Đường sẽ được cơ thể hấp thụ từ thực phẩm hàng ngày và lưu thông trong máu, theo máu vận chuyển đến tất cả các tế bào của cơ thể để cung cấp năng lượng. Lượng đường trong máu thay đổi liên tục qua chế độ ăn uống của con người. Vậy làm thế nào để giữ lượng đường trong máu ổn định, an toàn? Cùng giaocolam.vn tìm hiểu nhé!
Mục lục
1. Lượng đường trong máu thể hiện qua chỉ số nào?
Cơ thể chúng ta muốn hoạt động thì cần lấy năng lượng từ thức ăn hàng ngày. Khi con người nạp thức ăn vào cơ thể sẽ hấp thụ carbohydrate và hệ thống tiêu hóa sẽ phân hủy chúng thành các phân tử đường có cấu tạo khác nhau. Các phân tử đường này sẽ đi thẳng vào máu sau khi phân hủy và làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong đó đường (glucose) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cùng là nguồn nhiên liệu cực kì quan trọng và cần thiết cho mọi hệ cơ quan, nhất là hệ thần kinh và não bộ.
Lượng đường trong máu (hay còn gọi là đường huyết) một giá trị biểu thị nồng độ đường glucose có trong máu, đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl, thường được dùng để xét nghiệm hay chẩn đoán tiểu đường.
Lượng đường trong máu của cùng một người tại mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau, nó liên tục thay đổi từng ngày, thậm chí là từng phút bởi vì nó liên quan đến thói quen, lối đống và chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
Nếu nồng độ đường trong máu tăng lên quá cao với tần suất thường xuyên thì đông nghĩa với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là rất lớn. Điều này xảy do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc đề kháng insulin, khiến đường không được chuyển hóa thành năng lượng mà tích tụ trong máu gây ra bệnh tiểu đường. Lâu dần kéo theo biến chứng tiểu đường, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác, đặc biệt là thận và mạch máu.
2. Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt?
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm mà đến nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Do đó, người bệnh phải chung sống với nó cả đời. Các biến chứng cho tiểu đường gây ra cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, chúng ta nên cố gắng bảo vệ sức khỏe thật tốt, tránh nguy cơ mắc bệnh. Một trong những điều cần làm đó là theo dõi lượng đường trong máu của mình. Vậy đối với người bình thường, chỉ số này dao động ở khoảng bao nhiêu là an toàn?
Lượng đường trong máu tại mỗi thời điểm là khác nhau. Chúng được xem là an toàn khi:
- Đường huyết lúc đói: Từ 70mg/dL (3,9 mmol/l) đến < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l)
- Đường huyết sau ăn 1-2h: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).
- Đường huyết ngẫu nhiên: 140mg/dL (7,8 mmol/l).
- HbA1c: 5,7%
3. Điều gì xảy ra nếu lượng đường trong máu thay đổi?
Lượng đường trong máu có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Khi chúng lên xuống thất thường thì đồng nghĩa cơ thể phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe. Điển hình ở đây là căn bệnh tiểu đường.
Thông thường chỉ với việc kiểm tra chỉ số đường trong máu, người bệnh có thể dễ dàng phát hiện các vấn đề bất thường. Trong đó, có hai trường hợp phổ biến nhất là đường trong máu tăng cao và đường trong máu giảm. Cụ thể như sau:
Đường trong máu tăng cao
Nếu lượng đường trong máu tăng cao liên tục và không có dấu hiệu giảm kể cả lúc đói, tình trạng này được gọi là tăng đường huyết. Tăng đường huyết thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường, người mắc hội chứng cushing và một số bệnh khác.
Nguyên nhân khiến đường trong máu tăng cao là do không đủ insulin hoặc do các tế bào kém nhạy cảm với insulin khiến glucose không thể đi vào các tế bào mà bị tồn đọng trong máu.
