Tăng huyết áp là tình trạng phổ biến gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Do đó, việc thống nhất phác đồ điều trị cao huyết áp là điều cần được ưu tiên hàng đầu. Mong rằng bài viết dưới có thể trở thành nguồn tham khảo cho các bạn sinh viên y khoa hoặc người có nhu cầu tìm hiểu về cao huyết áp.
Mục lục
1. Phân loại huyết áp cao
Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim bơm máu cung cấp đi các cơ quan khác. Có hai chỉ số huyết áp mà bạn cần lưu ý:
- Huyết áp tâm thu: là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp.
- Huyết áp tâm trương: là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim giãn ra sau khi co bóp.
Người bệnh được xác định là cao huyết áp khi chỉ số huyết áp ở mức từ 140/90 mmHg trở lên. Tuy nhiên, tùy vào từng cách đó mà các chỉ số này có thể thay đổi khác nhau:
Để phân loại các mức độ cao huyết áp một cách chính xác thì chúng ta cần dựa vào chỉ số HA tâm thu và HA tâm trương sau khi đo đúng quy trình tại phòng khám và thực hiện bởi cán bộ ý tế có chuyên môn. Cụ thể, bảng phân loại huyết áp dành cho đối tượng là người trưởng hành và trẻ em trên 16 tuổi như sau:
☛ Đọc thêm: Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?
2. Chuẩn đoán tình trạng cao huyết áp
Đo huyết áp là điều kiện tiên quyết để chẩn đoán tình trạng huyết áp cao. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không chỉ đo 1 lần mà cần mất ít nhất 3 lần để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Một số điều cần lưu ý khi đo huyết áp như:
- Bệnh nhân ngồi thoải mái trong môi trường yên tĩnh 5 phút trước khi đó.
- Người bệnh không sử dụng caffein, uống rượu bia hoặc hút thuốc lá trong ít nhất 30 phút trước khi đo.
- Đo huyết áp 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút. Nếu 2 lần đo dầu có trị số cách nhau > 10 mmHg thì huyết áp được ghi nhận là trung bình 2 lần đo cuối.
Sau khi đo huyết áp, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng như:
- Xét nghiệm máu: Giúp xác định xem người bệnh có bị tăng huyết áp thứ phát do tình trạng sức khỏe nghiêm trọng không.
- Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện xem người bệnh có bị tiểu đường hay suy thận hoặc tác dụng phụ từ thuốc đang sử dụng góp phần làm tăng huyết áp hay không
- Điện tâm đồ (EKG): Nếu bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân gây cao huyết áp có liên quan đến tim mạch thì sẽ yêu cầu đo điện tâm đồ.
- Siêu âm tim: Sự bất thường ở tim có thể là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng huyết áp. Do đó, siêu âm tim có thể xác định người bệnh mắc cao huyết áp hay không.
☛ Chi tiết hơn tại: Làm sao để chẩn đoán cao huyết áp chính xác?
3. Khi nào bắt đầu điều trị huyết áp cao?
Thời điểm bắt đầu điều trị huyết áp cao không chỉ phụ thuộc vào chỉ số huyết áp đo được ở phòng khám mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nguy cơ tim mạch, bệnh thận, tiểu đường, tuổi tác.
Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, bác sĩ luôn yêu cầu người bệnh thay đổi lối sống kết hợp với việc sử dụng thuốc theo chỉ định. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp cao huyết áp ở quá trình khởi trị, bác sĩ đều khuyến khích người bệnh bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống trước. Sau đó dựa vào các yếu tố nguy cơ khác sẽ cân nhắc thuốc điều trị phù hợp.
Dưới đây là sơ đồ quá trình bắt đầu điều tùy theo mức huyết áp đo ở phòng khám ban đầu.
Riêng với trường hợp người bệnh có HA bình thường cao ( > 130-139/85-89 mmHg) nhưng kèm theo các bệnh lý liên quan đến tiểu đường, tim mạch, thận,… thì bác sĩ sẽ xem xét đến việc bắt đầu điều trị bằng thuốc. Đặc biệt ở người cao tuổi ( ≥ 80) cần điều trị ngay khi chỉ số HA tâm thu ≥ 160 mmHg.
Cụ thể, bảng dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ các trường hợp có ngưỡng huyết áp cần bắt đầu điều trị:
4. Mục tiêu điều trị
Huyết áp cao là căn bệnh mãn tính cần theo dõi và điều trị đúng lâu dài. Để rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời mang lại kết quả tốt nhất, bác sĩ thường đưa ra các mục tiêu điều trị bao gồm đưa chỉ số huyết áp về “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”.
Trong đó, chỉ số huyết áp mục tiêu” mà bệnh nhân cao huyết áp cần hướng tới là dưới mức 140/90 mmHg. Tuy nhiên, chỉ số này cũng sẽ cụ thể trong một số trường hợp đặc biệt như:
- Đối với bệnh nhân dung nạp với điều trị, ngưỡng huyết áp mục tiêu nên < 130/80 mmHg
- Đối với người già trên 80 tuổi cần ổn định dưới 150/90 mmHg.
- Đối với những người có nguy cơ tim mạch cao sẽ cần đạt mục tiêu dưới 130/80 mmHg.
- Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng thuốc huyết áp thì huyết áp tâm thu mục tiêu nên < 130 mmHg và thấp hơn nếu bệnh nhân dung nạp được.
