Mang thai khiến mẹ bầu có cả trăm điều phải lo, nào thì cân nặng của con, hình thái bé, dinh dưỡng của mẹ …. và đặc biệt không thể bỏ qua chỉ số đường huyết trong thai kỳ. Bởi, chỉ số đường huyết giúp đánh giá nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ là bệnh lý phổ biến hiện nay gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy mức đường huyết an toàn cho mẹ bầu là bao nhiêu, mức đường huyết không an toàn là bao nhiêu, cũng như cách kiểm soát đường huyết để an toàn cho cả mẹ và bé? Tất cả sẽ được Giaocolam.vn giải đáp ngay dưới đây!
Mục lục
Đường huyết trong thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý xuất hiện do sự rối loạn lượng đường huyết trong máu trong quá trình mang thai. Tuy nhiên bệnh lý này chỉ phát triển trong quá trình mang thai của phụ nữ. Bệnh sẽ biến mất sau khi sinh em bé. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chứng bệnh tiểu đường thai kỳ
Chỉ số đường huyết an toàn cho bà bầu là bao nhiêu?
Khác với bệnh tiểu đường thông thường thì bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong quá trình phụ nữ mang thai và bệnh sẽ biến mất sau khi sinh con. Đối với bà bầu thì mức đường huyết an toàn là khi:
- Mức đường huyết đo được vào lúc thai phụ đói bụng ≤ 95mg glucose/100ml máu.
- Mức đường huyết đo được vào lúc thai phụ ăn xong sau 1h đồng hồ ≤ 180mg glucose/100ml máu.
- Mức đường huyết đo được vào lúc thai phụ ăn xong sau 2h đồng hồ ≤ 140mg glucose/100ml máu.
Mức đường huyết không an toàn cho bà bầu là bao nhiêu?
Mẹ bầu cần hiểu rõ chỉ số mức đường không an toàn là khi:
- Chỉ số BMI ≥ 30.
- Đo mức đường huyết vào lúc đói ≥ 150mg/dL.
- Đo mức đường huyết sau khi ăn 2h đồng hồ ≥ 140mg/dL.
Vì vậy bà bầu cần thường xuyên kiểm tra mức đường huyết để biết khi nào chỉ số này không an toàn để có cách khắc phục ngay giúp bảo vệ sức khỏe an toàn cho mẹ và bé. Lúc này mẹ bầu sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt phù hợp hay điều trị bằng thuốc giúp cân bằng mức đường huyết ở chỉ số cho phép.
Chỉ số đường huyết bà bầu cao gây ảnh hưởng gì?
Chỉ số tiểu đường tăng cao gây ra nhiều nguy hiểm lên sức khỏe của bà bầu cũng như em bé, vì vậy thai phụ nên hết sức cẩn trọng, đi khám thường xuyên để kiểm soát tốt chỉ số này.
Ảnh hưởng đối với thai phụ
- Dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận, dễ băng huyết sau khi sinh.
- Gây tăng nguy cơ xảy ra tình trạng tiền sản giật, sản giật.
- Hầu hết thai sẽ to hơn mức bình thường, đa ối, cân nặng của con khi sinh thường trên 4kg, điều này dễ gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ.
- Bà bầu ăn nhiều, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều dễ bị nhiễm nấm candida tái phát nhiều lần khó chữa khỏi dứt điểm.
- Tỉ lệ phải sinh mổ cao hơn sinh thường đồng thời nguy cơ rủi ro trong phẫu thuật rất cao.
- Tăng khả năng tình trạng thai lưu hoặc sảy thai không rõ nguyên nhân.
☛ Giành cho mẹ bầu: Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được?
Ảnh hưởng đối với thai nhi
- Em bé khi sinh ra dễ gặp tình trạng suy hô hấp, hạ canxi máu, hạ đường huyết, nguy cơ cao nhiễm bệnh tiểu đường do di truyền.
- Tăng cao tỉ lệ tử vong ở thai nhi và trẻ sơ sinh vào tuần đầu tiên sau khi em bé chào đời.
- Thai quá to trong quá trình sinh thường hoặc sinh mổ dễ bị sang chấn hoặc gãy xương.
- Nguy cơ dị tật bẩm sinh về thần kinh và cơ của thai nhi tăng cao.
Kết luận: Khi mức đường huyết không an toàn thì thai phụ cần được nghe tư vấn từ bác sĩ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.
Làm thế nào để biết đường huyết trong thai kỳ có an toàn?
Để nhận biết chỉ số đường huyết trong thai kỳ có an toàn hay không mẹ bầu nên làm xét nghiệm định lượng Glucose sớm. Thời gian làm xét nghiệm tốt nhất là vào tuần thứ 26-28 của thai kỳ để có kết quả mức đường huyết thai kỳ chính xác nhất.
Tuy nhiên theo các chuyên gia những mẹ bầu bị thừa cân, béo phì hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường, có thói quen ăn uống thiếu khoa học hoặc thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khát nước thì cần được xét nghiệm mức đường huyết sớm hơn người bình thường để xác định rõ chỉ số, từ đó các bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục sớm cho thai phụ. Tránh gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi.
Cách ổn định đường huyết trong thai kỳ
Mách mẹ bầu một số biện pháp giúp ổn định mức đường huyết trong thai kỳ
Hãy duy trì cân nặng lý tưởng trước khi bạn quyết định mang thai
- Trước khi quyết định mang thai bạn nên có kế hoạch duy trì cân nặng ở mức cho phép để khi mang thai không gặp nhiều khó khăn cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Thừa cân, béo phì tuy không phải là nguyên nhân chính gây ra tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh lý này.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Tự xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp cân bằng mức đường huyết an toàn cho bà bầu rất hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hơn 90% bà bầu chỉ cần có chế độ ăn uống đúng theo hướng dẫn của bác sĩ có thể kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình trong mức an toàn mà không cần sử dụng thuốc điều trị.
Chế độ ăn uống của thai phụ bị tiểu đường khó khăn hơn rất nhiều so với những mẹ bầu bình thường khác do phải kiểm soát tốt năng lượng, tinh bột, đường rất khắt khe trước khi hấp thu vào cơ thể. Dinh dưỡng phải đủ nuôi dưỡng thai nhi tuy nhiên lại không được làm tăng mức đường huyết trong cơ thể mẹ.
Bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn ra làm 5-6 lần mỗi ngày giúp lượng đường hấp thu vào cơ thể giảm 50% tổng năng lượng theo đúng phác đồ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Nên tăng cường thêm rau xanh và chỉ sử dụng sữa chuyên biệt giành cho người bị tiểu đường. Hạn chế ăn những loại thực phẩm chế biến công nghiệp và chất béo.
☛ Xem thêm bài viết chi tiết: Ăn gì khi bị tiểu đường thai kỳ để tốt cho cả mẹ và bé
Tăng cường vận động thể chất nhẹ nhàng
Vận động thể chất nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của mỗi bà bầu là cách phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ khá hiệu quả. nên trao đổi với bác sĩ để có thẻ lựa chọn được bộ môn luyện tập phù hợp nhất với thể trạng của bản thân. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên mỗi ngày bà bầu có thể giành ra 30 phút để đi bộ nhẹ nhàng hoặc bơi lội.