Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là biến chứng bàn chân, gây ra cụt chi, tàn phế ở bệnh nhân tiểu đường. Khám bàn chân tiểu đường là việc làm rất quan trọng, đánh giá nguy cơ biến chứng và hạn chế nguy cơ phải cắt cụt chi ở người tiểu đường. Vậy khám bàn chân ở người tiểu đường như thế nào? Hãy cùng theo dõi ở nội dung bài viết dưới đây!
Mục lục
Tiểu đường và bàn chân liên quan như thế nào?
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã định nghĩa bàn chân tiểu đường là bàn chân của người tiểu đường với loét, nhiễm trùng và (hoặc) phá hủy mô sâu, kết hợp với bất thường thần kinh và các mức độ khác nhau của bệnh mạch máu ngoại biên ở chi dưới.
Nguyên nhân là bởi lượng đường trong máu cao mà người bệnh không thể kiểm soát được, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại vi hoặc chứng tê, mất cảm giác do tổn thương thần kinh. Chứng tổn thương thần kinh này ở người bệnh tiểu đường khiến người bệnh không có cảm giác đau mãnh liệt như ở người không có tổn thương.
Và khi bạn không nhân biết được các vùng bị thương thì vết thương có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến phải cắt bỏ chân.
Thêm nữa, khi máu lưu thông kém ở chân tay sẽ làm chậm quá trình chữa lành các vết cắt hoặc vết thương ở người bệnh tiểu đường. Các vết thương lâu lành có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương hở và vết cắt.
➤ Nên tìm hiểu về: Bệnh tiểu đường là gì?
Triệu chứng ở bàn chân liên quan tới tiểu đường
Khi gặp những triệu chứng dưới đây, người tiểu đường cần nhanh chóng đi khám bàn chân ngay để tránh biến chứng nguy hiểm:
- Thay đổi màu da
- Thay đổi nhiệt độ da
- Sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân
- Đau ở chân
- Vết loét mở ở bàn chân chậm lành hoặc chảy nước
- Móng chân mọc ngược hoặc móng chân bị nhiễm nấm
- Corns hoặc vết chai
- Các vết nứt khô trên da, đặc biệt là quanh gót chân
- Mùi hôi chân không bình thường hoặc sẽ không biến mất
Nguy cơ dẫn đến vết loét bàn chân ở người tiểu đường
Dưới đây là những nguyên nhân, nguy cơ cao dẫn đến những biến chứng ở bàn chân người tiểu đường:
- Tổn thương thần kinh ngoại vi: người bị tiểu đường nếu xuất hiện tổn thương tần kinh ngoại vi làm giảm khả năng cảm nhận cảm giác ở bàn chân khiến người bệnh không thể cảm nhận được bàn chân của mình đã bị tổn thương chỉ đến khi chân đã sưng to hoặc nhiễm trùng nặng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi. Theo thống kê thì 90% gây loét và tăng gấp 7 lần so với người bình thường ở người có bệnh lý thần kinh ngoại vi.
- Tổn thương mạch máu: người tiểu đường dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến bàn chân. Các biến chứng xảy ra ở mạch máu nhỏ như bệnh lý võng mạc mắt, thần kinh và thận cũng có tỉ lệ thuận với cắt cụt chi.
- Tiền sử: đã có tiền sử bị loét chân, cắt cụt chi
- Tuổi cao, giới tính và thời gian mắc tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ biến chứng bàn chân. Thường biến chứng xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, tuổi càng cao thì nguy cơ loét bàn chân càng tăng, và thời gian mắc bệnh càng dài thì càng đối mặt với các biến chứng ở chân.
- Giày dép: đi loại giày dép không phù hợp với chân.
- Các thói quen xấu: như thường xuyên sử dụng thuốc lá, chất kích thích.
