Huyết áp là chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tim mạch, nhưng không phải ai cũng biết rằng huyết áp có thể thay đổi tại các vị trí khác nhau trong cơ thể. Vậy, huyết áp cao nhất nằm ở đâu? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều đó và tại sao việc biết điều này lại quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật.
Mục lục
1. Sự khác biệt của huyết áp tại các vị trí trong cơ thể
Huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch, được tạo ra từ sự co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp.
Huyết áp của bạn sau khi đo sẽ bao gồm 2 chỉ số:
- Huyết áp tâm thu: Huyết áp cao nhất trong mạch máu khi tim co bóp
- Huyết áp tâm trương: Khi tim của bạn nghỉ, giữa hai lần đập thì huyết áp hạ xuống.
Huyết áp phản ánh chỉ số cân bằng của các quá trình sinh lý trong cơ thể con người. Chính vì thế, huyết áp của chúng ta thay đổi tùy vào hoạt động, cảm xúc và tình trạng sức khỏe tại thời điểm đo, vị trí đo.
Đặc biệt, mức huyết áp có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí đo, chẳng hạn như ở bắp tay, cổ tay, hay các động mạch lớn khác.
- Bắp tay: Đo huyết áp ở bắp tay thường cho kết quả chính xác nhất và được coi là tiêu chuẩn trong các cơ sở y tế. Đây là nơi có sự lưu thông máu ổn định và dễ dàng tiếp cận bằng các thiết bị đo huyết áp thông thường. Huyết áp đo ở bắp tay phản ánh áp lực mà máu tác động lên thành động mạch lớn trong cơ thể.
- Cổ tay: Khi đo huyết áp ở cổ tay, kết quả có thể thấp hơn hoặc cao hơn so với đo ở bắp tay. Điều này là do cổ tay là một vị trí xa hơn từ tim và có các mạch máu nhỏ hơn. Máy đo huyết áp cổ tay thường ít chính xác hơn nếu không được sử dụng đúng cách, vì cổ tay dễ bị ảnh hưởng bởi tư thế và sự di chuyển.
- Các động mạch lớn khác: Huyết áp ở các động mạch lớn như động mạch chủ cũng có sự khác biệt so với các vị trí đo khác với mức huyết áp tương ứng với vị trí của chúng trong hệ tuần hoàn.
Hiểu rõ sự khác biệt về huyết áp ở các vị trí khác nhau trong cơ thể là rất quan trọng để có được đánh giá chính xác về sức khỏe tim mạch. Việc biết rõ các yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp bạn đọc hiểu tại sao kết quả đo huyết áp có thể khác nhau và cách sử dụng các thiết bị đo huyết áp hiệu quả hơn.
☛ Tham khảo thêm: Chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường?
2. Huyết áp cao nhất ở đâu?
Huyết áp cao có thể là căn bệnh phổ biến và quen thuộc nhưng huyết áp cao nhất thì không hẳn. Trong đó, có rất nhiều người quan tâm và đặt ra câu hỏi “huyết áp cao nhất ở đâu?”.
Trong hệ mạch, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ. Càng xa động mạch chủ, huyết áp trong lòng mạch càng giảm dần và thấp nhất ở tĩnh mạch chủ. Vậy cơ chế nào giúp xác định được điều này?
Dưới đây là một số lý do cụ thể:
- Gần tim nhất: Động mạch chủ nhận máu trực tiếp từ tâm thất trái của tim khi tim co bóp (tâm thu). Khi máu được bơm ra từ tim, nó chịu áp lực rất cao để di chuyển vào hệ thống động mạch lớn. Do đó, huyết áp ở động mạch chủ là cao nhất, phản ánh áp lực tối đa mà tim tạo ra để bơm máu vào cơ thể.
- Kích thước và chức năng: Động mạch chủ có kích thước lớn và đàn hồi tốt, cho phép nó chịu đựng và duy trì áp lực cao. Nhờ vào đặc tính đàn hồi của nó, động mạch chủ giúp điều hòa và phân phối áp lực máu ra các động mạch nhỏ hơn trong toàn bộ cơ thể. Mạch máu lớn này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất và lưu lượng máu ổn định đến các cơ quan và mô.
- Chức năng vận chuyển máu: Động mạch chủ chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn để cung cấp máu cho toàn bộ cơ thể. Nhờ vào áp lực cao ở động mạch chủ, máu được bơm đều đến các vùng xa hơn như chân, tay, và các cơ quan nội tạng. Điều này đảm bảo rằng tất cả các phần của cơ thể nhận đủ máu và oxy cần thiết để hoạt động hiệu quả.
Sự chênh lệch về huyết áp làm cho máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch khi tim hoạt động theo nhịp.
