Tiêm insulin là một phương pháp truyền thống để điều trị tiểu đường. Song lại gây nhiều phiền toái trong việc thực hiện đồng thời gây đau đơn, tâm lý cho người bệnh. Một phương pháp mới trong điều trị tiểu đường hiện nay là sử dụng insulin đường uống đã được nghiên cứu và phát triển, hứa hẹnmang đến nhiều lợi ích tiện lợi cho người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Insulin là gì?
Insulin là một hormone peptide được sản xuất bởi các tế bào beta của đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra, có trọng lượng phân tử khoảng 5808 Dalto. Insulin có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể, đồng thời insulin cũng đóng vai trò quan trọng trọng việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể.
Ta có thể hiểu đơn giản công việc chính của insulin là chuyển glucose từ máu vào các tế bào của cơ thể để tạo ra năng lượng – đây là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ Glucose trong máu. Nếu bạn không có đủ insulin, glucose sẽ tích tụ trong máu khiến cho lượng đường huyết tăng quá mức. Điều này làm cho bệnh tiểu đường hình thành.
☛ Tham khảo thêm: Insulin và vai trò của nó
Tác dụng của insulin trong cơ thể
Như đã trình bày ở trên, insulin là hormone duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu. Điều này được thể hiện qua cơ chế hoạt động của insulin khi chúng tác động lên quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể, cụ thể như sau:
Đối với quá trình chuyển hóa glucid (tinh bột)
Thông thường, cơ thể chúng ta lấy glucose từ thực phẩm, trong đó tinh bột là nguồn thực phẩm chứa nhiều glucose nhất. Cụ thể sau mỗi bữa ăn, lượng tinh bột mà bạn tiêu thụ khiến cho lượng đường trong máu tăng lên. Tuy nhiên, insulin lại có tác dụng dự trữ glycogen, tức là nếu tế bào cơ không hoạt động để chuyển hóa glucose thành năng lượng thì hormone insulin sẽ chuyển chúng sang dạng dự trữ là glycogen.
Trên thực tế, khi glucose được nạp vào mà không vận chuyển đến các tế bào, chúng sẽ tích tụ ở trong máu khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này dẫn đến tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Ngoài ra, khi insulin không sản xuất đủ để vận chuyển glucose vào tế bào, chuyển hóa chúng thành năng lượng thì quá trình chuyển hóa này sẽ đi theo con đường chuyển hóa lactic, gây toan máu.
Với những vấn đề như trên, insulin thể hiện rõ rệt tác dụng quan trọng trong việc vận chuyển lượng lớn glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữ. Trường hợp glucose máu bị giảm, sự tiết insulin bị ức chế thì glycogen lại được phân ly để giải phóng thành glucose vào máu.
Đối với quá trình chuyển hóa lipid (chất béo)
Bên cạnh tác dụng chuyển hóa tinh bột, insulin còn có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Cụ thể, insulin giúp gia tăng tổng hợp acid béo từ glucid và vận chuyển chúng tới mô mỡ. Như vậy, khi thiếu insulin sẽ dẫn đến tăng acid béo trong máu hay còn gọi là tăng mỡ máu. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng xơ vữa động mạnh ở bệnh nhân tiểu đường.
Đối với quá trình chuyển hóa protein (chất đạm)
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng insulin làm tăng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu khắp tế bào của cơ thể. Nếu thiếu insulin sẽ dẫn đến sự phân giải protein tăng, làm giảm protein ở các mô, cơ thể gầy sút. Điều này cũng giải thích lý do tại sao người bệnh tiểu đường mặc dù vẫn ăn uống nhiều nhưng lại sụt cân nhanh chóng, cơ thể mệt mỏi.
Mối quan hệ của insulin với bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và insulin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể, bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể sử dụng insulin một cách không hợp lý hoặc không sản xuất đủ insulin để cơ thể sử dụng.
