Trong tự nhiên có không ít cây thuốc có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường, kiểm soát tốt chỉ số đường huyết trong máu. Trong nội dung bài viết, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn một số “cây thuốc” quý có hiệu quả tốt đối với người tiểu đường. Cùng tham khảo nhé.
Cây mướp đắng ( khổ qua )
Đặc điểm:
Mướp đắng ( hay cây khổ qua ) có tên khoa học là Momordica charantia, đặc điểm thân leo thuộc dạng họ bầu bí
Lá màu xanh có lông tơ nhỏ, hoa màu vàng, quả mướp sần sùi, quả khi chín có màu vàng. Ăn có vị đắng có thể dùng để uống, xào, nấu canh …
Thành phần :
Gía trị dinh dưỡng trong 100g mướp đắng (luộc, để ráo, không cho muối) chứa:
Năng lượng:19 kacl; cacbohydrat: 4,32 g; đường: 95g; chất xơ thực phẩm: 2g; … và nhiều loại khác như chất béo, vitamin A, B, C, khoáng chất có lợi cho con người.
Tác dụng đối với bệnh tiểu đường:
Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường type 2, hãy uống một ly nước ép khổ qua mỗi ngày. Khổ qua không những giúp giảm lượng đường huyết trong máu cho bệnh nhân tiểu đường mà theo nhiều nghiên cứu, loại này còn có tác dụng phòng chống ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh …
Nước cốt mướp đắng tươi Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát
Khổ qua xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường.
Khổ qua xào thịt nạc: cách làm tương tự như trên, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chữa tiểu đường bằng mướp hương có hiệu quả?
Cây cà ri ( hồ lô ba )
Đặc điểm:
Cây ca ri hay hồ lô ba, khổ đậu ( tên khoa học Trigonella foenum-graecum) là cây thuộc họ Đậu. Phần lá của nó được dùng như cây thuốc để chữa bệnh, còn phần hạt được con người làm gia vị .Loại cây này khá phổ biến trên thế giới.
Thành phần: Các hạt cây ca ri ( hay hồ lô ba ) rất giàu pholysacarit galactomannan. Cây chứa các saponin như diosgenin, yamogenin, gitogenin, tigogenin và neotigogen. Các thành phần hoạt hóa sinh học khác còn có chất nhầy, tinh dầu và các ancaloit như cholin và trigonellin.
Tác dụng đối với bệnh tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường có thể hạ đường huyết bằng cách lấy một muỗng cà phê hạt ca ri đem ngâm vào cốc, để qua đêm, sau đó lọc lấy nước uống. Cũng có thể uống cùng với hạt, uống vào buổi sáng trong ngày là tốt nhất.
Cây Nha đam
Đặc điểm: Cây nha đam hay còn được gọi là cây Lô Hội, có tính hàn và vị đắng, chất gel bên trong cây để làm đẹp, chữa lành vết thương, giải độc …
Thành phần: gồm 23 loại axitamin, vitamin ( B1, B2, B5,B6,B12, axit folic, C, A,E) cùng các khoáng tố vi lượng ( Na, K, Ca, P, Cu, Fe, Mg, Mn, Cr )
Tác dụng đối với bệnh tiểu đường: Phần gel bên trong cây Lô Hội với lá nguyệt quế trộn với nửa muỗng nghệ. Dùng hỗn hợp này trước bữa ăn khoảng 1 tiếng có tác dụng làm giảm lượng đường huyết cho người bệnh tiểu đường (dùng bài thuốc này ngày 2 lần trước bữa ăn để đạt ).
Cây húng quế
Đặc điểm: Cây húng quế có tên khoa học Ocimum Basilicum là một loài rau thơm thuộc họ Hoa môi. Cây cao chứng 0.3m, lá rậm, xanh thẫm, mùi vị nồng. Ở một số nơi trên thế giới cây húng quế được làm để gia vị.
Đặc điểm: Lá thân cây đều màu xxanh hoặc lá xanh thân tím, cả lá và thân đều màu tím. Về mùi hương thì có loại ngả mùi quế, mùi chanh, mùi sả.
Tác dụng đối với bệnh tiểu đường: Húng quế và tía tô cũng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường. Lấy một nắm lá húng quế vò nát, đem hâm nước nóng vừa đủ, để chờ khoảng 15 phút, sau đó bỏ lọc cái chỉ lấy nước uống. Nếu vị nước khó uống quá ta có thể cho thêm một chút đường vào hòa cùng cho dễ uống hơn.
Hoặc bạn có thể ngắt trực tiếp các lá cây húng quế tươi sau đó rửa sạch nhai sống cho ít muối vào cho có vị thì nó cũng có tác dụng tương tự.
Lá xoài
Đặc điểm: Cây xoài là một cây trồng chủ yếu cho giá trị ăn quả, tuy nhiên bộ phận lá của loại cây này ít người được nó có tác dụng chữa bệnh đặc biệt đối với bệnh tiểu đường.
Tác dụng đối với bệnh tiểu đường: Uống nước lá xoài bằng cách luộc lên chắt lấy mỗi nước cốt cho người bệnh tiểu đường uống có tác dụng làm giảm đường huyết.
Lưu ý: Mỗi lần uống chỉ cần từ khoảng 3- 4 lá xoài không cần nhiều .Uống 1 ngày/ 1 lần vào buổi sáng, uống trước khi ăn. Không nên uống nhiều sẽ gây giảm lượng đường huyết nhanh nguy hiểm cho người bệnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài cực kì hiệu quả
Cây giảo cổ lam
Đặc điểm:
Giảo cổ lam hay nó còn được gọi với tên khác là cây cỏ thần kỳ, cây trường sinh. Từ lâu loại cây này được ví như cây thảo dược chữa bách bệnh. Uống trà giảo cổ lam thường xuyên có tác dụng trẻ lâu và kéo dài tuổi thọ.
Lá hình kép chân vịt, thân cây dạng thân neo, có quả và hạt. Khi nhai lá cây có vị chat sau đó dần ngọt .Cây chỉ thích nghi với những điều kiện đất đai: vùng núi cao, có nhiệt độ thấp, khí hậu mát .
Thành phần: Chứa các chất saponin, flavonoit. Số saponin của thất diệp đảm nhiều gấp 3-4 lần so với nhân sâm. Ngoài ra thất diệp đảm còn chứa các vitamin và các khoáng chất như selen, kẽm, sắt, mangan, photpho…
Tác dụng đối với bệnh tiểu đường: Khoa học đã chứng minh rằng cây giảo cổ lam có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường đặc biệt là tiểu đường tuýp 2, giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường: huyết áp, suy thận, các bệnh viêm nhiễm và các bệnh liên quan đến tim mạch.
Cách dùng : Bạn có thể sử dụng thành dạng trà uống thường xuyên hàng ngày.
Xem thêm: Tác dụng của giảo cổ lam với bệnh tiểu đường
Trên đây là một số loại cây thuốc chữa bệnh dân gian rất tốt với con người đặc biệt đối với những người bị bệnh tiểu đường .Với mỗi loại có cách dùng khác nhau mọi người có thể để ăn , xào hoặc lấy lá nước uống . Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh mà người bệnh cần phải thực hiện duy trì chế độ chọn lọc thức ăn rất khó khăn .Hy vọng trong bài viết này góp phần tạo thêm thực đơn món ăn có lợi cho những người điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn.