Chế độ ăn uống phù hợp là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Lựa chọn đúng món ăn giúp bệnh lý tiểu đường được kiểm soát một cách đáng kể. Nhiều người bệnh phân vân, vậy những món ăn nào tốt cho người tiểu đường? Nếu chưa biết chọn lựa món ăn nào thì bạn có thể xem gợi ý ngay sau đây nhé.
➤ Tìm hiểu trước: Bệnh tiểu đường là gì?
Mục lục
Tiêu chí chọn món ăn cho người tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh mãn tính liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Kiểm soát lượng đường dung nạp từ thức ăn sẽ giúp ổn định, cải thiện đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Để lựa chọn những món ăn thích hợp nhất cho bệnh nhân tiểu đường, bạn cần nắm rõ những tiêu chí chọn món ăn sau:
- Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (GI<55) để làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Từ đó, chỉ số đường huyết sau khi ăn sẽ tăng chậm rãi và ổn định hơn, không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. (➤ Xem thêm: Chỉ số đường huyết là gì?)
- Lựa chọn những món ăn phù hợp sao cho bữa ăn cung cấp được chất đạm, chất béo, chất bột và quan trọng nhất là chất xơ.
- Lựa chọn những món ăn có hàm lượng Calo không quá lớn nhưng vẫn đủ để đáp ứng cho các hoạt động hàng ngày.
Từ những tiêu chí trên, dưới đây là danh sách những món ăn thích hợp nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường. Hãy đọc tiếp các món ăn dành cho người tiểu đường ở phần tiếp nhé!
Món ăn sáng tốt cho người tiểu đường
1. Cháo yến mạch
Yến mạch có chỉ số đường huyết là 50 khá thấp, giàu chất xơ giúp duy trì mức glucose ổn định.
- Nguyên liệu: 50g yến mạch, 200ml sữa không đường, vài lát táo hoặc hạnh nhân.
- Cách chế biến: Nấu yến mạch với sữa không đường và ăn kèm với trái cây ít đường như táo hoặc dâu.
2. Trứng luộc và rau xanh
Trứng giàu protein và ít carbohydrate, lại có chỉ số tải lượng đường huyết =0. Khi ăn trứng giúp cảm thấy no lâu và không gây tăng đường huyết. Rau xanh có chỉ số GI rất thấp <20 vì vậy kết hợp 2 loại thực phẩm này tạo thành bữa sáng tốt cho người tiểu đường.
- Nguyên liệu: 2 quả trứng, 1 bát rau xanh (cải bó xôi, cải thìa).
- Cách chế biến: Trứng có thể luộc hoặc chiên với chút dầu ô liu và ăn kèm với rau xanh luộc.
3. Cháo đậu đỏ
Cháo đậu đỏ được nhận xét là món dễ ăn và cũng rất ngon trong dánh sách các món ăn cho người tiểu đường. Đậu đỏ cung cấp nguồn carbohydrate phức hợp, giúp cơ thể tiêu hóa chậm, từ đó kiểm soát lượng đường trong máu một cách dễ dàng. Không chỉ vậy đậu đỏ giàu chất xơ và protein giúp bạn no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo đậu đỏ chỉ cần gạo tẻ (1/2 bát) và đậu đỏ (150g)
Chế biến:
- Gạo vo sạch ngâm khoảng 1 tiếng, đậu đỏ ngâm 30 phút
- Sau khi đậu đỏ đã ngâm mềm thì vớt đậu ra, cho vào nồi ninh cùng 1l nước.
- Cho gạo vào nấu cùng đến khi gạo nở ra thì nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Gợi ý món ăn trưa và tối tốt cho người tiểu đường
1. Khổ qua xào trứng
Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng). Khổ qua không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn là loại rau quả hữu ích cho người bệnh tiểu đường. Cụ thể, trong khổ qua có chứa hoạt chất lectin làm giảm lượng đường trong máu, giúp tế bào sử dụng glucose một cách hiệu quả, từ đó làm giảm sự thèm ăn.
Ngoài ra, khổ qua còn góp phần phòng ngừa biến chứng tiểu đường khi lutein và zeaxanthin có trong khổ quan là những thành phần cấu tạo nên điểm vàng, giúp bảo vệ người bệnh khỏi biến chứng thoái hóa điểm vàng do tiểu đường gây ra.
Trong khi đó, trứng lại chứa ít carbonhydrate. Do đó khi kết hợp khổ qua và trứng sẽ tạo ra món ăn chứa nhiều dưỡng chất nhưng không làm tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 trái khổ qua, 2 quả trứng gà, gia vị, hành lá
Cách chế biến:
- Khổ qua sau khi rửa sạch thì dùng dao bổ dọc, bỏ hết phần ruột và thái mỏng.
- Ngâm khổ qua đã thái mỏng vào nước lạnh giúp giảm bớt vị đắng.
- Đập 2 quả trứng gà, cho thêm gia vị và đánh đều.
- Phi thơi hành tím, cho khổ qua vào xào, đảo đều trong 2 phút rồi cho trứng vào xào cùng.
- Nêm nếm lại gia vị 1 lần nữa cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Cuối cùng rắc thêm 1 chút hành lá để trang trí.
- Thưởng thức ngay khi còn nóng là lúc món ăn ngon nhất, tránh để nguội sẽ làm trứng bị tanh.
2. Canh khổ qua nhồi thịt
Tiếp tục một món ăn nữa từ khổ qua dành cho người tiểu đường. Bên cạnh khổ quan xào trứng, món canh khổ qua nhồi thịt cũng là món ăn dễ chế biến và được nhiều người ưa chuộng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: khổ qua, thịt nạc xay, mộc nhỉ, nấm hương, cà rốt, hành, mùi tàu.
Cách chế biến:
- Khổ qua rửa sạch, cắt bỏ hai đầu, bỏ rượt, phần thân cắt thành từng khúc dài 3-5cm.
- Mộc nhĩ, nấm hương sau khi rửa sạch thì thái nhỏ. Cà rốt bào thành sợi rồi cũng cắt nhỏ. Sau đó trộn đều tất cả với với thịt nạc xay cùng một chút gia vị.
- Nhồi hỗn hợp nhân thịt vào từng khúc khổ qua vừa cắt.
- Đun sôi nước dùng, cho khổ qua nhồi thịt vào. Khi nước dùng sôi trở lại, đun thêm trên lửa nhỏ khoảng 15-20 phút nữa thì tắt bếp.
- Múc khổ qua ra bát, rắc thêm hành, rau mùi đã cắt nhỏ để trang trí rồi thưởng thức.
- Canh khổ qua nhồi thịt ăn nóng hay ăn nguội đều ngon. Hương vị đắng từ khổ qua hòa cùng vị mềm thơm từ thịt sẽ mang lại món canh đậm đà, ngọt mát.
3. Thịt nạc heo xào cần tây
Trong cần tây có chứa nhiều thành phần có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 và mang lại lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể:
- Các flavonoid trong cần tây có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa gây hại cho tế bào beta của tuyến tụy. Trong khi đó, các tế bào này chịu trách nhiệm sản xuất insulin và điều chỉnh lượng glucose.
- Apigenin hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường như ngăn ngừa đục thủy tinh thể, bệnh võng mạch và mất cảm giác ở tay chân.
- Cần tây chứa nhiều quercetin – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng hấp thu glucose ở gan và kích thích bài tiết insulin, từ đó làm chậm quá trình tiến triển của bệnh tiểu đường.
Một món ăn từ cần tây mà bệnh nhân tiểu đường rất nên thêm vào chế độ ăn đó là thịt nạc heo xào cần tây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g thịt nạc heo, 300g rau cần tây, 1 quả trứng gà, bôt năng, hành tím, gia vị.
Cách chế biến:
- Thịt heo rửa sạch, thái miếng mỏng vừa xào.
- Rau cần tây bỏ rễ, cắt thành khúc rồi rửa sạch
- Trộn đều thịt heo đã thái mỏng với trứng gà và bột năng, nêm cùng với 1 chút muối.
- Xào xơ qua cần tây trước.
- Phi thơm hành tím, sau đó xào hỗn hợp thịt heo đến khi chín thì cho cần tây đã xào xơ qua vào, đảo 1-2 phút, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
4. Nấm xào cải xanh
Nấm là thực phẩm rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường bởi:
- Hàm lượng vitamin B và polysacarit trong nấm có đặc tính liên quan trực tiếp đến tình trạng bệnh tiểu đường, bao gồm làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm tổn thương tuyến tụy.
- Thêm vào đó, beta glucan – một chất xơ hòa tan có trong nấm làm chậm quá trình hấp thụ đường, từ đó kiểm soát được lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Nấm xào cải xanh là món ăn chứa nhiều chất xơ, vì vậy chùng an toàn tuyệt đối cho người mắc tiểu đường. Món ăn này được chế biến vô cùng đơn giản: Bạn chỉ cần:
Chuẩn bị: 350g cải xanh đã rửa sạch và cắt thành khúc vừa ăn, 10 tai nấm hương tươi cắt bỏ cuống và ngâm qua với nước, 50g bắp non rửa sạch, thái chéo, hành tím bóc vỏ, băm nhỏ và các loại gia vị cần thiết.
Chế biến:
- Phi thơm hành tím với ít dầu, cho nấm vào xào.
- Khi nấm chuyển sang màu đậm thì cho tiếp phần bắp non và rau cải xanh vào xào cùng.
- Lúc này bạn nêm gia vị vừa ăn, xào thêm 3 phút rồi tắt bếp.
5. Bông cải xanh xào tỏi
Bông cải xanh hay xúp lơ anh là thực phầm luôn được khuyên dùng cho người tiểu đường nhờ chiết xuất sulforaphane có trong loại rau này. Cụ thể, sulforaphane có khả năng giảm sản xuất glucose tại gan và nồng độ glucose máu lúc đói, nhờ đó mà kiểm soát tốt lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Bông cải xanh có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn món bông cải xanh xào tỏi vô cùng dễ thực hiện song vần cung cấp hàm lượng chất xơ và vitamin dồi dào tới người bệnh tiểu đường.
Cách chế biến:
- Rửa sạch bông cải xanh, tách thành những nhánh nhỏ và cắt khúc vừa ăn.
- Trần bông cải xanh qua nước sôi 1-2 phút rồi vớt ra.
- Phim thơm hành tỏi rồi cho bông cải xanh vào xào cùng, đảo đều tay trong 2 phút, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
6. Thịt vịt hầm hạt sen
Hạt sen là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp lại giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Hơn thế nữa hàm lượng natri thấp và magie cao trong hạt sen đặc biệt có lợi cho bệnh nhân tiểu đường kèm thừa cân, béo phì.
Đối với món thịt vịt hầm hạt sen hãy cố gắng ăn phần ức, không nên ăn da hoặc những phần có nhiều mỡ, điều này giúp làm giảm hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol nạp vào cơ thể.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn này bao gồm: 1/2 con vịt, 50g hạt sen khô, 100g nấm hướng, 1 quả dừa, hành, tỏi, gia vị
Chế biến:
- Thịt vịt rửa sạch với nước muối để khử mùi hôi lần 1. Sau đó tiếp tục ngâm với gừng, muối, rượu khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước để khử mùi hôi lần 2.
- Chặt đôi vịt đem ướp với tiêu, gia vị, hạt nêm khoảng 30 phút để thịt ngấm đều.
- Trong lúc chờ thịt vịt ngấm thì rửa sạch hạt sen và ngâm nấm hương với nước nóng cho nở, sau đó rửa lại với nước.
- Phi thơm hành tỏi rồi cho xào thịt vịt đến khi thịt săn lại. Lúc này đổi nước dừa và hạt sen vào hầm trên lửa nhỏ trong 45 phút.
- Khi vịt chín mềm cho thêm nấm hương đun 5-10 phút rồi nêm nếm gia vị và tắt bếp.
7. Salad cá ngừ
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra được những lợi ích tuyệt vời của việc ăn xác đối với sức khỏe. Trong đó, các hồi, cá thu, cá ngừ được chứng mình là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tìm mạch.
Các loại cá nhiều dinh dưỡng này có nhược điểm là giá thành cao. Tuy nhiên nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí mà vẫn tốt cho sức khỏe của người tiểu đường thì cá ngừ là sự lựa chọn tuyệt vời.
Salad cá ngừ được làm bằng cá ngừ với sốt mayonnaise và thêm các loại rau khác. Tuy nhiên để tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường, hãy ưu tiên lựa chọn rau cần tây, hành tây và thay thế sốt mayonnaise bằng cách trộn với phomai hoặc sữa chua. Cách này vẫn giúp cho món salad của bạn giàu protein mà vẫn thơm ngon.
8. Canh măng chua cá hồi
Đối với người có điều kiện kinh tế hơn thì cá hồi là lựa chọn tuyệt với cho bệnh tiểu đường. Cá hồi chừa chất béo lành mạnh omega 3 cùng với hàm lượng protein cao làm tăng cảm giác no, giúp giảm bớt số lượng bữa ăn cho người tiểu đường.
Bên cạnh đó, măng lại là thực phẩm giàu chất xơ, chứa ít đường, cung cấp nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, B, từ đó tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho người bệnh.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 150g đầu cá hồi (sử dụng đầu cá hồi giúp món canh ngọt và thơm hơn)
- 100g măng chua
- 2 quả cà chua
- Ớt, hành tím, gừng và các gia vị khác
Cách chế biến:
- Đầu cá hồi nhâm trong hỗn hợp nước muối pha loãng và gừng khoảng 10 phút rồi rửa sạch để khửi mùi tanh.
- Ướp đầu cá gồi với gia vị hạt nêm, muối, bột ngọt, hành tím trong 15 phút để ngấm.
- Phi thơm hành, cho cà chua vào xào. Đến khi cà chua chín thì cho 1ít nước để hầm.
- Nước sôi thì cho đầu cá hồi vào, đun 5 phút thì tiếp tục cho măng.
- Đến khi canh sôi thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
9. Ốc bươu bung củ chuối
Theo y học cổ truyền, thịt ốc bươu có tính hàn, vị nhạt, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt và trị bệnh tiểu đường. Kết hợp cùng củ chuối hột có tính chất trị bệnh tiêu khát rất thích hợp với những bệnh nhân tiểu đường.
Ốc bươu bung củ chuối là món ăn đậm đả, có đủ cả vị chua, vị chát làm giảm cảm giác khát nước, đói bụng của người mắc bệnh tiểu đường.
Chuẩn bị:
- Ốc bươu.
- Đậu phụ rán sẵn.
- Thịt ba chỉ.
- Củ chuối hột non, rửa sạch và đem đi thái nhỏ.
- Nghệ tươi rửa sạch, đem đi giã lấy nước.
- Khế, mẻ.
- Mắm tôm cùng một số gia vị khác.
Cách làm:
- Ốc bươu để hết nhớt cần ngâm với nước vo gạo, sau đó lược lên, lều lấy đầu và bỏ ruột.
- Thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn, ướp cùng ốc, mẻ và nước nghệ giúp món ăn có màu đẹp hơn.
- Củ chuối sau khi rửa sạch và thái nhỏ thì ngâm nước cho ra hết nhựa rồi cho vào nồi ninh nhừ trước từ 1-2 giờ, ăn thử thấy mềm là được.
- Sau cùng cho tất cả các nguyên liệu vào, nêm gia vị vừa ăn, để chừng 30 phút cho ngấm rồi đun thêm 30 phút nữa cho ngấm đều gia vị và tắt bếp.
➤ Đọc thêm bài viết: Người tiểu đường không nên ăn gì?
Món ăn vặt cực tốt cho người tiểu đường!
Ngoài các bữa chính, người tiểu đường nhanh đói nên cần biết những món ăn vặt tốt cho mình. Dưới đây là một số gợi ý về món ăn vặt cho người bệnh.
- Hạt chia và hạt lanh: Hạt chia và lanh chứa nhiều omega-3 và chất xơ giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa.
- Sữa chua không đường: Giúp cung cấp canxi và vi khuẩn có lợi cho đường ruột, ít đường nên an toàn cho người tiểu đường.
- Các loại bánh dành riêng cho người tiểu đường: Chọn bánh có hàm lượng đường dưới 69g, hoặc chỉ số đường huyết trong thực phẩm (GI) thấp. Thường các loại bánh này trên bao bì đã ghi rõ bánh dành cho người tiểu đường ví dụ bánh ăn kiêng Hapiki, bánh AFC vị rau, bánh quy sữa Quasure Light, bánh bông lan Quasure Light …
- Hoa quả có chỉ số GI thấp: bưởi, cam, quýt, ổi, nho, táo, lê, đào, mơ, mận… đều là những loại trái cây có lượng GI thấp, rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Mỗi ngày ăn khoảng 200g sẽ không ảnh hưởng tới lượng đường huyết trong cơ thể.
Bệnh tiểu đường có thể ăn gì thay cơm trắng?
