
Triệu chứng nhận biết mẹ bầu bị cao huyết áp
Cao huyết áp thai kỳ thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ với một số triệu chứng chính như sau:
- Phù: Là triệu chứng xuất hiện đầu tiên, phù toàn thân. Mẹ bầu thường cảm thấy vùng da mềm, ấn lõm, nằm nghỉ không đỡ( không giống như phù sinh lý: thể nhẹ, thường ở chân, mắt cá, nghỉ ngơi sẽ thuyên giảm)
- Tăng cân nhanh: Tăng huyết áp khiến chức năng thận suy yếu làm cho thể tích dịch cơ thể tăng lên, cùng với đó thai chèn ép gây ứ trê tuần hoàn.
- Tiền sản giật: Huyết áp vượt ngưỡng 140/90 mmHg, cùng với đó khi xét nghiệm ở mức 300mmg/24h thấy có đạm trong nước tiểu thì được gọi là tiền sản giật.
- Tiền sản giật nặng: Khi huyết áp của thai phụ vượt ngưỡng 160/110 mmHg và lượng đạm trong nước tiểu khoảng từ 5g/ 24 giờ cùng với đó là các biểu hiện đau đầu, thị lực kém, đau vùng thượng vị, tăng men gan, suy thận,… Trường hợp này nguy hiểm, cần cấp cứu gấp để tránh nguy cơ tử vong.
Huyết áp cao khi mang thai có nguy hiểm không?
Huyết áp cao khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên cần được theo dõi sát sao, đặc biệt là giai đoạn thai nhi được 20 tuần tuổi trở đi. Tăng huyết áp thai kỳ có thể gây ra những biến chứng khôn lường cho cả mẹ và thai nhi:
- Đối với mẹ: Nguy hiểm nhất là tác động đối với hệ tim mạch, dẫn đến hiện tượng sản giật- tiền sản giật, có nguy cơ tử vong cao. Bên cạnh đó, tăng huyết áp đi kèm bệnh tim dễ dẫn tới suy tim, cản trở chức năng cầm máu. Ngoài ra, huyết áp cao cũng ảnh hưởng đến chức năng thận, giảm khả năng lọc và đào thải, tăng thể tích máu, từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm: chảy máu não, đa tạng tổn thương, giảm lượng tiểu cầu, máu không đông,…
- Đối với bé: Cao huyết áp ở mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nguy cơ xảy ra tình trạng thai chết lưu trong tử cung, thai bị ngạt thở và chết do thiếu máu cục bộ hoặc sinh non thiếu tháng, nhẹ cân…
Những hậu quả kể trên là vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, thai phụ và gia đình cần phải nhận biết sớm những triệu chứng cao huyết áp ở bà bầu ngay dưới đây để có thể kịp thời ngăn chặn những bi kịch đáng tiếc xảy ra.
Điều trị tăng huyết áp thai kỳ
– Tăng huyết áp mãn, ổn định: không cần hạn chế hoạt động, vì tăng nguy cơ tắc mạch.
– Nếu TSG và thai suy dinh dưỡng trong tử cung, nằm nghỉ sẽ làm tăng tưới máu tử cung nhau và giảm thiếu oxy mô.
A. Tiền sản giật nhẹ: chủ yếu điều trị ngoại trú
- Điều trị nội khoa:
– Cho thai phụ nghỉ ngơi. Dặn chế độ ăn nhiều đạm, nhiều rau cải và trái cây tươi.
– Khám thai mỗi 3-4 ngày/ lần.
– Theo dõi tình trạng sức khỏe của thai phụ.
– Theo dõi tình trạng thai nhi: siêu âm thai mỗi 3-4 tuần/lần, N_ST 2 lần/tuần.
– Dặn dò bệnh nhân về các triệu chứng của tiền sản giật nặng. Hướng dẫn theo dõi cử động thai.
- Nếu HA> 149/90mmHg và Protein/niệu++ thì cần nhập viện.
– Lâm sàng
+ Khám lâm sàng chi tiết và cẩn thận xem có các triệu chứng như nhức đầu, rối loạn thị giác, đau thượng vị và tăng cân nhanh hay không.
+ Cân thai phụ lúc nhập viện và mỗi ngày sau.
