Bạn khá hoang mang khi biết mình bị tiểu đường, bạn phân vân không biết mình bị loại nào, tuýp 1 hay tuýp 2. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn phân biệt 2 nhóm tiểu đường này, mời độc giả theo dõi ngay sau đây nhé.
Mục lục
Số liệu báo động về bệnh tiểu đường!
Tiểu đường được định nghĩa là một trong bệnh chuyển hóa mạn tính của cơ thể mà khi đó lượng glucose được cơ thể hấp thu vào không được sử dụng hiệu quả, quá trình này dẫn đến ứ đọng glucose trong máu. Căn bệnh này có thể kèm theo các rối loạn chuyển hoá như lipid, protid và glucid của cơ thể. Gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, năm 2015, trên thế giới có 415 triệu người đang sống chung với bệnh tiểu đường. Dự đoán đến năm 2040, con số này sẽ tăng lên đến 642 triệu người.
Tại Việt Nam, năm 2015, theo báo cáo của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, cả nước đã có 3,5 triệu ca mắc đái tháo đường và ước tính sẽ tăng lên 6,1 triệu người vào năm 2040.
Cũng trong năm 2015, theo điều tra của Bộ Y tế, nước ta có đến 68,9% số người bệnh tiểu đường chưa được phát hiện, chỉ có 28,9% người bệnh đang được quản lý bởi cơ sở y tế.
Một con số thống kê khác cho thấy Tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10%, còn tiểu đường type 2 chiếm 90% số ca mắc bệnh. Vậy làm thế nào để phân biệt tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2? Hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây!
Phân biệt tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2
1. Về cơ chế hình thành bệnh
Tiểu đường type 1: hay còn gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, bệnh nhân chủ yếu là người dưới 40 tuổi.
Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh lý tự miễn làm phá hủy tế bào beta của đảo tụy (các tế bào tiết insulin) làm cho đường không thể hấp thu vào tế bào để sử dụng mà tồn tại trong lòng mạch. Gây nên hiện tượng tăng đường huyết.
Tiểu đường type 2: hay còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin. Đây là loại bệnh tiểu đường diễn ra chủ yếu ở người lớn hơn 40 tuổi.
Nguyên nhân của bệnh không do tự miễn cũng không do sự phá hủy tế bào beta tuyến tụy. Đó là sự kém nhạy cảm với insulin do tuyến tụy tiết ra.
➤ Xem chi tiết hơn trong bài viết: Cơ chế hình thành tiểu đường
2. Về triệu chứng và biến chứng
Tiểu đường type 1 thường gây ra các triệu chứng điển hình của tiểu đường như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều. Ngoài ra, bệnh nhân bị tiểu đường type 1 còn có thể gặp tình trạng mệt mỏi uể oải, tứ chi vô lực, cáu gắt và tầm nhìn mờ.
Các triệu chứng này tiến triển nhanh trong vòng vài ngày đến vài tuần và thoái lui khi đạt được chế độ điều trị thích hợp. Các biến chứng trên tim, mắt não, thận thường đến sớm hơn và nguy cơ đe doạ tính mạng cao hơn những loại còn lại.
Nói về tiểu đường type 2, các triệu chứng của tiểu đường type 2 diễn ra kéo dài và âm thầm hơn so với tiểu đường type 1. Một số người bệnh chỉ vô tình phát hiện tiểu đường type 2 khi thăm khám một bệnh lý khác tại cơ sở y tế.
Các triệu chứng của tiểu đường type 2 cũng bao gồm các triệu chứng như uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, mắt mờ, tay chân tê bì dị cảm, các ổ viêm nhiễm lâu lành hoặc có các rối loạn sắc tố da vùng nếp gấp cổ hoặc nách.
Ngoài ra, các biến chứng của tiểu đường type 2 lên tim, mắt, não, thận, thần kinh, mạch máu của bệnh nhân cũng sẽ diễn ra từ từ và thường sau một thời gian bệnh khá lâu.
3. Về điều trị
Về điều trị, với tiểu đường type 1 bắt buộc người bệnh phải sử dụng insulin để ổn định đường huyết. Liều Insulin phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng bệnh và khả năng kiểm soát đường huyết đường ăn uống và luyện tập của bạn.
Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp với các nhóm thuốc khác như Pramlintide (Symlin) trước ăn để làm chậm hấp thu đường vào đường tiêu hoá, Aspirin liều thấp để phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch của bệnh tiểu đường, thuốc hạ áp và hạ mỡ máu để kiểm soát các nguy cơ tim mạch.
Đối với tiểu đường type 2, giai đoạn đầu của bệnh có thể không cần sử dụng thuốc chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ luyện tập. Hoặc người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc có tác dụng ức chế sản xuất glucose ở gan và tăng tính nhạy cảm của insulin ở mô ngoại vi như Metformin, hoặc Sulfonylurea kích thích tụy tiết insulin.
Tuy nhiên nhóm này (Sulfonylurea) có nhiều tác dụng phụ và phải được dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Giai đoạn muộn của bệnh đường huyết tăng cao, phương pháp để giải quyết vấn đề này là kết hợp giữ tiêm insulin và thuốc uống để đạt được hiệu quả điều trị.
Nếu bạn cảm thấy những dòng trên khó hiểu, đừng lo, bảng sau đây sẽ giúp bạn hình dung một cách chi tiết hơn!
Bảng: So sánh sự khác biệt tiểu đường type 1 và type 2
Tiêu chí phân biệt | Tiểu đường type 1 | Tiểu đường type 2 |
Độ tuổi |
|
|
Tỷ lệ mắc bệnh |
|
|
Nguyên nhân |
|
|
Triệu chứng chính |
|
|
Biến chứng |
|
|
Điều trị |
|
|
Phòng ngừa |
|
|
Bạn cần làm gì khi biết mình bị tiểu đường?
Hạn chế căng thẳng
Nhiều bạn khi nhận được kết quả xét nghiệm đường huyết cao bất thường sau khi về nhà thì tâm trạng lo âu, ăn uống không ngon, lúc nào cũng nơm nớp sợ hãi.
Tuy nhiên, bạn phải biết một điều thế này, tiểu đường là một căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nếu bạn biết cách kiểm soát tốt đường huyết, bạn hoàn toàn có thể chung sống hoà bình với nó đến già.
Rất nhiều người đã thành công thì tại sao bạn lại không? Vì vậy, u buồn quá độ không phải là điều mà bạn nên làm.
Thực hiện kiểm soát chế độ ăn kiêng tinh bột
Kiểm soát chế độ ăn kiêng tinh bột được xem là phương pháp có vai trò quan trọng nhất trong chiến lược điều trị tiểu đường. Thậm chí còn quan trọng hơn cả sử dụng thuốc.
Một số bạn khi bị mắc tiểu đường type 2 thường không có một sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Hậu quả là dẫn đến nhiều biến chứng không đáng có xảy ra.
Đây là một quan niệm sai lầm mà bạn cần phải nghiêm túc sửa đổi nếu muốn giữ ổn định chỉ số đường huyết của mình.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Người tiểu đường nên ăn gì tốt nhất
Luyện tập thể dục
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kiểm soát chế độ ăn cùng một chế độ luyện tập thể dục đều đặn 5 buổi/ tuần giúp bạn cải thiện đáng kể chỉ số đường huyết.
Nguyên nhân là do luyện tập thể dục giúp các tế bào trong cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, các tế bào beta được hồi phục để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Vì vậy hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày một tuần để bảo vệ sức khoẻ của mình các bạn nhé!
Kiểm tra đường huyết định kỳ
Kiểm tra đường huyết định kỳ là một công việc nên làm đối với tất cả bệnh nhân bị các vấn đề về tiểu đường. Nên kiểm tra đường huyết sau ăn bằng máy đo tiểu đường tại nhà ít nhất ngày 2 lần và đều đặn mỗi ngày để có những hướng xử trí thích hợp khi chỉ số đường thay đổi.
Không chỉ vậy, việc kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ giúp bạn theo dõi được tình trạng bệnh của mình, và do đó bạn sẽ đưa ra những điều chỉnh hợp lý trong hành vi sinh hoạt của mình.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ cải thiện tiểu đường
Có một số loại thảo dược có công dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả, kích hoạt insulin trong cơ thể hoạt động tích cực. Cho tới nay, được nghiên cứu bài bản và thử nghiệm lâm sàng thực nghiệm chỉ có giảo cổ lam có hiệu quả tốt trong điều trị tiểu đường.
Các hoạt chất quý có trong giảo cổ lam có tác dụng làm sạch cholesterol xấu trong máu mà còn có tác dụng ổn định đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Năm 2004, Viện Dược liệu TW kết hợp với Viện nghiên cứu Karolinska, Thụy Điển đã tìm ra môt hoạt chất mới từ cây Giảo Cổ lam, có tác dụng kích thích tạo insulin. Các nhà khoa học đã chứng minh được hoạt chất này là một saponin mới và đặt tên là Phanoside.
Thừ nghiệm trên chuột cho thấy rằng: phanoside đáp ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với phanoside khi nồng độ glucose cao tốt hơn khi ở nồng độ thấp. Điều này có nghĩa là Giảo cổ lam hầu như không có tác dụng hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở ngưỡng giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết trên đối tượng có nồng độ đường huyết cao.
Ứng dụng nghiên cứu khoa học, công ty dược phẩm Tuệ Linh cho ra đời sản phẩm chiết xuất từ giảo cổ lam, đó là: viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh và trà Giảo cổ lam Tuệ Linh. Sử dụng trà hoặc viên uống Giảo cổ lam hằng ngày có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
Sản phẩm được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng, nhận được sự tin tưởng và sử dụng của hàng triệu khách hàng nhiều năm qua. Có được điều này nhờ thành phần của giảo cổ lam Tuệ Linh được chiết xuất từ 100% từ thảo dược tự nhiên Giảo cổ lam 5 lá sạch đạt chuẩn GACP tại vùng trồng giảo cổ lam rộng lớn nhất Việt Nam kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại mang lại chất lượng cao cho sản phẩm.
Hiện sản phẩm đã được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm để xem chi tiết danh sách các nhà thuốc TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/difference-between-type-1-and-type-2-diabetes
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2812756/
Vân đã bình luận
bà em bị tiểu đường tuýp 2 ở giai đoạn 1, giai đoạn nhe. Bệnh có dễ điều trị hơn tiểu đường tuýp 1 không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn Vân!
Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là 2 dạng của bệnh tiểu đường. Không thể so sánh loại nào dễ điều trị hơn bởi tùy tình trạng của từng người bệnh, điều trị sẽ khác nhau. Bạn nên đưa bà đi thăm khám cụ thể, bệnh ở thể nhẹ bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt, có thể dùng thuốc nếu cần thiết. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!