Cơm là thực phẩm có chứa lượng tinh bột lớn, chỉ số đường huyết tương đối cao. Ăn quá nhiều cơm sẽ khiến cơ thể phải hấp thu nhiều đường hơn. Tuy nhiên, kiêng hẳn tinh bột từ cơm lại là một sai lầm. Nó là nguyên nhân chính dẫn tới hạ đường huyết, thiếu năng lượng và có thể dẫn tới hôn mê, tử vong.
Để hạn chế tình trạng này xảy ra, người bệnh tiểu đường cần lựa chọn những thực phẩm phù hợp thay thế cơm nhưng vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo những loại thực phẩm dưới đây.
Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt là tốt nhất?
Sự khác biệt giữa gạo lứt và gạo trắng đó là gạo lứt vẫn giữ được lớp cám bên ngoài. Lớp cám này chứa nhiều chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra lâu hơn. Từ đó, người bệnh sẽ có cảm giác no lâu hơn, giảm sự thèm ăn.
Bên cạnh đó, gạo lứt còn giúp làm chậm quá trình hấp thu đường của cơ thể, hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột và phù nề ở các chi.
Tiểu đường có ăn được hạt chia, hạt lanh không?
Hạt lanh, hạt chia là những thực phẩm giàu chất xơ, Omega – 3, Vitamin K cùng một số nguyên tố vi lượng cần thiết. Thay thế cơm bằng các loại hạt này được đánh giá là tốt cho đường huyết, cải thiện tốt các bệnh về xương khớp, tim mạch và huyết áp.
Có nhiều cách để sử dụng các loại hạt này. Bạn có thể pha cùng với nước uống vào mỗi buổi sáng, dùng chung với sữa chua hay trộn lên ăn với rau.
Yến mạch có dùng được cho người bị đái tháo đường?
Yến mạch rất tốt cho những ai đang bị tiểu đường, nhất là yến mạch nguyên hạt hay cán mỏng. Thực phẩm này cũng chứa nhiều chất xơ và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp cho người bệnh tiểu đường không bị ngán.
Tiểu đường có ăn được khoai lang không?
Khoai lang là thực phẩm hàng đầu được lựa chọn khi giảm cân, chứa hàm lượng tinh bột lớn nhưng đây là tinh bột kháng đường, chỉ làm tăng nhe lượng đường huyết sau khi ăn. Khoai lang giúp cho tế bào tăng nhạy cảm với hormon Insulin, giảm đường máu, giảm cảm giác đầy bụng.
Khoai lang còn chứa một lượng chất xơ lớn, giúp hạn chế tình trạng khó tiêu, táo bón vốn hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Nhiều loại Vitamin và khoáng chất cũng được cung cấp giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể.
Dùng đậu đỗ thay cơm được không?
Đậu đỗ là loại thực phẩm tốt cho những ai đang và có nguy cơ bị tiểu đường. Đậu đỗ với rất nhiều cách chế biến khác nhau giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng hiệu quả. Người bệnh có thể kết hợp các loại đậu đỗ khác nhau với gạo lứt để thay đổi khẩu vị mà vẫn đảm bảo lượng đường huyết được giữ ở mức ổn định
Lời kết
Với những thông tin được chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã lựa chọn cho mình được những món ăn phù hợp giúp cải thiện tình trạng tiểu đường. Ngoài ra, kết hợp với một lối sống sinh hoạt lành mạnh, chăm vận động thể theo, tham khảo thêm Giảo cổ lam Tuệ Linh để hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả nhất. Về lâu dài, điều này còn giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề khác.
Tài liệu tham khảo
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324416
https://www.healthline.com/nutrition/16-best-foods-for-diabetics
Xuyến đã bình luận
tôi nên ăn gạo lứt tốt hơn hay gạo trắng tốt hơn.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Xuyến!
Gạo lứt vẫn giữ được lớp cám bên ngoài, trong lớp cám này có chứa nhiều chất xơ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra lâu hơn nên người bệnh có cảm giác no lâu, giảm sự thèm ăn. Vì vậy, nếu đang gặp vấn đề về tiểu đường, chị nên chọn gạo lứt thay thế cho gạo trắng nhé.
Vương đã bình luận
nấu một số món xào tôi nên chọn loại dầu nào để tốt cho bệnh tiểu đường tuýp 2 của mình.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh!
