Bạn không biết rằng, tình trạng kháng insulin là con đường dẫn bạn đến với chứng tiểu đường tuýp 2 nhanh nhất. Bạn muốn tìm hiểu quá trình này diễn ra như thế nào, cách nhận biết và xử trí sao cho đúng? Cùng tham khảo bài viết sau đây để được biết chi tiết nhé.
☛ Tìm hiểu trước thông tin: Insulin là gì, vai trò của nó với cơ thể!
Mục lục
Kháng insulin là gì?
Kháng insulin là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng suy giảm hoạt tính sinh học của insulin. Lúc này, các tế bào mô đích, cụ thể là tế bào gan, cơ và mô mỡ không còn đáp ứng với insulin. Hệ quả là cơ thể dần mất đi khả năng chuyển hóa glucose thành năng lượng. Tình trạng này khiến cho đường máu tăng cao, kích thích tuyến tụy tiếp tục tăng sản xuất insulin dù cơ thể không thể sử dụng.
Kháng insulin thường tiến triển sang tiểu đường type 2 sau 10 – 12 năm. Rất khó để phát hiện tình trạng kháng insulin thông qua các biểu hiện lâm sàng. Cách chính xác nhất để đưa kết luận về tình trạng này là tiến hành xét nghiệm.
Nguy cơ gây kháng insulin và dấu hiệu nhận biết
Nắm được các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu giúp người bệnh sớm nhận diện được tình trạng kháng insulin. Điều này giúp tăng cường hiệu quả điều trị của các phương pháp mà bạn lựa chọn.
Yếu tố nguy cơ gây kháng insulin
Dù chưa xác định được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến kháng insulin nhưng các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp đến tình trạng này. Cụ thể, hiện tượng kháng insulin thường xuất hiện ở những người có một hoặc một số yếu tố sau:
- Bệnh nhân huyết áp cao hoặc rối loạn lipid máu. Đặc biệt, tình trạng này rõ nét nhất ở những người giảm giảm HDL-c và tăng triglycerid.
- Người thừa cân, béo phì với chỉ số BMI vượt quá 25 được xem như một dấu hiệu khởi phát tình trạng kháng insulin
- Bệnh nhân bị tổn thương cầu thận có xét nghiệm protein niệu dương tính.
- Người trên 40 tuổi, ít vận động
- Người ăn uống thiếu lành mạnh với khẩu phần ăn giàu đạm, mỡ động vật, đường và thường xuyên sử dụng rượu bia.
- Người có tiền sử người thân trong gia đình mắc tiểu đường type 2, rối loạn dung nạp glucose hoặc tiểu đường thai kỳ.
- Bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành hoặc đa nang buồng trứng.
- Người thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm steroid, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc điều trị HIV….
Dấu hiệu nhận biết tình trạng kháng insulin
Kháng insulin thường không có triệu chứng điển hình. Thống kê chỉ ra một số dấu hiệu xuất hiện phổ biến ở người bệnh gồm có:
- Chỉ số vòng 2 lớn: Các bác sĩ cho biết, chỉ số vòng eo là con số thiết thực phản ánh trực tiếp về nguy cơ mắc phải tình trạng kháng insulin. Một vòng eo lớn cho thấy bạn đang có vấn đề về chuyển hóa- Yếu tố liên quan trực tiếp với hiện tượng kháng insulin. Nếu ở độ tuổi 40, bạn có vòng eo trên 100cm ở nam và trên 90cm ở nữ, hãy thực hiện xét nghiệm để biết mình có đang bị kháng insulin hay không.
- Tăng huyết áp: Đa số bệnh nhân kháng insulin đều có huyết áp trung bình trên mức 130/ 80 mmHg.
- Thay đổi sắc tố da: Những người kháng insulin nghiêm trọng thường xuất hiện nhiều mảng da sẫm màu tại các vị trí như: sau gáy, khuỷu tay, đốt ngón hay hay nách.
Các yếu tố nguy cơ hay dấu hiệu lâm sàng không phải là căn cứ để chẩn đoán kháng insulin. Các bác sĩ chỉ có thể đưa ra kết luận sau khi bệnh nhân tiến hành xét nghiệm cận lâm sàng để xác định tình trạng này.
Phương pháp xác định tình trạng kháng insulin
Kháng insulin là tình trạng gia tăng nồng độ insulin máu và giảm tính nhạy cảm của insulin tại cơ quan đích. Do đó, tình trạng này có thể được xác định dựa trên biến đổi của insulin với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
Phương pháp đánh giá hoạt động nội sinh insulin
Đây là phương pháp cho phép đánh giá mức độ hoạt động của insulin được sinh ra bởi cơ thể người bệnh. Phương pháp này được tiến hành thông qua 2 loại xét nghiệm, cụ thể:
- Xét nghiệm định lượng insulin huyết tương lúc đói: Insulin có thể được định lượng bằng một trong số các phương pháp khác nhau như: RIA, IRMA, ECLIA, kỹ thuật miễn dịch enzyme với kháng thể đơn dòng.