Cách khám bàn chân tiểu đường
Khám triệu chứng cơ năng bằng cách hỏi đáp
Người bệnh sẽ được hỏi về những biến chứng liên quan đến biến chứng thần kinh, mạch máu chi dưới và loét chân:
- Hỏi những triệu chứng liên quan đến thần kinh:
- Khởi phát nhanh hay chậm
- Có đối xứng 2 chân kiểu mang vớ
- Nơi bị bắt đầu khởi phát, hướng lan
- Tính chất thay đổi ban ngày và ban đêm
- Thường bệnh tự hết hay diễn ra liên tục
- Kiểm tra cảm giác mất đau, nhiệt
- Đi rơi dép không biết
- Bị yếu cơ khi vận động, đi lại
- Hỏi về các nguy cơ dẫn đến tổn thương thần kinh như nghiện rượu, thiếu vitamin nhóm B, hội chứng cận ung thư…
- Hỏi về triệu chứng liên quan đến mạch máu: có cảm giác lạnh chân, đi cách hồi
- Nếu bàn chân xuất hiện vết loét:
- Hoàn cảnh xuất hiện vết loét: Do đạp phải vật gây sát thương, do chấn thương, bóng nước vỡ, do dép đi chật,… hoặc có xuất hiện hoại tử khô ở các ngón chân
- Tiến triển bệnh như thế nào, nhanh hay chậm và chăm sóc như thế nào trước đó.
- Triệu chứng toàn thân: có sốt không
Khám bằng cách quan sát bàn chân
- Có biến dạng bàn chân không (biến dạng bàn chân Charcot)
- Về da có chuyển biến màu sắc, có khô nứt da, nốt chai, nóng nước, hoại tử da.
- Về móng: có nấm móng, loạn dưỡng
- Có vết loét và vết thương:
- Vị trí loét, độ sâu, mức độ viêm, mức độ lan xung quanh…
- Tính chất dịch tiết, mù: màu, mùi, số lượng….
- Lộ gân, xương.
- Độ sâu, đáy vết loét, giả mạc.
Khám sờ bàn chân
- Bàn chân: nóng hay lại, có vết nứt khô da chân?
- Sờ: để đánh giá độ chai, các vị trí đè bàn chân
- Đối với vết loét: mô xung quanh nóng và có đau không. Ấn có chảy mủ và dịch? Có thấy lép bép dưới da.
- Dùng que thăm dò độ loét xem có sâu và có đến xương không
- Đánh giá theo phân độ Wagne
Khám mạch máu chân
- Bắt mạch ở mu chân, chày sau, đùi, kheo và so sánh 2 bên
- Đánh giá tình trạng giảm tưới máu
- Nghiệm pháp: Quan sát sự đổi màu da bằng cách nâng chân người bệnh góc 45 độ trong thời gian 20 giây và thả chân xuống giường. Nếu thiếu máu thì chân có màu nhợt lúc nâng chân và máu cương tụ lúc thả chân.
Khám thần kinh: khám cả 2 bên để so sánh
- Kiểm tra cảm giác: sờ nông (bông gòn), nhiệt (nóng, lạnh), cảm giác đau
- Sử dụng monofilament: khám 10 điểm trên bàn chân, trên 4 điểm không có cảm giác là bất thường.
- Khám monofilament 4 điểm: mất 1 điểm cảm giác trở lên là bất thường.
- Cảm giác sâu: đếm ngón, rung âm thoa.
- Khám phản xạ của gân gối và gân gót chân.
Sau khi thăm khám đánh giá các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như chụp X-Quang, xét nghiệm máu, chụp cắt lớp chân để đánh giá chính xác nhất!
Ý nghĩa của việc khám bàn chân tiểu đường
Hơn nữa, vì người bệnh mất cảm giác nên rất khó phát hiện ra những bất thường ở bộ phận này. Chỉ cần một vết xước nhẹ, nhỏ ngoài da thôi cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm nặng, thậm chí là hoại tử, nhiễm trùng máu – rất nguy hiểm. Nên việc thăm khám bàn chân tiểu đường cần diễn ra thường xuyên để đảm bảo những giải pháp phòng ngừa, chữa trị sớm và đạt hiệu quả.
Biến chứng ở bàn chân tiểu đường
- Nhiễm trùng da và xương. Một vết cắt nhỏ hoặc vết thương có thể dẫn đến nhiễm trùng. Tổn thương thần kinh và mạch máu, cùng với các vấn đề về hệ thống miễn dịch, khiến chúng có nhiều khả năng hơn. Hầu hết các nhiễm trùng xảy ra trong các vết thương trước đây được điều trị bằng kháng sinh. Nhiễm trùng có thể được điều trị bằng kháng sinh. Trường hợp nghiêm trọng có thể yêu cầu điều trị trong bệnh viện.
- Áp xe. Đôi khi nhiễm trùng ăn vào xương hoặc mô và tạo ra một túi mủ gọi là áp xe. Phương pháp điều trị phổ biến là dẫn lưu áp xe. Nó có thể yêu cầu loại bỏ một số xương hoặc mô, nhưng các phương pháp mới hơn, như liệu pháp oxy, ít xâm lấn hơn.
- Gangren. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp ngón tay và ngón chân của bạn. Khi dòng máu bị cắt, mô có thể chết. Điều trị thường là liệu pháp oxy hoặc phẫu thuật để loại bỏ khu vực bị ảnh hưởng.
- Biến dạng. Tổn thương thần kinh có thể làm suy yếu các cơ ở bàn chân của bạn và dẫn đến các vấn đề như võng, chân móng, đầu đại tràng nổi bật (đầu xương dưới ngón chân của bạn) và pes cavus hoặc vòm cao không bị xẹp khi bạn đặt vật nặng nó
- Chân Charcot. Bệnh tiểu đường có thể làm suy yếu xương ở bàn chân của bạn đến mức chúng bị gãy. Tổn thương thần kinh có thể làm giảm cảm giác và ngăn bạn nhận ra điều đó. Bạn tiếp tục đi trên xương gãy và bàn chân của bạn sẽ thay đổi hình dạng. Nó có thể trông giống như vòm của bạn đã sụp đổ thành một hình dạng rocker.
- Cắt cụt chi. Các vấn đề về lưu lượng máu và dây thần kinh khiến những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị chấn thương bàn chân và không nhận ra nó cho đến khi nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng không thể chữa lành, tạo ra áp xe hoặc nếu lưu lượng máu thấp dẫn đến hoại thư, cắt cụt thường là điều trị tốt nhất.
➤ Xem thêm: Các biến chứng khác của bệnh tiểu đường!
Cách bảo vệ bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Và để tránh biến chứng nguy hiểm từ bàn chân tiểu đường người bệnh cần làm gì?
✔ Kiểm tra chân hàng ngày:
- Tự kiểm tra từ trên xuống dưới bàn chân và nếu cần có thể nhờ sự hỗ trợ từ người thân nhìn kiểm tra cho.
- Nên cố định 1 thời điểm trong ngày để kiểm tra cho nhớ, tìm nơi có ánh sáng tốt và một chiếc gương để dễ quan sát lòng bàn chân.
- Kiểm tra kĩ càng cả kẽ chân, kẽ móng và xem có vêt xước, chai sạn, vết rột hay có bị khô nứt, bị đỏ, nóng hay bị căng khi sờ vào vùng nào của chân không.
- Kiểm tra móng có bị quặp vào thịt không
✔ Vệ sinh bàn chân sạch sẽ:
- Rửa bằng xà phòng nhẹ và nước ấm rửa chân mỗi ngày, nhưng lưu ý rửa nhẹ nhàng và lau khô, không cọ xát quá mạnh.
- Dùng kem giữ ẩm nếu da quá khô, đặc biệt chú ý gót chân và không cần thoa lên kẽ chân.
- Cắt móng tay, mống chân thường xuyên.
✔ Sử dụng giày, tất phù hợp để bảo vệ chân:
- Đi giày dép thường xuyên để tránh gây tổn thương cho chân.
- Luôn đi tất để giữ ấm chân, sử dụng loại tất sợi vải tự nhiên, mềm mại, không có đường may và thay tất sạch mỗi ngày.
- Không nên mang giày quá chật vì có thể gây phồng rộp ở da.
- Giữ giày dép sạch sẽ.
✔ Cẩn thận với nhiệt độ: Kiểm tra thường xuyên trước khi sử dụng nước tắm, nước rửa chân và nên sử dụng ở nhiêt độ 37 độ là tốt nhất.
✔ Giữ cho mạch máu được lưu thông dễ dàng hơn:
- Khi ngồi cần ngồi ghế đủ độ cao cho chân ruỗi xuống.
- Không ngồi bắt chéo chân không
- Không đi tất chật hay đeo dây vòng thắt cổ chân.
- Tập luyện ngón chân củ độ 5 phút mỗi lần, 2-3 lần mỗi ngày. Và nên đi bộ, đạp xe…mỗi ngày để lưu thông máu ở chân.
✔ Uống nhiều nước: Cần uống 2 lít nước mỗi ngày để tránh thiếu hụt và giúp da tươi tắn, đủ độ ẩm.
✔ Khi gặp các tổn thương ở da hay có cục chai sần ở bàn chân: không nên tự xử lý tại nhà mà nên đi đến các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường. Hi vọng nội dung này giúp ích đối với người bệnh!
Tham khảo thêm từ:
https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/feet
https://www.webmd.com/diabetes/foot-problems#1