Trong các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, không thể không kể đến insulin đường uống và insulin đường tiêm. Cùng bài viết dưới đầy tìm hiểu thêm về cơ chế làm hạ đường huyết của insulin.
Mục lục
1. Insulin là gì?
Insulin là một loại hormone nội tiết được sản xuất bởi các tế bào beta của đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra, có tác dụng chính là chuyển hóa carbohydrate, giúp ổn định lượng đường trong máu. Hiệu quả này do insulin điều hòa hoạt động của enzym và tham gia vào quá trình chuyển hóa 3 thành phần quan trọng lipid – glucid – protid trong cơ thể. Bởi vì vậy, insulin có liên quan đến một số chỉ định như dành cho trẻ suy dinh dưỡng, gầy gò, đặc biệt được dùng như thuốc điều trị bệnh nhân đái tháo đường (cả tuýp 1 và 2).
➤ Đọc chi tiết tại: Insulin và vai trò của nó
2. Mối quan hệ của insulin với bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và insulin có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể:
Tiểu đường tuýp 1
Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, hệ thống miễn dịch của chính cơ thể người bệnh tấn công và phá hủy tế bào beta tuyến tụy dẫn đến trình trạng có rất ít hoặc mất hoàn toàn insulin. Nếu không có insulin, glucose sẽ dần dần tích tụ trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường. Do vậy muốn điều trị đái tháo đường type 1, người bệnh bắt buộc phải bổ sung insulin từ bên ngoài vào cơ thể.
Tiểu đường tuýp 2
Ngược lại so với tiểu đường tuýp 1, ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, insulin vẫn được tiết ra nhưng cơ thể lại có sự đề kháng insulin, dẫn đến việc sử dụng insulin kém hiệu quả. Lâu dần sẽ gây bệnh tiểu đường.
Phần lớn bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát do lối sống sinh hoạt không lành mạnh như chế độ ăn uống giàu chất béo và nhiều đường, thói quen lười vận động. Đôi khi tình trạng thừa cân béo phì, cao huyết áp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh có thể điều trị căn bệnh này bằng cách can thiệp insulin kết hợp với một lối sống lành mạnh.
➤ Tìm hiểu kỹ hơn qua bài: Hiểu “Đúng và Đủ” về Bệnh Tiểu Đường!
3. Cơ chế làm hạ đường huyết của insulin
Cơ thể chúng ta lấy năng lượng từ thức ăn, thức ăn sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành glucose – một dạng hợp chất cuối cùng đi được vào trong máu đến các tế bào để tiếp diễn và duy trì các hoạt động sống.
Hầu hết tất cả các loại tế bào (trừ tế bào hồng cầu, não, gan) muốn nhận glucose từ máu thì phải nhờ sự có mặt của insulin. Insulin hoạt động giống như một chiếc chìa khóa mở cửa cho các tế bào và cho phép glucose hấp thụ vào trong. Nếu không có nó, tế bào không thể nhận glucose, lúc này glucose sẽ tồn tại trong máu gây nên bệnh tiểu đường.
Như vậy, thiếu insulin là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiểu đường. Do đó, trong các phương pháp giúp điều trị bệnh, bác sĩ luôn đề cập đến việc sử dụng insulin. Vậy cơ chế hạ đường huyết của insulin xảy ra như thế nào?
Insulin gắn với Receptor đặc hiệu ở màng tế bào tạo thành phức hợp Insulin-receptor, sau đó tác động:
- Làm hoạt hóa hệ thống vận chuyển Glucose ở màng tế bào, tăng khả năng vận chuyển Glucose từ ngoài tế bào vào trong tế bào, đặc biệt ở các mô cơ, gan, mỡ
- Tăng hoạt tính của enzyme glucokinase, đây là loại men xúc tác giúp bắt giữ các glucose ở lại trong tế bào gan.
- Đồng thời làm tăng hoạt tính của enzyme glycogen synthase, đây là loại men giúp chuyển glucose thành glycogen dự trữ.
- Glycogen phosphorylase là enzyme xúc tác quá trình chuyển hóa glycogen thành các glucose để đi vào máu. Insulin có khả năng bất hoạt enzyme này, làm giảm sự tân tạo glucose.
- Tăng tổng hợp lipid và protid từ glucid đồng thời giảm phân huỷ lipid và protid.
Các cơ chế tác động trên đều làm giảm glucose trong máu ở người tiểu đường, giúp hạ đường huyết một cách hiệu quả. Không chỉ vậy, insulin còn điều hòa mức glucose trong máu và giữ nó luôn ổn định.