Các triệu chứng bao gồm:
- Tiểu nhiều
- Khát nhiều
- Mệt mỏi
- Khó tập trung
- Mắt nhìn mờ
- Sụt cân
Nếu tình trạng này không được điều trị, nó có thể gây ra các axit độc hại (xeton) tích tụ trong máu và nước tiểu (nhiễm toan ceton), từ đó dẫn đến các triệu chứng:
- Hơi thở có mùi trái cây
- Buồn nôn và ói mửa
- Khó thở
- Khô miệng
- Yếu đuối
- Dễ hoang mang
- Hôn mê
- Đau bụng
Nặng hơn, lượng đường trong máu tăng cao kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ ở thận, võng mạc và các cơ quan khác. Từ đó gây ra các biến chứng tiểu đường quan trọng bao gồm:
- Mất thị lực
- Các bệnh liên quan đến thận dẫn đến suy thận
- Rối loạn cương dương
- Lở loét, nhiễm trùng, cụt chi
Đường trong máu giảm
Đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, dưới 3,9 mmol/l (<70mg/dl) dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt glucose cho các hoạt động, gây nên các rối loạn cho cơ thể.
Người có đường trong máu giảm sẽ xuất hiện các triệu chứng:
- Bệnh nhân cảm thấy mệt đột ngột không giải thích được.
- Cảm giác chóng mặt, đau đầu, lo âu.
- Cảm giác tay chân nặng nề, yếu
- Da xanh tái
- Vã mồ hôi thường ở lòng bàn tay, trán, nách.
- Hồi hộp đánh trống ngực, lo âu, hốt hoảng, mất bình tĩnh
- Có hiện tượng tăng tiết nước bọt.
- Cảm giác ớn lạnh trong người chạy dọc sống lưng
- Run tay.
Lượng glucose thấp nghiêm trọng cũng có thể gây ảnh hưởng đến não như:
- Nhầm lẫn và mất phương hướng
- Khó tập trung
- Hoang tưởng hoặc hung hăng
Nặng có thể gây co giật toàn thân, mất ý thức, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân khiến đường trong máu giảm phải kể đến bao gồm:
- Dùng quá liều insulin
- Uống nhiều rượu
- Nhịn ăn, ăn uống không đầy đủ
- Vận động quá sức
4. Làm thế nào để lượng đường trong máu ổn định, an toàn
Không chỉ những người đang mắc bệnh tiểu đường cần chú ý tới lượng đường trong máu mà ngay cả những người khỏe mạnh bình thường cũng cần chú ý đến chỉ số này. Bởi đây là cách để giúp bạn tránh được nguy cơ mắc tiểu đường cũng như các biến chứng liên quan.
Để duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn, việc đầu tiên cần nghĩ đến đó là thiết lập chế độ ăn uống khoa học kết hợp luyện tập thể dục và duy trì một lối sống lành mạnh. Biện pháp này rất đơn giản và dễ thực hiện.
Ăn thực phẩm có chỉ số GI thấp
Chỉ số GI là thước đo đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm tới lượng đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI càng cao thì sẽ khiến đường trong máu sau ăn tăng càng nhanh và ngược lại. Ưu tiên những thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Vậy bạn cần phân biệt được đâu là thực phẩm có GI cao để hạn chế ăn và đâu là thực phẩm có GI thấp, trung bình để có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày:
Thực phẩm có GI cao (trên 70)
- Bánh mì trắng, bánh mì vòng
- Bột bắp, bột gạo tinh, ngũ cốc ăn sáng, bột yến mạch ăn liền
- Gạo tẻ, mì gói, mì ống và bơ
- Khoai lang, bí ngô
- Bánh quy, bánh gạo, bỏng ngô, bánh quy mặn.
Thực phẩm có GI thấp (dưới 55)
- Bánh mì 100% ngũ cốc hoặc bánh mì lúa mạch đen
- Bột yến mạch (cuộn hoặc cắt miếng), cám yến mạch
- Pasta, gạo, lúa mạch, lúa mì bulgur
- Khoai lang, bắp, củ từ, đậu bơ, đậu Hà Lan, quả đậu và đậu lăng
- Các loại trái cây, rau không chứa tinh bột và cà rốt.