- Xét nghiệm định lượng insulin và glucose sau dung nạp: Bệnh nhân được định lượng trước và sau 2 tiếng kể từ khi uống 75g glucose. Phương pháp này giúp xác định chính xác bệnh nhân có đang bị kháng insulin hay không.
Phương pháp đánh giá hoạt động ngoại sinh của insulin
Phương pháp này cho phép đánh giá khả năng chuyển hóa đường của cơ thể khi bổ sung một lượng insulin từ bên ngoài vào. Ở những người có kháng insulin, nồng độ glucose huyết thanh sẽ giảm ít hơn so với người bình thường.
Phương pháp này được thực hiện thông qua một số nghiệm pháp như: dung nạp insulin, kỹ thuật kẹp đẳng đường – cường insulin hay nghiệm pháp ức chế insulin. Trong số này, kỹ thuật kẹp đẳng đường – cường insulin được cho là phương pháp chính xác nhất.
Phương pháp xác định kháng insulin gián tiếp
Phương pháp này giúp xác định mức kháng insulin theo các phương pháp như sau:
- Mô hình HOMA1: Phương pháp này được xác định dựa trên mối quan hệ giữa 2 chỉ số là insulin và glucose hoặc C – peptide với glucose lúc đói. Chỉ số kháng insulin được tính theo công thức như sau: HOMA1-IR = Io x Go/ 22,5. Bệnh nhân kháng insulin khi HOMA ≥ 2,6
- Chỉ số kiểm soát độ nhạy insulin QUICKI: Chỉ số này được đo theo công thức: QUICKI = 1/[log(I0) + log(G0)]. Bệnh nhân được xác định kháng insulin khi QUICKI < 0,33
- Kiểm tra chức năng tế bào ß: Phương pháp này cho phép xác định khả năng tiết insulin của tế bào Beta tại tuyến tụy – Gọi tắt là HOMA1-% B. Công thức tính như sau: HOMA1-%B = (20 × Io)/ (Go – 3,5). Bệnh nhân được xác định kháng insulin khi HOMA-% B (+) = < 116%
Trên thực tế, bệnh nhân không cần quá quan tâm về việc lựa chọn hay phương pháp tiền hành xét nghiệm để xác định kháng insulin. Tất cả những điều này sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám. Việc bạn cần làm chỉ là thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Kháng insulin – Cơ chế hình thành tiểu đường type 2
Theo đó, tình trạng kháng insulin ở tế bào mô đích (gan, cơ và mô mỡ) sẽ làm tăng nồng độ đường huyết. Lúc này, tuyến tụy nhận được tín hiệu phải tăng tiết insulin để giảm đường máu. Lượng insulin này có tác dụng bù đắp lại phần insulin “kém nhạy cảm” trong máu để kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.
Tuy nhiên, sau một thời gian tăng tiết quá mức, tuyến tụy trở nên suy yếu hoặc mức độ kháng insulin đạt đỉnh. Lúc này, tế bào beta của đảo tụy không cách nào tiết đủ insulin để bù đắp lại. Hệ quả là đường huyết tăng cao và cơ thể không thể tự kiểm soát được nữa. Đây chính là mốc đánh dấu sự xuất hiện của bệnh đái tháo đường type 2.
Trên thực tế, một số bệnh nhân có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý hoàn toàn có thể duy trì ở tình trạng kháng insulin mà không chuyển sang giai đoạn tiểu đường type 2. Do đó, ăn uống và tập luyện đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc ngăn chặn con đường từ kháng insulin sang tiểu đường type 2.
Phải làm gì khi cơ thể kháng insulin?
Đa số các trường hợp kháng insulin đều có thể kiểm soát tốt bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt mà không cần phải sử dụng đến thuốc. Dưới đây là các biện pháp giúp khắc phục tình trạng kháng insulin của cơ thể.
Kiểm soát cân nặng
Việc tăng cân quá mức là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp rắc rối trong chuyển hóa. Tình trạng này có thể trở thành yếu tố nguy cơ thúc đẩy mức độ kháng insulin nặng hơn. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt đầu kiểm soát cân nặng của mình, tránh việc tăng cân quá mức.
Tập luyện thường xuyên
Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân nên dành từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày, mỗi tuần 5 ngày để tập luyện thể dục. Các bài tập thể chất giúp tăng tính nhạy cảm của insulin từ đó giảm đường huyết hiệu quả.
Ngoài ra, tập luyện thường xuyên cũng giúp các cơ quan trong cơ thể khỏe mạnh. Nhờ đó, bạn sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa và hạn chế được sự tiến triển của tình trạng kháng insulin.
Dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò quyết định trong quá trình kiểm soát tình trạng kháng insulin. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh cần xây dựng cho mình một thực đơn hợp lý. bao gồm:
- Thực phẩm nên ăn: Là những thực phẩm có chỉ số GI thấp, giàu chất xơ. Những thực phẩm này làm chậm quá trình chuyển hóa đường, nhờ đó, cơ thể có thể kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn. Thực phẩm nhóm này bao gồm các loại: ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh, các loại quả nhạt, gạo nguyên cám, ….
- Thực phẩm cần hạn chế: Là thực phẩm có chỉ số GI cao, giàu đường bột. Thực phẩm này làm đường huyết tăng vọt khiến cơ thể khó để tự kiểm soát. Những thực phẩm điển hình của nhóm này gồm có: gạo trắng, gạo nếp, các món chè, các loại bánh ngọt, các loại kẹo, các loại quả mọng ngọt,….
- Thực phẩm cần kiêng: Là những thực phẩm chứa chất kích thích, không tốt cho sức khỏe. Điển hình nhất là: thức uống có cồn (rượu, bia, cocktail,…), thức uống chứa cafein (cà phê, cacao, sô – cô – la,…), thực phẩm độc hại (thuốc lá, xì gà,…),….
Sử dụng thảo dược hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Sử dụng thảo dược được cho là phương pháp hiệu quả và có tính an toàn cao. Bạn nên lựa chọn những thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng rõ ràng. Đại diện tiêu biểu của dược liệu đáp ứng được tiêu chuẩn này là cây Giảo cổ lam.
Các nghiên cứu cho thấy, thành phần phanosid trong Giảo cổ lam có tác dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm được gánh nặng về tăng đường huyết và ngăn ngừa được sự tiến triển của tình trạng kháng insulin. Đây cũng là lý do mà Giảo cổ lam giúp giảm thiểu nguy cơ tiến tới bệnh tiểu đường type 2.
Ngoài ra, các chuyên gia còn phát hiện ra thảo dược Giảo cổ lam có tác dụng tăng cường sức mạnh của tim, giảm mỡ máu. Nhờ đó, vị dược liệu này giúp ngăn chặn hiệu quả các biến chứng do tiểu đường gây ra.
Cây Giảo cổ lam hiện nay đã được ứng dụng vào nhiều bài thuốc và sản phẩm cho người tiểu đường. Một trong số đó phải kể đến sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh.
Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh được nghiên cứu và phát triển bởi dược phẩm Tuệ Linh. Sản phẩm được bào chế từ những cây Giảo cổ lam có chất lượng tốt nhất.
Sản phẩm Giảo Cổ Lam Tuệ Linh là sản phẩm duy nhất hiện nay đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Giảo cổ lam sang các thị trường khó tính như Đức và Slovakia. Với các ưu điểm như:
- Vùng trồng Giảo cổ lam sạch, theo tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO
- Chỉ gồm Giảo cổ lam 5 lá – Gynostemma pentaphyllum
- Hiệu quả – an toàn cho người mỡ máu cao, huyết áp cao, tiểu đường
Để mua được giảo cổ lam đúng loại 5 lá, đảm bảo các tiêu chuẩn từ trồng đến thu hái. Thay vì lựa chọn các sản phẩm lá giảo cổ lam trôi nổi trên thị trường hãy tìm đến các nhà thuốc địa chỉ bán Giảo cổ lam Tuệ Linh để mua nhé!
Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh để tránh trường hợp đi tìm nhà thuốc không có mất thời gian bạn có thể xem danh sách nhà thuốc “TẠI ĐÂY”.
Lời kết
Kháng insulin không phải là tình trạng bệnh lý khẩn cấp. Tuy nhiên, nó có thể tiến triển thành căn bệnh tiểu đường type 2 với nhiều mối đe dọa cho sức khỏe. Do đó, kiểm soát tình trạng kháng insulin là việc làm thiết yếu khi phát hiện tình trạng này. Để lựa chọn được phương pháp trị liệu cho mình, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn phù hợp.
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/diabetes/insulin-resistance-syndrome
https://www.diabetes.co.uk/insulin-resistance.html
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22206-insulin-resistance
https://www.healthline.com/health/diabetes/insulin-resistance-symptoms
Thu Miền đã bình luận
chào bác sĩ, tôi bị tiểu đường tuýp 2 thể nhẹ nên đi khám lần trước bác sĩ không cho thuốc chỉ thay đổi ăn uống, sinh hoạt. Gần đây, tôi thấy người mệt hơn, sút cân nhiều, nhiều khi cảm thấy không có sức liệu có phải bị nặng hơn không.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Miền!
Để nắm rõ tình trạng bệnh tiểu đường tiến triển như thế nào, chị cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa chị nhé. Thông qua thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết bác sĩ mới xác định cụ thể tình hình bệnh của chị và tư vấn cụ thể về chế độ điều trị, chăm sóc. Khi có dấu hiệu mệt mỏi, sút cân nhiều chị nên đi khám càng sớm càng tốt nhé.