Tóm lại, động mạch chủ không chỉ là nơi có huyết áp cao nhất mà còn đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì và phân phối huyết áp đều khắp cơ thể. Việc hiểu rõ về vị trí huyết áp cao nhất giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán, điều trị và quản lý sức khỏe tim mạch.
3. Hướng dẫn đo huyết áp chính xác nhất
Như đã trình bày ở trên, đo huyết áp là cách để xác định tình trạng cao huyết áp được nhanh và chính xác nhất. Vậy trước khi biết được các bước đo huyết áp, người bệnh cần hiểu được nguyên lý đo huyết áp xảy ra như thế nào?
Nguyên lý đo huyết áp
Nguyên lý đo huyết áp là bơm căng một băng tay bằng cao su, làm mất mạch đập của một động mạch rồi sau đó xả hơi dần dần và ghi lại những phản ứng của động mạch. Các trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sẽ giúp bác sĩ đánh giá được bệnh nhân có bị cao huyết áp hay không.
- Huyết áp tâm thu: Tương đương thời điểm máu bắt đầu đi qua trong khi sức ép ở băng cao su giảm.
- Huyết áp tâm trương: Tương ứng với thời điểm máu hoàn toàn tự do lưu thông trong động mạch khi không con sức ép của băng cao su.
Cách đo huyết áp
Để đo huyết áp được kết quả chính xác nhất, người bệnh cần thực hiện đúng theo các quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi đo
Chuẩn bị sẵn máy đo huyết áp và các dụng cụ cần thiết trước khi đo
- Máy đo huyết áp có nhiều loại khác nhau như máy đo huyết áp thủy ngân, máy đo huyết áp đồng hồ, máy đo huyết áp điện tử,… người bệnh có thể lựa chọn bất kỳ loại nào tiện lợi, phù hợp với điều kiện kinh tế.
- Chọn kích thước túi hơi khi đo huyết áp cho từng bệnh nhân vì dùng sai cỡ túi có thể ảnh đến kết quả đo huyết áp thu được. Do đó, chuyên gia yêu cầu bề dài của bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu phải bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay.
- Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh khoảng 5-10 phút trước khi thực hiện đo huyết áp.
- Trước khi đo 2 giờ không được sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia.
Bước 2: Tư thế đo huyết áp
- Khi tiến hành đo huyết áp, người bệnh cần ngồi trên ghế có tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp gấp khuỷu tay nằm ngang mức tim.
- Bên cạnh tư thế đo được miêu tả trên, một số trường hợp người bệnh cũng có thể được đo huyết áp ở tư thế nằm, đứng.
- Duy chỉ có một trường hợp đặc biệt là người cao tuổi và người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý đo huyết áp ở tư thế đứng nhằm xác định xem có tình trạng hạ huyết áp tư thế không?
Bước 3: Thực hiện đo huyết áp
- Trường hợp người bệnh sử dụng máy đo huyết áp tự động, thực hiện máy đo huyết áp bằng cách quấn băng đủ chặt, bờ dưới bao đo ở trên nếp lằn khuỷu tay 2cm và đặt máy ở vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.
- Với trường hợp không dùng máy đo huyết áp tự động, trước khi đo huyết áp người bệnh cần xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe. Sau khi không còn thấy mạch đập cần bơm hơi thêm 30mmHg rồi xả hơi với tốc độ 2 – 3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu thu được ở thời điểm xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với thời điểm mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff).
- Thực hiện đo huyết áp ở cả hai cánh tay trong lần đo đầu tiên. Tay nào có trị số cao hơn sẽ được sử dụng để thực hiện các lần đo tiếp theo.
- Đo huyết áp ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 1 – 2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh lệch cao hơn 10mmHg cần phải thực hiện đo lại thêm một vài lần sau khi bệnh nhân nghỉ ngơi 5 phút. Giá trị huyết áp được chấp nhận bằng cách lấy kết quả của phép chia trung bình của 2 lần đo cuối cùng.
- Việc đo huyết áp nhiều lần như vậy sẽ làm tăng độ chính xác ở bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhịp tim, ví dụ như bị rung nhĩ.
- Đối với trường hợp nghi ngờ tăng huyết áp nên theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ.
- Ghi lại số đo huyết áp theo đơn vị mmHg dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương (ví dụ 128/84 mmHg) để tiện cho việc theo dõi sự tiến triển của bệnh tình. Lưu ý khi ghi trị số huyết áp không được làm tròn số quá hàng đơn vị.
☛ Chi tiết: Hướng dẫn đo huyết áp đúng chuẩn
Kết luận: Như vậy, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ. Để tránh trường hợp xấu nhất này, người bệnh nên trang bị những phương pháp giúp kiểm soát huyết áp ở mức ổn định. Thăm khám thường xuyên và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp cụ thể.