Tiểu đường tuýp 1 với insulin
Tiểu đường tuýp 1 là một bệnh lý tự miễn do cơ thể không còn sản xuất ra insulin. Bệnh phát triển khi các tế bào tuyến tụy ngừng sản xuất insulin hoặc sản xuất không đủ liều lượng cần thiết. Nguyên nhân gây xảy ra điều này là do hệ thống miễn dịch của chính cơ thể người bệnh tấn công và phá hủy một phần tuyến tụy. Đó là lý do vì sao bệnh tiểu đường tuýp 1 được xem là bệnh không phụ thuộc vào insulin.
Hormone insulin rất quan trọng giúp cho glucose (đường) có thể đi vào tế bào và tạo ra năng lượng. Nếu không có insulin, glucose sẽ dần dần tích tụ trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường. Tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với tim, thận, mắt và thần kinh. Chính vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 cần phải được điều trị bằng cách bổ sung insulin từ bên ngoài vào cơ thể.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, tiểu đường tuýp 1 xảy ra không phải do các yếu tố lối sống tác động mà có nguy cơ di truyền.
Tiểu đường tuýp 2 với insulin
Nếu tiểu đường tuýp 1 chỉ chiếm 5% thì tiểu đường tuýp 2 là lại phổ biến hơn và chiếm hơn 90% trong bệnh tiểu đường nói chung. Nguyên nhân xảy ra tiểu đường tuýp 2 là di tuyến tụy không sản sinh ra đủ insulin, đồng thời lượng insulin được tạo ra cũng họa động không tốt như bình thường (còn được gọi là kháng insulin). Điều này khiến cho đường huyết tăng cao, lâu dần sẽ gây bệnh tiểu đường. Do đó, bác sĩ thường gọi tiểu đường tuýp 2 là tiểu đường phụ thuộc vào insulin.
Phần lớn bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát do lối sống sinh hoạt không lành mạnh như chế độ ăn uống giàu chất béo và nhiều đường, thói quen lười vận động. Đôi khi tình trạng thừa cân béo phì, cao huyết áp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thông thường, tiểu đường tuýp 2 rất khó phát hiện do các triệu chứng của bệnh không biểu hiện rõ ràng hoặc giống với triệu chứng của một số bệnh khác, khiến cho người bệnh nhầm lẫn và chủ quan. Chỉ đến khi bệnh đã tiến triển nặng, người bệnh mới để ý đến nó. Lúc này, nguy cơ cao sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, người bệnh nên sớm khắc phục tình trạng bệnh bằng cách can thiệp insulin kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh.
☛ Tham khảo thêm: Triệu chứng của tiểu đường dễ nhận biết
Các dạng insulin điều trị tiểu đường
Từ thông tin về mối quan hệ của bệnh tiểu đường và insulin, chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của nó trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
Hiện nay, Insulin chủ yếu được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp. Dựa vào thời gian tác dụng của Insulin mà người ta chia Insulin thành 3 loại chính:
- Insulin dạng uống: ngày nay ở một số nước đã nghiên cứu insulin dưới dạng uống, khi tới ruột non được giải phóng và không bị dịch vị phá hủy.
- Insulin dạng xịt: Có thể xịt vào miệng hoặc mũi, thuốc ngấm qua đường niêm mạc hô hấp gây hạ đường huyết nhanh hơn.
- Bút tiêm Insulin: Khống chế chính xác lượng Insulin tiêm vào.
Insulin đường uống thay thế cho phương pháp tiêm truyền thống
Vì sao chúng ta muốn điều chế thành công insulin đường uống
Đối với bệnh tiểu đường, cơ thể bị thiếu hụt insulin hoặc insulin không phát huy được tác dụng nên người bệnh cần phải sử dụng thêm nguồn insulin từ bên ngoài.
Trước kia, chúng ta cho rằng insulin sẽ không thể tồn tại trong đường tiêu hóa do insulin bản chất vẫn là một protein, chúng dễ bị môi trường axit trong dạ dày phân hủy. Do đó không thể đưa insulin vào cơ thể theo đường uống mà cần tiêm trực tiếp vào máu để giảm đường huyết.
Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp tiêm insulin thường gây nhiều đau đớn, chưa kể đến quy trình phức tạp và có nguy cơ nhiễm trùng vết tiêm. Thêm vào đó, chi phí cho việc tiêm insulin tại Việt Nam khá cao. Do quy trình thực hiện phức tạp, nếu người bệnh muốn tự thực hiện tại nhà cần được hướng dẫn một cách tỉ mỉ, xong nguy cơ tiêm làm mất tác dụng của thuốc hoặc tiêm sai liều gây loạn dưỡng mỡ dưới da cũng khá cao.