+ Đo huyết áp ở tư thế ngồi mỗi 4 giờ, trừ khoảng thời gian từ nửa đêm tới sáng.
– Thường xuyên đánh giá sức khỏe thai: Siêu âm- N_ST
– Xét nghiệm:
+ Xét nghiệm protein/ niệu mỗi ngày hoặc cách 2 ngày.
+ Định lượng creatinine máu, hematocrit, đếm tiểu cầu, men gan, LDH, acid uric tăng. ( Chỉ làm xét nghiệm đông máu khi tiểu cầu giảm và men gan tăng).
- Cách xử trí tiếp theo tùy thuộc vào:
– Độ nặng của tiền sản giật
– Tuổi thai
– Tình trạng cổ tử cung
– TSG nhẹ kết thúc thai kỳ ở tuổi thai ≥ 37 tuần.
B. Tiền sản giật nặng
- Nguyên tắc xử trí
– Dự phòng và kiểm soát cơn co giật bằng magnesium sulfate.
– Hạ áp khi huyết áp cao: Huyết áp tâm trương ≥ 100-110mmHg, hoặc HA tâm thu ≥ 150-160 mmHg( ACOG 2012).
– Chấm dứt thai kỳ sau khi chống co giật và hạ HA 24 giờ.
– Tránh sử dụng lợi tiểu.
– Hạn chế truyền dịch trừ khi có tình trạng mất nước nhiều.
- Các loại thuốc hạ HA dùng trong thai kỳ:
– Labetalol
– Hydralazine
– Ức chế Calcium như Nifedipine, Nicardipine.
Tăng huyết áp với tiền sản giật (bao gồm tăng huyết áp + protein niệu + phù) là trường hợp nguy cấp, phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế có chuyên môn. Một số trường hợp do hiệu quả điều trị nội khoa không đạt, các bác sĩ đành phải mổ lấy thai sớm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người mẹ.
Phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ
Phòng bệnh cao huyết áp nên được thực hiện tốt nhất là trước khi có thai. Một số lời khuyên giúp phòng tránh tăng huyết áp, bao gồm:
1. Theo dõi lượng muối của mẹ bầu
Thực tế thống kê có chỉ ra những người bị huyết áp cao sau khi cắt giảm lượng muối, huyết áp cũng giảm. Không chỉ vậy, giảm lượng muối cũng giúp bạn ngăn ngừa cao huyết áp huyết áp hiệu quả.
Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Electrolytes & Blood kết luận rằng việc giảm đáng kể lượng muối có thể làm giảm số ca tử vong do tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ.
Đặc biệt với phụ nữ mang thai, chỉ một lượng nhỏ natri dư thừa cũng làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chính bởi vậy, cần lưu ý đến lượng muối trong các món ăn hàng ngày để giữ an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt là nên hạn chế các món muối, nén, thực phẩm đóng hộp vì chúng có nhiều muối nhằm bảo quản lâu hơn.
2. Hít thở có kiểm soát
Hít thở sâu là một kỹ thuật thư giãn phổ biến, đặc biệt trong bộ môn thiền định hay yoga. Nó giúp giảm căng thẳng, stress, giảm áp lực lên tim, máu được oxy hóa tốt được đưa tới khắp tế bào và giảm huyết áp hiệu quả.
Một nghiên cứu được công bố năm 2005 in trên tờ Hypertension có viết rằng việc thở chậm giúp cải thiện độ nhạy baroreflex động mạch và có ích trong việc kiểm soát cao huyết áp.
Mẹ bầu nên áp dụng kể cả trước và sau sinh:
- Nằm xuống thoải mái, nghiêng người sang một bên.
- Đặt tay lên ngực và bên dưới lồng xương sườn.
- Từ từ hít vào qua mũi để bạn cảm thấy dạ dày của mình di chuyển lên.
- Từ từ thở ra bằng miệng bằng cách đếm đến 5, trong khi giữ cho cơ bụng săn chắc.
- Lặp lại 10 lần và giữ nhịp thở đều đặn và chậm.
- Tập thở sâu trong 10 phút, 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, để kiểm soát huyết áp và giữ cho trái tim khỏe mạnh.
3. Đi bộ nhiều hơn
Nghiên cứu chỉ ra ở những phụ nữ chăm chỉ hoạt động nhiều giúp giảm nguy cơ mắc cao huyết áp thai kỳ hơn so với những phụ nữ không hoặc ít hoạt động. Một trong những bài tập tim mạch tốt nhất và đơn giản nhất cho bà bầu là đi bộ.
Đi bộ từ từ, từng chút một rồi đạt tới khoảng thời gian 30-45 phút/ ngày là một trong những hoạt động an toàn, bạn có thể dễ dàng thực hiện trong thời gian thai kỳ, chúng cũng mang lại lợi ích trong việc đẻ thường.
4. Tăng lượng kali của bạn
Kali là một khoáng chất quan trọng cần duy trì trong thai kỳ. Bổ sung kali giúp duy trì cân bằng chất lỏng và chất điện giải, hỗ trợ tích cực trong việc truyền các xung thần kinh và co cơ.
Một vài nghiên cứu chỉ ra việc bị tiền sản giật thai kỳ, dùng lượng muối cao và ít kali có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ở mẹ và trẻ sơ sinh. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nên bổ sung kali vào chế độ ăn uống để giúp ổn định huyết áp bất kể bạn có thai hay không.
Phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 2000- 4000 mg kali mỗi ngày.
Bạn có thể lựa chọn bổ sung kali từ các thực phẩm tự nhiên: cà chua, khoai lang, chuối, nước cam, các loại trái cây sấy khô.
5. Ăn thực phẩm giàu magiê
Chế độ ăn uống thiếu magie có thể dẫn tới huyết áp cao. Nghiên cứu được in trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Ấn độ năm 2011 có viết rằng ” Tăng huyết áp thai kỳ có nồng độ magie trung bình thấp đáng kể”.
Magie không chỉ giúp hạ huyết áp còn có thể ngăn ngừa tử cung sinh non, giúp răng và xương của bé chắc khỏe. Cách bổ sung an toàn nhất là thông qua đường ăn uống trong thời gian thai kỳ. Magie có nhiều trong các thực phẩm: hạnh nhân, bơ, chuối, đậu, sữa đậu nành, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, rau có màu xanh đậm.
6. Thực hành Yoga trước khi sinh
Yoga là bộ môn tích cực, có nhiều ý nghĩa sức khỏe. Thực hành yoga trước khi sinh là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn. Mà huyết áp lại là yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng huyết áp cao, sinh non, trẻ nhẻ cân và tăng các vấn đề về phát triển và hành vi của trẻ. Giữ thói quen tập yoga đều đặn giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ, tăng độ bền, độ dẻo dai, sức chịu đựng, có lợi cho việc sinh đẻ và giảm đau lưng dưới.
7. Theo dõi cân nặng của bạn
Tăng cân là biểu hiện phổ biến và hết sức bình thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu tăng cân quá mức thì có thể cảnh báo một dấu hiệu bất thường.
Béo phì hoặc tăng cân quá mức trong thai kỳ gây tác động nghiêm trọng đến kết quả của thai phụ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Chúng có thể là: hội chứng chuyển hóa, các bệnh tim mạch, tiểu đường, …
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp tập luyện thể dục phù hợp giúp bạn tăng cân trong quá trình mang thai khỏe mạnh.
8. Nghe nhạc
Nghe nhạc, đặc biệt là thể loại nhạc nhẹ, nhạc cổ điển giúp thư giãn, giảm căng thẳng trong thời gian mang thai, góp phần hạ huyết áp.
Nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng tích cực của âm nhạc( những bản nhạc nhịp độ chậm, không lời) với em bé, giúp tăng cường kích thích não bộ, cải thiện kiểu ngủ cho trẻ sơ sinh.
10. Theo dõi huyết áp thường xuyên
Đo huyết áp thường xuyên có thể giúp thai phụ biết chính xác huyết áp hàng ngày của mình. Các mẹ cũng nên chủ động theo sát tình trạng sức khỏe của bản thân để nhận biết triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ.
☛ Tham khảo: So sánh Top các loại máy đo huyết áp tại nhà
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn và thực hiện đo huyết áp trong mỗi lần khám. Trường hợp phát hiện cao huyết áp vô căn mãn tính( huyết áp cao trước khi mang thai) cần phải tiến hành điều trị để huyết áp ổn định trở lại.