☛ Tham khảo thêm tại: Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
4. Khi nào cần sử dụng insulin để hạ đường huyết?
Như đã trình bày ở trên, sử dụng insulin trong việc điều trị bệnh tiểu đường là việc cần thiết nên làm. Bởi, bệnh nhân tiểu đường đường tuýp 1 thì không tự sản sinh ra được insulin, trong khi tiểu đường tuýp 2 thì đề kháng với hormon này khiến cho chúng hoạt động không còn hiệu quả nữa. Do đó, người bệnh cần được đưa insulin từ bên ngoài vào để thay thế cho lượng insulin nội sinh bị thiếu.
Các trường hợp cụ thể cần sử dụng insulin bao gồm:
Đối với người bệnh tiểu đường type 1: Bắt buộc sử dụng insulin để điều trị do các tuyến tụy ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 gần như không có khả năng tiết ra insulin cho cơ thể. (➤ Chi tiết tham khảo: Tiểu đường tuýp 1 được điều trị với Insulin như thế nào?)
Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2: Insulin thường được cân nhắc khi người bệnh sử dụng thuốc mà không đạt hiệu quả. Hay tình trạng bệnh đã diễn biến nặng và kèm theo một số bệnh lý đặc biệt như:
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng: Đường huyết cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó cần dụng insulin để hạ đường huyết.
- Biến chứng nhiễm toan ceton: Đây là một biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh tiểu đường, khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê. Trường hợp này cần sử dụng insulin để cấp cứu.
- Tiểu đường thai kỳ: Phụ nữ đang mang thai và bị tiểu đường tuýp 2.
- Bệnh nhân cần phẫu thuật: Sử dụng insulin để ổn định đường huyết trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Xét nghiệm HbA1C của bệnh nhân lớn hơn 7%: Đây là chỉ số đánh giá khả năng kiểm soát đường máu của cơ thể, mục tiêu khi điều trị tiểu đường là luôn giữ chỉ số này ở mức dưới 6.5%. Do đó, chỉ số HbA1C trên 7% tức là tình trạng tiểu đường đang trong mức độ nguy hiểm, cần sử dụng insulin để ổn định lại đường huyết.
- Đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, suy thận: Đều là các biến chứng nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao cần sử dụng insulin để bảo toàn tính mạng.
☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu đường không phụ thuộc insulin là gì?
5. Biện pháp cải thiện tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh diễn ra trong thầm lặng và rất khó phát hiện. Nhưng khi bệnh đã tiến triển nặng thì những hậu quả và biến chứng nó gây ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, để ngăn chặn được những điều tồi tệ này, việc can thiệp những biện pháp để cải thiện tình trạng bệnh là rất cần thiết.
Thực tế, dù phải điều trị bằng insulin hay không, người mắc tiểu đường đều cần phải thay đổi lối sống phù hợp tránh tình trạng bệnh nặng hơn, tăng hiệu quả điều trị. Cụ thể,
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể giảm lượng thức ăn chứa nhiều tinh bột như bún, phở, miến, cơm trắng, khoai,… Điều này góp phần làm giảm lượng glucose hấp thụ vào cơ thể qua thức ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chê đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sắn, thay vào đó tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, protein từ thịt nạc trắng và acid béo omega 3.
- Luyện tập thể dục: Vận động không những giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh được nhiều bệnh tật mà còn kiểm soát được cân nặng – một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Người bệnh cần lưu ý lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh và thể lực sức khỏe, tránh luyện tập quá sức có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
- Kiểm soát stress: Giữ cho tâm trạng luôn được thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức. Thay vào đó nên lựa chọn các trò chơi giải trí hoặc yoga, ngồi thiền để tâm lý được thư giãn.
- Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy những người thiếu ngủ có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
- Uống trà giảo cổ lam hàng ngày: Nhờ vào hoạt chất Phanoside có trong giảo cổ lam kích thích khả năng tạo insulin. Từ đó giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Không chỉ vậy, phanoside còn có tác dụng làm sạch các loại cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa được các biến chứng về tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.
➤ Đọc chi tiết về sản phẩm: Giảo cổ lam “khắc tinh” của bệnh tiểu đường
Kết luận: Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về cơ chế làm hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường của insulin. Việc hiểu rõ cơ chế này sẽ giúp bạn lý giải được nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường do thiếu hụt insulin. Tốt nhất, để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, người bệnh cần chủ động thăm khám bác sĩ. Ngoài ra, thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với luyện tập đều đặn cũng giúp bạn phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm không đáng có mà tiểu đường có thể gây ra. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.