Khi nói tới huyết áp thường có hai chỉ số quan trọng là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Khi nào huyết áp được coi là bình thường, khi nào là cao? Cùng Giaocolam.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mục lục
1. Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương là gì?
Hệ thống tuần hoàn khép kín do tim và các huyết quản tạo nên trong cơ thể là một mạng lưới giao thông. Máu trong hệ thống này tuần hoàn liên tục thì cơ thể con người mới không ngừng trao đổi chất với môi trường bên ngoài, sử dụng các chất dinh dưỡng và oxy một cách hiệu quả, bài tiết ra ngoài các chất thải và cacbondioxit.
Trong cơ thể con người, quả tim là động lực của hệ tuần hoàn máu, có tác dụng như một máy bơm. Sự co bóp và giãn nở đều đặn của tim làm dịch huyết (máu) không ngừng chu chuyển. Khi máu chảy trong các huyết quản (mạch máu) sẽ tạo áp lực lên thành mạch máu, áp lực này gọi là huyết áp. Huyết áp mà người ta thường nhắc tới là chỉ huyết áp đo được ở động mạch lớn (như huyết áp ở trên cánh tay, bắp tay).
Huyết áp có hai chỉ số khi tim co bóp, dựa vào tác dụng bơm của tim, tâm thất trái đẩy mạch máu chảy vào động mạch chủ, máu trong động mạch sẽ tăng lên đột ngột, nén chặt vào huyết quản, lúc này huyết áp ở trong động mạch là cao nhất. Huyết áp đo được lúc này gọi là huyết áp tối đa. Vì lực này xuất hiện trong lúc tim co bóp nên trong y học được gọi là huyết áp tâm thu.
Khi tim nở ra, máu tạm thời ngừng chảy vào động mạch, dựa vào tính đàn hồi và tác dụng trương lực của huyết quả động mạch, tiếp tục đẩy máu về phía trước. Áp lực trong động mạch dần hạ thấp, huyết áp đo được khi áp lực trong động mạch xuống tới thấp nhất được gọi là huyết áp tối thiểu. Vì áp lực lúc này xuất hiện khi tim nở ra nên gọi là huyết áp tâm trương.
Trị số sai khác giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương được gọi là huyết áp hiệu số.
Trong y học, người ta thường dùng một phân thức để biểu thị trị số của huyết áp, lấy mmHg (milimet thủy ngân) làm đơn vị. huyết ấp tâm thu/huyết áp tâm trương mmHg.
2. Chỉ số huyết áp như thế nào là bình thường?
Các mức huyết áp tâm thu và tâm trương có ý nghĩa quan trọng với đánh giá khả năng hoạt động hiệu quả của các cơ quan sinh tồn trong cơ thể, bao gồm: tim, não, thận và cả sức khỏe tổng quan.
Vậy chỉ số huyết áp bình thường thì huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương là bao nhiêu?
Bảng phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp châu Âu (ESC/ESH) năm 2018:
Phân loại | HA tâm thu(mmHg) | HA tâm trương(mmHg) |
HA tối ưu | <120 | <80 |
HA bình thường | 130 – 139 | 85 – 89 |
THA độ 1 | 140 – 159 | 90 – 99 |
THA độ 2 | 160-179 | 100-109 |
THA độ 3 | ≥ 180 | ≥ 110 |
THA tâm thu đơn độc | ≥ 140 | < 90 |
Thường ở người khỏe mạnh độ tuổi khoảng 30-45 huyết áp tâm thu ở mức 90-100mmHg, huyết áp tâm trương 70-90 mmHg. Từ sau độ tuổi, cứ tăng thêm 10 tuổi, chỉ số huyết áp tăng thêm 10 thì được coi là bình thường.
Ở người lớn trưởng thành, huyết áp cao là dấu hiệu của bệnh lý tăng huyết áp vô căn. Tỷ lệ này chiếm đa số trong cộng đồng với hơn 90% dân số chung mà nguyên nhân chưa được biết rõ. Một số trường hợp còn lại là tăng huyết áp thứ phát, tức là có nguyên nhân xác định được, đòi hỏi giải quyết triệt để nguyên nhân thì huyết áp sẽ trở lại bình thường.
Vấn đề này lại khác hoàn toàn với tình trạng huyết áp thấp. Cơ thể luôn có nhiều cơ chế khác nhau giúp điều chỉnh áp lực tưới máu ổn định cho các cơ quan. Nếu huyết áp đo thấy thấp, điều này báo động cơ thể đang có bất thường hay bệnh lý, cần sớm xác định và can thiệp kịp thời.
☛ Tham khảo thêm bài viết: Huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Sự chênh lệch của chỉ số đo huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương nói lên điều gì?
Huyết áp tâm thu cao hơn huyết áp tâm trương?
Huyết áp cao khi chỉ số huyết áp thu tâm >140 mmHg và huyết áp trương tâm >90 mmHg. Tuy nhiên, với trị số 135/85 nếu kéo dài nhiều ngày cũng đáng cảnh báo nguy cơ sức khỏe.
Chỉ số tự đo huyết áp tại nhà của bạn >135/85 mmHg: nghĩa là huyết áp tâm thu là 135 mmHg, Huyết áp tâm trương là 85 mmHg, bạn có nguy cơ bị huyết áp cao. Khi đó, bạn cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán và tiến hành điều trị (lưu ý là nên đo huyết áp 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, nếu vẫn ở mức > 135/85 thì đi bệnh viện). Để kết luận một người bị tăng huyết áp cần theo dõi nhiều lần, trong nhiều ngày.
Lưu ý: Trị số huyết áp đơn phương không phản ánh mức độ nghiêm trọng mà là khoảng cách giữa hai trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Khoảng này càng thấp, nguy hiểm càng cao. Ví dụ: huyết áp 150/90 (khoảng cách là 60) tuy thuộc về huyết áp cao nhưng ít nguy hiểm bằng huyết áp 140/100 (khoảng cách là 40).
☛ Tham khảo thêm bài viết: Huyết áp cao là bao nhiêu? Nguy hiểm không?
Huyết áp tâm thu nhỏ hơn huyết áp tâm trương?
Ví dụ: Bình thường huyết áp tâm thu của bạn là 140mmHg, hôm nay bạn đo nó còn dưới 100mmHg thì khi đó gọi là tình trạng huyết áp thấp. Đi cùng là các biểu hiện như hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, không muốn vận động,… Trường hợp này bạn cần tới cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe ngay.
Huyết áp thấp là tình trạng bệnh lý xảy ra do giảm trương lực thần kinh – mạch máu, đi kèm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi,…
Cho dù là huyết áp cao hay thấp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời đều ảnh hưởng đến sức khỏe và có nguy cơ gặp phải biến chứng.
3. Cần làm gì để chỉ số huyết áp ổn định?
Huyết áp không phải luôn ổn định hay giữ cùng một chỉ số mà sẽ có thay đổi tùy theo hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nếu huyết áp thay đổi do những yếu tố này thì không đáng nguy hiểm.
Tuy nhiên, bạn cần chủ động thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để kiểm soát huyết áp tốt hơn. Cụ thể:
Chế độ ăn uống khoa học
Để bảo vệ sức khỏe tổng quan cũng như duy trì huyết áp ổn định, bạn cần lập ra kế hoạch ăn uống đủ dinh dưỡng. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, d, các khoáng chất như calcium, potassium,… có nhiều trong thịt, các sữa, các loại rau củ,… Chúng đều là những thực phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch, giữ cho huyết áp ổn định tự nhiên.
Tăng cường tập thể dục
Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, cân đối mà còn tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Khi tập thể dục, lượng mỡ thừa bị đốt cháy giúp cơ thể giảm hấp thu nhiệt lượng, huyết áp ổn định hơn.
Hạn chế tiêu thụ rượu bia, chất kích thích
Rượu, bia, thuốc lá,… là những chất nguy hiểm cho sức khỏe. Hít khói thuốc quá nhiều có thể khiến xơ vữa động mạch, tăng độ đậm trong máu, ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp. Với những người bị huyết áp cao nếu hút thuốc lá trong khi đang điều trị bằng thuốc hạ áp có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc trong điều trị bệnh. Mức độ nguy hiểm của rượu có tỷ lệ thuận với tình trạng cao huyết áp. Hiện nay, không có định lượng an toàn nào của rượu đối với cơ thể.
Cân bằng tâm lý
Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ khiến bạn phải đối mặt với nhiều hệ lụy sức khỏe, trong đó có cả sức khỏe tim mạch và chỉ số huyết áp. Hãy cố gắng thư giãn tâm trí nhiều nhất, suy nghĩ tích cực, lạc quan để giữ cho huyết áp ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kiểm tra sức khỏe, Đo huyết áp thường xuyên
Theo dõi chỉ số huyết áp đều đặn giúp bạn chủ động ngăn ngừa được những bệnh lý liên quan để huyết áp. Bạn có thể lựa chọn sử dụng đo huyết áp tại nhà hoặc đo huyết áp tại cơ sở y tế ở mỗi lần kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Thùy đã bình luận
có bắt buộc phải đo cả 2 chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương để xác định có uống thuốc hay không bác sĩ. Hay chỉ cần xác định 1 trong 2 chỉ số trên.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Thùy!
Khi đo huyết áp bắt buộc phải đo cả 2 chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh cũng như đánh giá diễn tiến khi có đủ hai trị số. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý hiện tại mà bác sĩ xác định có phải dùng thuốc điều trị hay không.