Một số loại dầu tốt cho người tiểu đường anh có thể tham khảo như dầu óc chó, dầu hạt lạnh, dầu mè, dầu oliu… Đây là các loại dầu tốt cho sức khỏe, anh nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình nhé.
Hồng đã bình luận
phải ăn nhiều món luộc tôi cảm thấy hơi chán, tôi có thể thực hiện một số món xào ở trên. Xin hỏi người tiểu đường nên dùng loại dầu mỡ nào để chế biến món ăn
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Hồng!
Bị tiểu đường, việc chọn loại dầu ăn phù hợp là rất quan trọng để duy trì mức đường huyết ổn định và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số lựa chọn dầu chị nên cân nhắc như dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hạnh nhân, dầu hạt điều, dầu cỏ linh. Tránh dùng loại dầu chứa chất béo bão hòa trans và chất béo chuyển hóa cao, như dầu ăn công nghiệp, mỡ động vật bão hòa, dầu hạt cọ (palm oil), dầu hạt cải đường
hạnh đã bình luận
tôi bị tiểu đường có ăn được các món từ thịt gà nạc không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Bạn hoàn toàn có thể ăn được các món chế biến từ thịt gà nạc, nhưng cần quan tâm đến cách chế biến và kết hợp thực phẩm một cách hợp lý để duy trì mức đường huyết ổn định. Bạn cần lựa chọn thịt gà nạc, tươi ngon, không có da. Hạn chế sử dụng dầu mỡ khi chế biến thịt gà, tốt nhất nên chế biến dưới dạng hấp, luộc, nướng và kết hợp các loại rau củ giàu chất xơ. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh khẩu phần ăn sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân, tránh xa các món chế biến công nghiệp.
Huân đã bình luận
các món từ mướp đắng tốt cho người tiểu đường, tôi có thể ăn hàng ngày được không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Mướp đắng có lợi cho người tiểu đường khi ăn một cách hợp lý và có trong chế độ ăn uống đa dạng. Không nên ăn quá nhiều một lúc, các món từ mướp đắng nên được kết hợp với các thành phần khác trong bữa ăn, như rau củ, thịt gà hoặc hải sản để cân bằng dinh dưỡng. Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc bao gồm mướp đắng trong chế độ ăn uống của bạn và xác định liều lượng phù hợp. Họ sẽ giúp bạn xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, phù hợp với tình trạng sức khỏe và mục tiêu kiểm soát đường huyết của bạn.
Văn Sĩ đã bình luận
tôi hay ăn thịt bò nấu mướp đắng, món này người tiểu đường ăn có tốt không bác sĩ
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Bạn có thể ăn được thịt bò nấu mướp đắng, tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường ăn thịt bò có thể chế biến với khẩu phần miếng thịt mỏng hơn, ăn kèm với rau xanh là sự lựa chọn thích hợp. Bên cạnh đó, cũng giống như các loại thịt đỏ khác người bị tiểu đường nên ăn với số lượng thịt ít và rau củ nhiều, nhằm giúp kiểm soát tốt lượng đường máu sau khi ăn tốt hơn
Trung Đức đã bình luận
hạt chia nên ăn cùng với thực phẩm gì tốt cho người tiểu đường
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Hạt chia là một nguồn thực phẩm tuyệt vời cho người bị tiểu đường. Bạn có thể ăn hạt chia kết hợp với các loại thực phẩm sau: Trái cây, sữa chua hoặc sữa thay thế, smoothie, các món ăn ngũ cốc, salad. Bạn cần lưu ý, dầu hạt chia hấp thụ tốt hơn khi hạt chia được băm hoặc nghiền nhỏ, nếu muốn tận dụng tối đa lợi ích của hạt chia bạn nên xay nhuyễn trước khi ăn.
Hữu Nghị đã bình luận
chào bs, tôi bị huyết áp cao 140 mmHg (huyết áp tâm thu), tôi khá thích các về thịt bò vây tôi có thể ăn những món chế biến từ thực phẩm này được không.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn! Bạn bị huyết áp cao vẫn có thể ăn thịt bò, nhưng cần lưu ý một số điều quan trọng để giữ cho chế độ ăn uống của bạn cân đối và tốt cho sức khỏe. Cần chọn phần thịt bò ít mỡ, chế biến đúng cách, dùng ít muối, kết hợp với rau xanh và cần kiểm soát phần lượng, không nên ăn quá nhiều một lúc.