Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính khá phổ biến hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng tim mạch khá nghiêm trọng như suy tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não… Tăng huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng!” mà bạn không nên chủ quan. Cùng tìm hiểu về sinh lý bệnh tăng huyết áp ngay sau đây nhé.
Mục lục
Tăng huyết áp là gì?
Huyết áp được đo bằng đơn vị là milimét thủy ngân (mmHg ), dụng cụ đo là huyết áp kế đặt ở động mạch của cánh tay. Đây là vị trí có áp suất gần giống áp suất khi máu rời trái tim, một số trường hợp đặc biệt sẽ đo cả huyết áp ở mạch kheo của chân. Trong đó, áp suất cao nhất là thời điểm khi tâm thất co (huyết áp tâm thu – HATT) đẩy máu ra khỏi tim. Huyết áp thấp nhất khi tâm thất giãn để tiếp máu, hút máu về tim (còn gọi là huyết áp tâm trương – HATTr).
Tăng huyết áp (cao huyết áp) là tình trạng bệnh lý mạn tính, trong đó áp lực máu có tác dụng lên thành mạch đo được ở động mạch tăng cao. Tăng huyết áp thường không gây ra triệu chứng, nhưng nếu để lâu dài sẽ trở thành yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ, suy tim, mạch vành, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính, suy giảm trí nhớ… Theo nhận định, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn tới tử vong sớm trên toàn thế giới.
Tăng huyết áp được phân thành tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát. Trong đó:
- Tăng huyết áp nguyên phát: Chiến tới 90 – 95% số ca bệnh, được dùng để chỉ các trường hợp không xác định được bệnh nguyên gây ra tăng huyết áp rõ ràng. Các yếu tố làm tăng nguy cơ như ăn nhiều muối, béo phì, hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia.
- Tăng huyết áp thứ phát: Chiếm 5 – 10% còn lại, là tăng huyết áp do nguyên nhân có thể xác định được ví dụ như bệnh thận mạn, hẹp động mạch thận, rối loạn nội tiết hoặc do sử dụng thuốc tránh thai.
Tăng huyết áp được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu ≥ 130 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 80 mm Hg hoặc đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp. Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam huyết áp cao chiếm khoảng trên 35% số trường hợp tử vong trên toàn quốc.
Thực hiện các biện pháp kiểm soát huyết áp có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn tới các tình trạng sức khỏe khác, thậm chí dẫn tới tử vong.
Sinh lý bệnh tăng huyết áp
Phần lớn các trường hợp tăng huyết áp là nguyên phát, tăng sức cản ngoại vi (là sự cản trở của mạch máu) chiếm áp lực cao khi cung lượng tim vẫn ở mức bình thường. Có bằng chứng cho thấy những người trẻ tuổi bị tiền tăng huyết áp (tăng huyết áp ngoại biên có cung lượng tim cao, nhịp tim cao và kháng ngoại vi bình thường). Những người này khi về già sẽ phát triển đặc điểm điển hình của tăng huyết áp nguyên phát, khi mà cung lượng tim giảm và sức cản ngoại vi tăng lên theo tuổi tác. Tuy nhiên, cho tới nay cơ chế này có phải điển hình hay không của tất cả trường hợp bị tăng huyết áp còn đang tranh cãi.
Bệnh tăng huyết áp, sức cản ngoại vi tăng lên xác định chủ yếu do sự thu hẹp cấu trúc của động mạch nhỏ và tiền động mạch. Sự giảm số lượng hoặc mật độ của các mao mạch cũng góp phần làm tăng sức cản.
Cho tới nay, vẫn chưa rõ liệu sự co mạch của các tiểu động mạch có vai trò trong tăng huyết áp hay không. Huyết áp tăng có liên quan tới độ giãn nở của tĩnh mạch ngoại biên, làm tăng hồi lưu tĩnh mạch, tăng tiền gánh cho tim, cuối cùng dẫn tới rối loạn chức năng tâm trương.