Sau khi đạt đạt huyết áp mục tiêu, bác sĩ vẫn yêu cầu người bệnh tiếp tục duy trì theo phác đồ điều trị kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời nếu huyết áp có tăng cao trở lại.
5. Phác đồ điều trị cụ thể
Như đã trình bày ở trên, điều trị huyết áp cao cần kết hợp giữa thay đổi lối sống với sử dụng thuốc . Do đó, phác đồ điều trị sẽ được mô tả dưới đây:
Điều trị không dùng thuốc
Thay đổi lối sống khoa học, lành mạch chính là biện pháp điều trị không dùng thuốc dành cho người cao huyết áp. Đây cũng là cách mà hầu hết các bác sĩ đều khuyến khích người bệnh áp dụng trong quá trình điều trị. Để thay đổi lối sống lành mạnh, người huyết áp cao cần bắt đầu từ những thói quen như:
- Hạn chế tiêu thụ muối.
- Không sử dụng các chất kích thích từ thuốc lá, bia rượu, cà phê.
- Xây dựng chế độ ăn tốt cho tim mạch bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây, thay thế chất béo từ động vật bằng dầu từ thực vật, các loại hạt và axit báo không bão hòa omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá thu,…
- Kết hợp luyện tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe tim mạch. Tốt nhất người bệnh nên vận động thể lực mức độ vừa ít nhất 30 phút x 5-7 ngày/tuần với các bài đơn giản như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội.
- Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp, cố gắng giữ chỉ số cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9. Nếu bạn bị thừa cân béo phì hãy bắt đầu giảm cân bằng chế độ ăn uống kết hợp với luyện tập thể dục.
Điều trị dùng thuốc
Điều trị bằng thuốc hạ huyết áp là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả nhanh và hiệu quả nhất. Dựa vào cơ địa, mức đáp ứng thuốc của mỗi người, bác sĩ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Có 5 nhóm thuốc điều trị huyết áp cao thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc ức chế men chuyển
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin
- Thuốc chẹn beta
- Thuốc chẹn canxi
Cụ thể, quy trình điều trị huyết áp cao bằng thuốc được trình bày qua sơ đồ sau:
☛ Đọc chi tiết: Cách sử dụng đúng thuốc trị cao huyết áp
Theo dõi huyết áp sau điều trị
Sau khi khởi phát điều trị bằng thuốc, bác sĩ cần hẹn bệnh nhân tái khám ít nhất 1 lần trong 2 tháng đầu để đánh giá hiệu quả hạ huyết áp và phát hiện tác dụng phụ của thuốc (nếu có).
Trong thời gian đầu điều trị, tần suất tái khám sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh và các bệnh nền đi kèm. Khi đã đưa được huyết áp về chỉ số huyết áp mục tiêu, bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tái khám mỗi 3-6 tháng và tiến hành đánh giá lại các yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan đích mỗi 2 năm.
Trong quá trình theo dõi, bác sĩ luôn chú trọng động viên để tạo động lực cho bệnh nhân, căn dặn kỹ càng việc thay đổi lối sống và nhắc nhở người bệnh uống thuốc đầy đủ, đúng quy định.
7. Giảo cổ lam – Hỗ trợ điều trị, ổn định huyết áp
Ngoài việc hình thành thói quen lành mạnh kết hợp uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số loại trà có nguồn gốc từ tự nhiên để hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp. Trong đó, Giảo cổ lam Tuệ Linh là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Giảo cổ làm một loại thảo dược thiên nhiên rất nổi tiếng với công dụng hỗ trợ hạ và ổn định chỉ số huyết áp. Theo nghiên cứu của Trung tâm y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chững mình rằng: Uống giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric – một loại hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch. Từ đó, huyết áp được hạ xuống và duy trì ở mức ổn định. Không chỉ vậy, gypenosides có trong giảo cổ lam có tác dụng giảm nhịp tim, giảm sức cản ngoại vi, tăng thời gian co bóp tống máu, nhờ đó mà có thể hạ huyết áp một cách hiệu quả.
Ngoài ra, lượng lớn Adenosine có trong giảo cổ lam góp phần ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim đột ngột, kích hoạt giấc ngủ sinh lý, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Dựa trên nghiên cứu khoa học, công ty dược phẩm Tuệ Linh đã cho ra đời sản phẩm Trà giảo cổ lam Tuệ Linh và Viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh. Với nguồn dược liệu sạch chuẩn GACP, công nghệ sản xuất hiện đại mang lại chất lượng sản phẩm ưu việt, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dài hạn theo xuyên suốt cả một quá trình điều trị huyết áp cao mà không lo bất cứ tác dụng phụ nào. Hiện nay, Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm xem danh sách các nhà thuốc TẠI ĐÂY
Kết luận: Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ về phác đồ điều trị huyết áp cao. Hy vọng với những thông tin chia sẻ sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các bạn sinh viên y khoa. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotlline 1800 1190 để được giải đáp chi tiết.
Hoàng đã bình luận
có phải cứ bị huyết áp cao điều trị tôi đều phải dùng thuốc không bác sĩ
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Hoàng!
Không phải tất cả các trường hợp bị cao huyết áp đều phải sử dụng thuốc điều trị. Với những người bị huyết áp nhẹ, chuyên gia khuyến cáo thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để cải thiện. Tuy nhiên, khi chỉ huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì bắt buộc phải dùng thuốc điều trị. Anh tham khảo chi tiết tại đây https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-bao-nhieu-phai-uong-thuoc.html