Giảo cổ lam là thảo dược quý được ví như “nhân sâm” của Việt Nam. Không chỉ thân, cành mà lá giảo cổ lam cũng được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, giảo cổ lam có nhiều loại với công dụng khác nhau. Để lựa chọn đúng loại, bạn có thể thông qua những đặc điểm về lá của chúng để nhận diện. Cùng tìm hiểu đặc điểm và công dụng của lá giảo cổ lam ngay sau đây nhé.
☛ Tham khảo thêm tại: Các tác dụng của Giảo cổ lam
Đặc điểm nhận dạng lá giảo cổ lam
Từ xa xưa, giảo cổ lam đã được biết đến là thảo dược quý dùng để chữa nhiều bệnh lý, tăng cường sức khỏe… Ở nước ta, giảo cổ lam phổ biến có 3 loại chính bao gồm giảo cổ lam 3 lá, 5 lá và 7 lá, mỗi loại sẽ có đặc điểm nhận dạng và dược tính khác nhau. Thông qua đặc điểm lá của giảo cổ lam, bạn dễ dàng phân biệt từng loại như sau:
– Đối với giảo cổ lam 3 lá:
Giảo cổ lam 3 lá có tên gọi khác như thu tràng thưa, cổ yếm lá bóng, tên khoa học là Gynostemma laxum (Wall), thuộc họ Bầu bí – Cucurbitaceae. Giảo cổ lam 3 lá thường được phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây thường mọc hoang ven rừng hay các chân núi đá tại các tỉnh như Quảng Trị, Ninh Bình, Lào Cai…
Lá của loại dược liệu này sẽ có những đặc điểm như sau
- Lá có 3 lá chét
- Lá ở giữa có độ dài khoảng 10 – 12cm.
- Mép có răng cưa nhọn.
- Gân phụ từ 5 – 7 cặp, có lông mịn hoặc không có lông.
– Đối với giảo cổ lam 5 lá:
Giảo cổ lam 5 lá hay còn có tên gọi khác như sâm 5 lá, ngũ diệp sâm, thư tràng 5 lá, cỏ thần kỳ, cỏ trường thọ. Tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum. Cây thường phân bố ở khu vực có độ cao 200 – 2000m thuộc vùng núi phía Bắc của nước ta hoặc ở các quốc gia khác như Nhật Bản, phía Nam Trung Quốc, Bắc Triều Tiên.
Về lá của loại giảo cổ lam này sẽ có một số điểm nhận biết như sau:
- Lá dạng lá kép hình chân vịt.
- Mỗi lá có 5 lá chét tạo thành hình dáng giống như bàn tay, các lá chét rìa lá có răng cưa nhỏ và mép lá hơi lượn sóng.
- Mặt trên lá có màu xanh lục đậm, mặt dưới có màu xanh nhạt hơn, có thể thấy rõ các gân lá.
- Gân lá có gân hình lông chim với một gân chính ở giữa và các gân phụ tỏa ra 2 bên.
- Kích thước lá nhỏ đến trung bình, chiều dài khoảng 5 – 10 cm, chiều rộng 2 – 4 cm. Kích thước của lá có thể thay đổi tùy thuộc môi trường sống và điều kiện sinh trưởng.
- Cuống lá tương đối mảnh và dài, có màu xanh và có thể có lông nhỏ.
– Đối với giảo cổ lam 7 lá
Giảo cổ lam 7 lá có tên khoa học là Gynostemma pedatum Blume. Người ta thường thấy cây mọc hoang ở những bờ rào, ven đường hay bụi rậm. Giảo cổ lam 7 lá cũng mọc nhiều như cỏ dại nên người dân phải dọn bớt đi để tránh sinh trưởng mạnh gây ảnh hưởng tới cây trồng khác.
Lá cây có đặc điểm như sau:
- Dây khá lớn, lá mọc thành 7 khóm lá trên 1 nhánh (7 lá chét).
- Các lá chét có răng cưa nhỏ, mép lá hơi lượn sóng.
- Lá có gân ở giữa, các gân phụ tỏa sang 2 bên.
☛ Tham khảo thêm tại: Sử dụng giảo cổ lam 5 lá hay 7 lá tốt hơn?
Phân biệt giảo cổ lam nhờ hình dáng lá
Giảo cổ lam có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên được ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe chỉ có giảo cổ lam 5 lá. Nhưng thực tế trên thị trường vẫn bày bán các sản phẩm giảo cổ lam 3 lá, 7 lá thậm chí lựa chọn những cây có hình dáng tương tự để lừa người tiêu dùng là “giảo cổ lam 5 lá chất lượng” nhằm chuộc lợi với giá cao.
Để phân biệt các loại giảo cổ lam, bạn đọc có thể nhận diện thông qua đặc điểm lá của chúng sau đây nhé.
Lá giảo cổ lam 3 lá | Lá giảo cổ lam 5 lá | Lá giảo cổ lam 7 lá | |
Hình ảnh | ![]() |
![]() |
![]() |
Đặc điểm | 3 lá chét. | 5 lá chét. | 7 lá chét |
Mùi vị | Nhấp lá tươi có vị ngọt, không đắng | Nhấp lá tươi có vị đắng | Lá tươi có vị rất đắng |
Phơi khô lá không có mùi thơm đặc trưng, nhấp có vị nhạt | Lá khô có mùi thơm đặc trưng, nhấp có vị đắng trước ngọt sau | Lá khô không có mùi thơm đặc trưng, nhấp lá có vị rất đắng. |
Ngoài ra, một số loại cây khác có hình dáng tương tự giảo cổ lam là cây ngũ trảo (Cayratia Japonica) và dây quai bị (Tetrastigma strumarium Gagnep). Đây cũng là những loại cây có hình dáng dây leo mảnh, có từ 3 – 7 lá chét, lá hình răng cưa nên nhìn thoạt qua gần giống với giảo cổ lam, nhưng lại không có tác dụng dược lý tương tự.
Dựa vào một số điểm trên đây giúp bạn phán đoán về loại thảo dược mình mua có thực sự là giảo cổ lam chất lượng không. Lưu ý, để phân biệt loại giảo cổ lam chính thống với các loại cây họ giảo cổ lam và các cây có hình dáng tương tự nhất thiết phải sử dụng cây ở dạng tươi dễ dàng hơn. Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên lựa chọn những đơn vị phân phối giảo cổ lam uy tín, chất lượng. Điều này sẽ giúp bạn không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hướng dẫn cách phân biệt Giảo cổ lam thật giả?
Tác dụng của lá giảo cổ lam đối với sức khỏe
Hiện nay, ở nước ta tìm thấy 3 loại giảo cổ lam (3 lá, 5 lá, 7 lá), mỗi loại có thành phần dược tính cũng như khả năng trị bệnh khác nhau. Vì vậy, lá của từng loại giảo cổ lam cũng sẽ có những công dụng trị bệnh không giống nhau, cụ thể như sau:
Lá giảo cổ lam 3 lá:
Theo kinh nghiệm dân gian lá và thân giảo cổ lam 3 lá được dùng thanh nhiệt, giải độc, giảm ho, long đờm, kiện tráng, cường tinh, chống mệt mỏi và phòng ngừa ung thư. Ở Trung Quốc dùng chữa viêm khí quản, viêm gan, viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh lý về tim, bệnh lý về thần kinh. Y học hiện đại vẫn đang nghiên cứu về công dụng của nó, tuy nhiên do lượng hoạt chất thấp, hiệu quả điều trị ít nên ít được dùng trong y học.
Lá giảo cổ lam 5 lá: Thành phần trong lá của giảo cổ lam có nhiều hoạt tính giống nhân sâm nên mang lại nhiều công dụng quý đối với sức khỏe con người.
Vùng trồng giảo cổ lam 5 lá chuẩn GACP – WHO của công ty TNHH Tuệ Linh
Lá giảo cổ lam có chứa hanoside có tác dụng ổn định đường huyết ở bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, hơn 100 loại saponin (có cấu trúc tương tự nhân sâm) làm giảm mỡ máu hiệu quả, chống xơ vữa động mạnh. Adenosine có trong lá giảo cổ lam hỗ trợ cải thiện bệnh lý tim mạch, ổn định huyết áp ở người huyết áp cao, giảm các cơn đau tim, phòng ngừa biến chứng tim mạch, giúp đầu óc luôn minh mẫn, tỉnh táo… Ngoài ra, các flavonoid, acid amin, vitamin, khoáng chất (kẽm, sắt, phốt pho, selen…) có tác dụng chống oxy hóa, củng cố hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi, căng thẳng.
Lá giảo cổ lam 7 lá:
Tương tự như thân cành, lá của loại giảo cổ lam này được dân gian dùng để thanh nhiệt, giải độc cơ thể… Mọi người thường dùng chế biến thành món canh thanh mát cho bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên, công dụng của giảo cổ lam 7 lá vẫn còn đang được nghiên cứu, chưa được phân tích cụ thể. Do có vị rất đắng, khó uống nên giảo cổ lam 7 lá cũng không được sử dụng để làm trà.