Sự chênh lệch giữa huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr) gọi là áp lực mạch thường tăng ở đối tượng người già bị tăng huyết áp. Khi HATT cao bất thường mà HATTr chỉ số bình thường hoặc thấp sẽ gây ra tình trạng tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Người già bị tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp tâm thu đơn độc được giải thích do tăng độ cứng của động mạch, đi kèm với lão hóa. Và có thể chính tình trạng tăng huyết áp gây ra tăng độ cứng động mạch.
Có nhiều cơ chế được đề xuất nhằm giải thích cho sự gia tăng sức cản ngoại vi trong bệnh lý tăng huyết áp. Và hầu hết các bằng chứng đều có liên quan tới sự rối loạn bài tiết muối và nước của thận, đặc biệt là bất thường trong hệ thống renin–angiotensin trong thận). Hoặc do các bất thường ở hệ thần kinh giao cảm.
Các cơ chế này không mâu thuẫn nhau và có cũng có trường hợp là cả 2 cơ chế đều đóng góp mức độ nào đó trong hầu hết các trường hợp tăng huyết áp vô căn (nguyên phát). Cũng có ý kiến cho rằng, rối loạn chức năng nội mô và viêm mạch máu là yếu tố góp phần làm tăng sức cản ngoại vi, tổn thương mạch máu trong tăng huyết áp.
Các nghiên cứu về tăng huyết áp có đề cập tới Interleukin 17. Đây là yếu tố làm tăng sản xuất một số tín hiệu hóa học khác của hệ thống miễn dịch được cho là có liên quan đến tăng huyết áp như yếu tố hoại tử khối u alpha, interleukin 1, interleukin 6 và interleukin 8.
Chế độ ăn uống quá nhiều natri hoặc thiếu kali cũng dẫn tới dư thừa natri nội bào, co cơ trơn mạch máu, làm hạn chế lưu lượng máu và khiến huyết áp tăng cao.
Tìm hiểu về cơ chế tăng huyết áp
Tăng huyết áp nguyên phát
Có nhiều cơ chế gây ra tình trạng tăng huyết áp bao gồm các biến đổi về huyết động, thần kinh, dịch thể gây ra tăng huyết áp nguyên phát. Cụ thể như sau:
1. Biến đổi về huyết động
Hiện tượng tăng huyết áp do tần số tim và lưu lượng tim tăng lên. Khi tần số tim, lưu lượng tim tăng dần ở thời kỳ đầu sẽ có hiện tượng co mạch nhằm mục đích phân bổ lại máu lưu thông từ ngoại vi về tim phổi. Từ đó, sức cản mạch máu cũng tăng dần.
Đối với các biến đổi về huyết động, hệ thống động mạch bị tổn thương sớm hơn so với hệ thống mạch máu trong cơ thể. Các tiểu động mạch bị biến đổi co mạch mà các mạch máu lớn cũng có vai trò về huyết động trong tăng huyết áp. Khi thông số độ giãn động mạch giảm cho thấy độ cứng của các động mạch lớn, là diễn biến huyết áp tăng lên các động mạch. Tình trạng này diễn biến lâu dài gây tăng công tim và gây phì đại thất trái.
2. Biến đổi về thần kinh
Ảnh hưởng của hệ giao cảm trong thời kỳ đầu có biểu hiện tần số tim và lưu lượng tim tăng. Hệ thần kinh tự động giao cảm được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương hành não – tủy sống. Cả hai hệ này liên hệ nhau qua trung gian các thụ cảm áp lực.
Các thụ cảm áp lực được điều chỉnh ở mức cao nhất và với ngưỡng nhạy cảm cao nhất trong tăng huyết áp.
3. Biến đổi về dịch thể
- Hiện nay, hệ Renin-Angiotensine Aldosterone (RAA) đã được chứng minh có vai trò quan trọng. ngoài tác dụng ngoại vi còn có tác dụng trung ương ở não gây tăng huyết áp qua các thụ thể angiotensine II.
- Vasopressin (ADH): Được biết đến có vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh tăng huyết áp do có tác dụng trung ương giảm huyết áp (qua trung gian sự tăng tính nhạy cảm thần kinh trung ương đối với phản xạ từ xoang động mạch cảnh và quai động mạch chủ) tác dụng ngoại vi co mạch.
- Chất Prostaglandin: Có tác dụng trung ương là tăng huyết áp, tác dụng ngoại vi làm giảm huyết áp.
Bên cạnh đó, có vai trò của hệ Kalli-Krein Kinin (K.K.K) trong bệnh lý tăng huyết áp và một số hệ có vai trò chưa rõ ràng như hệ Angiotensine trong não và các encephaline, hệ cường dopamine biến đổi hoạt động thụ cảm áp lực.
Tăng huyết áp thứ phát
Cơ chế sinh bệnh của tăng huyết áp thứ phát phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là cơ chế gây tăng huyết áp thứ phát do nguyên nhân thường gặp như:
Xơ vữa động mạch: Lượng cholesterol dư thừa trong máu, đọng lại ở thành mạch tạo thành mảng gây thoái hóa vách mạch dẫn tới xơ hóa. Kết hợp với hiện tượng lắng đọng canxi khiến thành mạch dày và cứng hơn, độ đàn hồi của thành mạch dần giảm. Hệ quả sức cản ngoại vi tăng lên gây tăng huyết áp.
Bệnh lý thận gây thiếu máu thận: Khi thận bị thiếu máu gây thiếu oxy, dẫn tới cầu thận tăng tiết renin. Renin được biết đến có tác dụng hoạt hóa angiotensinogen và các phản ứng tiếp theo để tăng tổng hợp chất angiotensin II – chất này có tác dụng làm tăng huyết áp.
Bệnh về nội tiết:
- U tuyến thượng thận: Dẫn đến cường aldosteron hoặc u tủy thượng thận là thủ phạm gây cao huyết áp
- Hội chứng Cushing: Làm tăng tiết glucocorticoid và mineralocorticoid gây ứ natri và giữ nước khiến huyết áp tăng…
Dùng thuốc: Sử dụng Oestrogen làm tăng tổng hợp tiền chất renin; sử dụng corticoid kéo dài gây cường giúp có thể gây ra huyết áp cao.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp
Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp phải kể đến:
1. Đối tượng có nguy cơ không thể thay đổi
- Tuổi tác: Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc tăng huyết áp ngày càng cao.
- Về giới tính: Nữ có tỷ lệ mắc thấp hơn nam, nhưng sau 70 tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh ngang nhau.
- Chủng tộc: Người da đen có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn.
- Tiền sử gia đình: Gia đình có cha hoặc mẹ bị tăng huyết áp thì nguy cơ của bạn mắc bệnh lý này sẽ cao hơn những người khác.
2. Đối tượng có nguy cơ có thể kiểm soát
- Người thừa cân, béo phì
- Người lười vận động, không thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
- Thói quen ăn mặn, nhiều hơn 5mg muối/ngày.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu chất xơ, ít bổ sung các loại trái cây trong khi đó lại dung nạp quá nhiều chất béo.
- Hút thuốc lá, thuốc lào, sử dụng các chất kích thích (đặc biệt là nicotin gây kích thích hệ thần kinh giao cảm dẫn tới co mạch và gây huyết áp cao).
- Sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu bia
- Căng thẳng, trầm cảm kéo dài
- Sử dụng thuốc trong thời gian dài như thuốc chứa corticoid, thuốc tránh thai…
- Rối loạn lipid máu dẫn tới xơ vữa động mạch, động mạch đàn hồi kém nên dễ gây tăng huyết áp.
- Tiểu đường (người mắc bệnh tiểu đường có tỷ lệ bị tăng huyết áp cao gấp 2 lần so với người bình thường).
Hướng dẫn giảm nguy cơ tăng huyết áp
Để kiểm soát và quản lý huyết áp ở mức an toàn một cách hiệu quả bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Hãy thực hiện những điều sau đây để kiểm soát tốt huyết áp của mình nhé
Giữ cân nặng mức khỏe mạnh
Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao. Thừa cân có thể gây gián đoạn hô hấp khi người bệnh ngủ, làm tăng huyết áp hơn. Giảm cân về mức cân nặng hợp lý giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt hơn. Chỉ giảm một lượng nhỏ cân nặng thôi cũng có ảnh hưởng rất tích cực giúp giảm huyết áp. Huyết áp có thể giảm khoảng 1mm thủy ngân (mmHg) với mỗi kg (2,2pound) trọng lượng bị mất.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Thể dục thể thao mỗi ngày có thể làm huyết áp giảm từ 5 – 8mn Hg. Điều quan trọng là bạn phải tiếp tục tập thể dục để giữ cho huyết áp không bị tăng trở lại. Hãy dành ít nhất 30 phút để hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày. Với những người hoạt động thể chất thường xuyên, có thể đưa huyết áp về mức an toàn hơn.
Bên cạnh đó, cần ngủ đủ giấc và đúng giờ không chỉ giúp bạn cải thiện huyết áp mà còn giúp cơ thể tái tạo năng lượng cho ngày làm việc mới. Hạn chế stress, lo âu, tinh thần luôn tích cực và vui vẻ.
Chế độ ăn uống lành mạnh
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối bao gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại rau xanh, các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt da cầm không da, thịt nạc, cá…. Hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol và acid béo no.
- Giảm lượng muối ăn trong bữa ăn hàng ngày, chỉ nên dùng 1 thìa cà phê nhỏ, tương đương 5g muối mỗi ngày giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tăng huyết áp từ 5 – 6 mmHg.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn: Hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn đều có chứa natri, bạn hãy hạn chế nhóm thực phẩm này khỏi thực đơn ăn uống mỗi ngày nhé.
- Hạn chế uống rượu bia: Rượu bia có ảnh hưởng xấu tới huyết áp, bạn nên hạn chế loại đồ uống này. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này, bạn có thể nhờ tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
- Ngưng hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nó cũng giảm nguy cơ mắc bệnh lý về tim, cải thiện sức khỏe tổng thể và kéo dài tuổi thọ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dinh dưỡng để ổn định huyết áp cao?
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Huyết áp tăng quá cao so với giới hạn cho phép hoặc có nguy cơ tim mạch đi kèm, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như các bệnh lý khác đi kèm mà bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc phù hợp nhất. Một số nhóm thuốc thường được kê nhự thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh calci, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc chẹn beta giao cảm.
Bạn cần sử dụng thuốc đúng theo liều lượng, thời điểm, không tự ý ngưng thuốc ngay khi huyết áp đã giảm về mức bình thường. Nếu có biểu hiện bất thường gì khi dùng thuốc cần thông báo cụ thể cho bác sĩ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc đặc trị cao huyết áp thường được kê đơn!
Giảo cổ lam Tuệ Linh – Giải pháp vàng cho người bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy giảo cổ lam có chứa hoạt chất Phanosid có tác dụng hạ đường huyết gấp 5 lần so với Glibenclamide (hoạt chất thường có trong các thuốc tiểu đường hiện nay).
Kế thừa kết quả các nghiên cứu lâm sàng cây giảo cổ lam, Công ty TNHH Tuệ Linh cho ra mắt 2 sản phẩm chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên. Đó là viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh và trà Giảo cổ lam Tuệ Linh.
Nguồn nguyên liệu giảo cổ lam sạch theo tiêu chuẩn GACP được trồng tại khu trồng dược liệu rộng lớn tại Mộc Châu, Sơn La theo tiêu chuẩn 5 không: không phân bón, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, nguồn nước không ô nhiễm, không khí không ô nhiễm. Quá trình sản xuất trà Giảo cổ lam Tuệ Linh được kiểm soát nghiêm ngặt, tại nhà máy của công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP – WHO nhằm giữ được tối ưu hoạt chất có trong dược liệu.
Hơn 10 năm ra đời và phát triển, các sản phẩm Trà và viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh nhận được sự tin tưởng của hàng triệu người dùng Việt đồng hành trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh cholesterol máu cao, tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, giúp tăng cường sức khỏe… Không những thế, Giảo cổ lam Tuệ Linh còn vinh dự được trao tặng các chứng nhận, giải thưởng của những tổ chức uy tín. Cũng bằng chính chất lượng của sản phẩm, năm 2014, Giảo cổ lam đã chinh phục được thị trường quốc tế như Đức và Slovakia, mở ra con đường hội nhập thế giới.
Mua Trà giảo cổ lam và Viên uống giảo cổ lam Tuệ Linh gần bạn nhấtTẠI ĐÂY