Tất cả những trở ngại trên khiến cho người bệnh tiểu đường cảm thấy ái ngại và cảm thấy việc tuân thủ lịch trình tiêm thuốc để duy trì mức ổn định của đường huyết là vô cùng khó khăn. Do đó, để khắc phục được hạn chế này, ý tưởng sản xuất insulin đường uống đã được đưa ra. Điều này đã gây ra nhiều chú ý của đông đảo mọi người bao gồm cả bệnh nhân tiểu đường, các y bác sĩ và các nhà nghiên cứu khoa học.
Insulin đường uống – giấc mơ sắp trở thành hiện thực
Với những hạn chế của việc tiêm insulin để điều trị tiểu đường, các công ty dược, các quốc gia và các trường đại học không ngừng nghiên cứu để phát triển một loại insulin đường uống thuận tiện hơn cho người bệnh. Ý tưởng này được hãng dược phẩm lớn thế giới là Oramed Pharmaceuticals (Israel) đưa ra vào năm 2013. Cho đến nay loại thuốc được chờ đợi từ lâu này sắp trở thành hiện thực do hãng Oramed Pharmaceuticals (Israel) đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng với loại dược phẩm này.
Các viên uống insulin được bào chế dưới dạng con nhộng dài khoảng 30mm và được bọc bởi một lớp bỏ đặc biệt từ polymer để có thể chống chống lại sự tiêu hủy của môi trường axit cáo trong dạ dày. Gọi là thuốc đường uống nhưng thực chất, có chế tác dụng của viên insulin là tiêm trực tiếp insulin vào mạch máu.
Cụ thể, viên thuốc chứa một cây kim nhỏ được làm gần như 100% từ insulin cô đặc. Cây kim được giữ bởi một đĩa đường nhỏ, gắn lò xo trong viên nang. Sau khi viên thuốc được nuốt vào dạ dày, viên nang và đĩa đường tan ra sẽ làm bật lò xo, đẩy kim insulin xuyên qua thành dạ dày vào máu.
Bởi dạ dày không có thụ thể đau, vì vậy các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh nhân sẽ không cảm thấy bị đau khi viên thuốc đâm vào dạ dày. Khi insulin sẽ tan từ từ cho đến hết, dạ dày cũng vừa liền lại. Phần còn lại của viên thuốc đều được làm từ vật liệu phân hủy sinh học, chúng sẽ bị axit dạ dày hòa tan trong quá trình tiêu hóa.
Insulin đường uống đã được thử nghiệm ở 269 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Kết quả cho thấy chỉ số Hemoglobin A1C giảm đáng kể – đây là chỉ số dùng để đo mức kiểm soát chỉ số đường huyết của bệnh nhân. Những nghiên cứu và thử nghiệm insulin đường uống này của dược phẩm Oramed mang tới cho người bệnh hy vọng về một quá trình điều trị tiểu đường không gây đau đớn và hiệu quả hơn.
Lưu ý khi sử dụng insulin đường uống
Khi sử dụng thuốc Insulin người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Insulin đường uống cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Bảo quản viên uống insulin ở nhiệt độ thích hợp.
- Insulin đường uống không dùng cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2 đang mắc các bệnh cấp tính như suy gan thận.
- Kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập thể thao phù hợp giúp quá trình điều trị tiểu đường diễn ra nhanh và đạt hiệu quả tốt hơn.
- Tuyệt đối không bỏ bữa vì có thể gây hạ huyết áp.
Như vậy, bài viết trên đề cập những thông tin liên quan đến việc điều trị tiểu đường bằng insulin đường uống. Phương pháp này được áp dụng khi người bệnh không thể chịu đau đớn cho việc tiêm insulin vào cơ thể. Với những lợi ích đã đề cập, insulin đường uống hứa hẹn là một phương pháp an toàn, hiệu quả với bệnh tiểu đường, thậm chí có thể thay thế được cho phương pháp tiêm truyền thống.