Thực phẩm có GI trung bình (56 đến 59)
- Ngũ cốc nguyên cám, lúa mạch đen và bánh mì tròn
- Bột yến mạch
- Gạo lứt, gạo nếp
- Mì và nui
☛ Tham khảo thêm: Top 12 thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết!
Thường xuyên tập thể dục
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai, duy trì các chỉ số đường trong máu, huyết áp ở mức khỏe mạnh.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, tập thể dục khiến tế bào cơ tiêu thụ đường để tạo ra năng lượng, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên còn gia tăng sự nhạy cảm với insulin, giúp các tế bào sử dụng hiệu quả lượng đường trong máu cả lúc trong và sau khi tập.
Nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày luyện tập. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng lựa chọn các bài vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, không nên luyện tập quá sức vì có thể gây nguy cơ hạ đường huyết, mệt mỏi, ngất xỉu.
Uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ
Tùy vào tình trạng lượng đường trong máu, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ và xem xét đến việc có cần phải sử dụng thuốc để kiểm soát chỉ số này hay không. Những trường hợp phải sử dụng thuốc thì phải uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tuân thủ phác đồ điều trị, không dự ý thay đổi liều lường hay thêm thuốc mới khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên
Việc theo dõi nồng độ đường trong máu thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được chỉ số có đang ở mức an toàn hay không, đồng thời chuẩn bị sẵn các phương án can thiệp kịp thời khi chúng tăng giảm thất thường.
Để làm được điều này, mỗi gia đình nên có một thiết bị đo nồng độ đường trong máu tại nhà, từ đó chủ động kiểm tra thường xuyên vào bất cứ nào, nhất là khi gia đình có người mắc bệnh hoặc được chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, hãy đi khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ 1 năm 1 lần đề có kết quả chính xác nhất về tình hình sức khỏe của bản thân.
☛ Tham khảo thêm tại: 10 máy đo tiểu đường tại nhà tốt nhất!
6. Ổn định lượng đường trong máu với Giảo cổ lam Tuệ Linh
Kết hợp thêm sản phẩm có chiết xuất từ nhiên nhiên cũng là một biện pháp ổn định lượng đường trong máu rất an toàn và hiệu quả. Trên thị trường hiện nay, Giảo cổ lam Tuệ Linh đang là một trong những sản phẩm được nhiều chuyên gia tin tưởng và khuyên dùng.
Trong thành phần của giảo cổ lam có chứa phanoside giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu.
Năm 2011, hội Đái tháo đường Thụy Điển phối hợp với Bộ môn Dược lý của trường ĐH Y Hà Nội để thực hiện một thử nghiệm lâm sàng. Bệnh nhân được thử nghiệm đều là những người có nồng đồ đường trong máu cao từ 9-14mmol/l. Sau 12 tuần sử dụng giảo cổ lam với liều lượng 6g/ngày (tương đương với 3 gói trà giảo cổ lam 2g) thì chỉ số này giảm xuống 3mmol/l.
Ngoài ra, giảo cổ lam có chiết xuất từ thảo dược, được nghiên cứu bởi các GS.TS đầu ngành trong lĩnh vực y dược, không có độc tính nên có thể sử dụng lâu dài mà hoàn toàn không gây tác dụng phụ.
Sản phẩm hiện đã được phân phối trên toàn quốc. Người bệnh có thể tìm mua chính hãng ở các hiệu thuốc TẠI ĐÂY
☛ Đọc chi tiết: Giảo cổ lam giúp ổn định đường huyết
Kết luận: Lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp đầy ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Chúng ta nên giữ mức đường trong máu dưới 99mg/dL. Để duy trì được điều này, việc theo dõi chỉ số lượng đường trong máu thường xuyên là rất quan trọng. Hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học kết hợp luyện tập thể dục thường xuyên, từ đó đảm bảo lượng glucose trong máu luôn được ổn định. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp.