Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, từ xa xưa đã mang lại nhiều công dụng tuyệt vời từ làm đẹp cho đến sức khỏe. Trong đó, bao gồm cả công dụng trị huyết áp cao. Bài viết hôm nay, Giaocolam.vn sẽ cùng các bạn phân tích chi tiết về tác dụng của khổ qua trong việc trị cao huyết áp.
☛ Tìm hiểu trước: Cao huyết áp là gì?
Mục lục
Dinh dưỡng có trong trái khổ qua
Khổ qua chính là quả mướp đắng, có tên khoa học là Momordica charantia. Khổ qua thuộc thực vật thân leo nhờ tua cuốn, chiều dài của thân dây có thể phát triển đến 5m. Khổ qua là loại quả có vị đắng, có họ với bầu bí và dưa chuột.
Khổ qua có hình dạng quả thuôn dài, bên ngoài nhăn nheo, nhiều u lồi. Lớp thịt của quả bao quanh hốc hạt, ở giữa chứa đầy mang mấu lớn và các hạt. Khi còn non, khổ qua có màu xanh, hoặc pha chút vàng (tùy theo giống mướp đắng). Khi chín sẽ chuyển sang màu vàng cam và mềm.
Do có vị đắng nên rất ít người có thể ăn được khổ qua. Tuy nhiên, trong khổ qua lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cụ thể, trong 100g khổ qua có chứa:
- Năng lượng: 21 kcal
- Nước: 93.95g
- Carbohydrate: 4.26g
- Chất xơ: 2.1g
- Vitamin A equiv: (1%) 6 μg
- Thiamine (B1): (4%) 0.051 mg
- Riboflavin (B2): (4%) 0.053 mg
- Niacin (B3): (2%) 0.280 mg
- Vitamin B6: (3%) 0.041 mg
- Folate (B9): (13%) 51 μg
- Vitamin B12: (0%) 0 μg
- Vitamin C: (40%) 33.0 mg
- Vitamin E: (1%) 0.14 mg
- Vitamin K: (5%) 4.8 μg
- Canxi: (1%) 9 mg
- Sắt: (3%) 0.38 mg
- Magiê: (5%) 16 mg
- Phốt pho: (5%) 36 mg
- Kali: (7%) 319 mg
- Natri: (0%) 6 mg
- Kẽm: (8%) 0.77 mg
Khổ qua trị cao huyết áp như thế nào?
Trong y học cổ truyền, khổ qua có tính lạnh, vị đắng giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, làm sáng mắt. Ngoài ra, khổ qua còn được xem như một vị thuốc dân gian có thể chữa được nhiều bệnh như: tim mạch, tiểu đường, ngăn ngừa ung thư,…. Trong đó bao gồm cả điều trị cao huyết áp hiệu quả.
Cụ thể, xét về khoáng chất, khổ qua có chứa kali có khả năng làm giảm huyết áp rất tốt. Kali có thể kiềm chế tăng tăng huyết áp bằng cách giúp các động mạch trở nên linh hoạt hơn, cũng như thúc đẩy cơ thể loại bỏ natri dư thừa. Hơn nữa, hiệu quả giúp ổn định huyết áp của kali sẽ tốt hơn khi có thêm sự tác động của một vài khoáng chất khác, điển hình là canxi và magie – mà hai khoáng chất này đều có trong thành phần dinh dưỡng của khổ qua.
Khổ qua vốn dĩ đã chứa ít muối, nếu chế biến bằng cách phơi khô để uống trà, bạn thậm chí còn loại bỏ hoàn toàn được hàm lượng muối trong khổ qua. Do đó, nó trở thành thực phẩm tốt, có thể sử dụng hàng ngày cho người bệnh cao huyết áp.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chứng minh được khổ qua có khả năng làm giảm cholesterol toàn phần, nhất là cholesterol “xấu” và chất béo trung tính, từ đó để hỗ trợ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các biến chứng do cao huyết áp gây ra.
Với tất cả tác dụng đối với bệnh cao huyết áp đã được liệt kê trên, khổ qua được công nhận là một nguồn thực phẩm hữu ích trong việc điều trị cao huyết áp. Mặc dù chưa được ghi nhận công khai trên bất cứ loại sách hay nghiên cứu nào, những tác dụng này đã được kiểm chứng trong các bài thuốc dân gian được sử dụng qua nhiều năm.
☛ Có thể bạn quan tâm: Hé lộ cách chữa cao huyết áp hiệu quả!
3 cách chế biến khổ qua chữa cao huyết áp
Dù có vị đắng, xong khi chế biến thành thành món ăn hay thức uống, vị đắng sẽ thuyên giảm, điều này khiến cho người sử dụng có thể dễ dàng tiếp nhận hơn. Dưới đây là 3 cách chế biến khổ qua thường được áp dụng để điều trị cao huyết áp, bao gồm:
Canh khổ qua nhồi thịt
Khổ qua nhồi thịt hay còn có tên gọi quen thuộc hơn là mướp đắng nhồi thịt – là một món canh quen thuộc thường thấy trong mâm cơm gia đình của người Việt nam.
Để thực hiện nấu món canh này, trước hết người bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu: Khổ qua, thịt lợn băm nhỏ, đậu hũ, gia vị và một chút rau thơm.
Thực hiện:
- Đầu tiên bạn cần sơ chế khổ qua, gọt vỏ, cắt thành khúc rồi nạo bỏ phần ruột.
- Thịt lợn cần nêm nếm gia vị, chú ý nêm thật nhạt, bỏ ít muối nhất có thể.
- Nhồi thịt vào giữa làm nhân cho miếng khổ qua, sau đó đem đi hầm.
- Cho đến khi thịt và khổ qua đã nhừ, thì bạn cho thêm đậu hũ hoặc nấm tùy theo sở thích để nấu cùng.
- Cuối cùng trang trí thêm rau thơm và thưởng thức.
Trà khổ qua
Như đã nói ở trên, khổ qua khi phơi khô có thể loại bỏ hoàn toàn được hàm lượng muối. Do đó, hầu hết bệnh nhân cao huyết áp đều chọn uống trà khổ qua thay cho nước hàng ngày để hỗ trợ điều trị huyết áp.
Cách làm trà khổ qua rất đơn giản, bạn chỉ cần thái lát khổ qua sau đó phơi khô rồi dùng để hãm trà uống hàng ngày. Mùi trà thơm, vị đắng nhẹ, thanh, phát huy tác dụng tốt nhất khi uống vào buổi sáng.
Khổ qua xào trứng
Khổ qua xào trứng là một món đơn giản, dễ làm, có thể ăn thường xuyên trong bữa cơm hàng ngày của gia đình.
Nguyên liệu bao gồm:
- Mướp đắng: 2 quả
- Trứng gà: 3 quả
- Gia vị
- Dầu ăn
Cách chế biến:
- Khổ qua đem rửa sạch, để ráo nước.
- Bổ đôi khổ qua, loại bỏ hết ruột trắng bên trong và thái thành từng lát mỏng.
- Sau khi thái mỏng bạn có thể đem ngâm khổ qua với nước lạnh trong khoảng 10 phút để giảm bớt độ đắng.
- Tiếp đó, bạn đập trứng ra bát rồi đánh cho thật đều.
- Tiến hành xào qua trước, sau đó mới cho trứng vào xào cùng. Chú ý xào thật đều cho đến khi khổ qua chuyển sang màu xanh sẫm tức là đã chính.
- Đối với người cao huyết áp chú ý nêm nếm gia vị, không ăn quá mặn để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Ngoài 3 món ăn kể trên thì còn rất nhiều các món ăn khác có thể chế biến cùng khổ qua như: nộm khổ qua, khổ qua xào thịt bò, canh khổ qua nấu tôm,… Bạn có thể tham khảo thêm để thay đổi làm phong phú thực đơn cho bệnh cao huyết áp của mình.
☛ Đọc thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người huyết áp cao
Giảo cổ lam Tuệ Linh hỗ trợ điều trị cao huyết áp hiệu quả!
Tham khảo thêm Giảo cổ lam Tuệ Linh nếu như bạn muốn một sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp hỗ trợ ổn định chỉ số cao huyết áp, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh rằng: uống giảo cổ làm sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric. Hoạt chất này có tác dụng làm giãn mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó huyết áp được hạ và duy trì ở mức ổn định.
Trong giảo cổ lam chứa hơn 100 loại Saponin có cấu trúc tương tự nhóm Dammaran trong nhân sâm, có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride, giảm LDL, tăng HDL. Nhờ đó, huyết áp vừa được kiểm soát và vừa ngăn ngừa được các biến chứng về tim mạch.
Ngoài ra, các flavonoid trong giảo cổ lam chống oxy hóa tăng cường hệ miến dịch, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, làm cho tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng. Tất cả những yếu tố này đều tác động tích cực đến tình trạng cao huyết áp, khiến huyết áp hạ một cách từ từ và ổn định.
Như vậy Giảo cổ lam Tuệ Linh với tác dụng tốt trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh cao huyết áp được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Sản phẩm có phân phối trên toàn quốc. Bạn có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc hoặc mua online TẠI ĐÂY để tiết kiệm thời gian, tránh mua phải hàng không chính hãng.
☛ Đọc thêm về sản phẩm: Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp cao, ổn định huyết áp hiệu quả
Kết luận: Bài viết trên đã cho chúng ta thấy được những tác dụng hiệu quả của khổ qua trong việc kiểm soát và ổn định huyết áp ở bệnh nhân huyết áp cao. Ngoài tác dụng chữa bệnh, khổ qua còn rất tốt cho sức khỏe trong việc phòng chống được nhiều bệnh tật, thanh độc, giải nhiệt cho cơ thể. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp và tư vấn miễn phí.