Tiểu đường là một căn bệnh mạn tính khá phổ biến hiện nay. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Để tránh được những hệ lụy này, việc tầm soát biến chứng tiểu đường là rất cần thiết, nó giúp hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về tầm soát biến chứng tiểu đường qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Thực trạng bệnh tiểu đường
Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay trên thế giới được Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) thống kê vào năm 2015 là có hơn 415 triệu người (độ tuổi tuổi từ 20-79). Nghĩa là cứ 11 người thì sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Con số này dự đoán vào năm 2040 sẽ còn tăng lên tới khoảng 642 triều người. Tức là trong 10 người sẽ có 1 người bị tiểu đường.
Tuy nhiên trên thực tế, gần một nửa số người đang sống chung với bệnh tiểu đường không biết mình mắc bệnh. Điều ngày đồng nghĩa với cứ 2 người mắc tiểu đường thì 1 người không biết mình mắc bệnh. Cho đến khi họ được chẩn đoán tại bệnh viện, lúc này thường thì bệnh đã tiến triển nặng kèm theo các biến chứng nguy hiểm.
Tại Việt Nam, dựa vào báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), số người mắc bệnh tiểu đường năm 2015 là 3,5 triệu người. Nhưng Bộ Y tế cho biết các cơ sở y tế chỉ có 28,9% số người tiểu đường được tiếp nhận và được quản lý tại cơ sở y tế. Tức là có đến 68,9% người mắc bệnh tiểu đường chưa được phát hiện và điều trị. Dự đoán vào năm 2040, số bệnh nhân mắc tiểu đường ở Việt Nam có thể tăng lên 6,1 triệu người, tăng 74,3% – Điều này phản ánh tỷ lên gia tăng nhanh chóng của căn bệnh đái tháo đường.
☛ Tìm hiểu thêm: Hiểu đúng và đủ về Bệnh Tiểu Đường!
2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Biến chứng của bệnh tiểu đường cơ bản được chia làm 2 loại: biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. Trong đó:
- Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể hôn mê và dẫn đến tử vong.
- Biến chứng mạn tính diễn ra trong thời gian dài, gây một số rối loạn chức năng các cơ quan, tổn thương cơ thể một cách từ từ và lâu dài.
Biến chứng cấp tính
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết xảy ra khi não và cơ thể không được cung cấp máu đầy đủ. Chỉ số đường huyết dưới 70mg/dl (hoặc <3,9mmol/l) thì được xem là hạ đường huyết hoặc đường huyết thấp. Biến chứng này có thể xảy ra khi người bệnh thực hiện chế độ ăn kiêng quá khắc nghiệt hoặc sử dụng quá liều các thuốc hạ đường huyết, dùng thuốc khi đói hoặc hoạt động thể lực cường độ cao, quá mức.
Khi bị hạ đường huyết, người bệnh sẽ có cảm giác đói, nhức đầu, choáng váng, tâm trạng lo lắng, bứt rứt, tim đập nhanh, vã mồ hôi, tay chân run rẩy, cử chỉ chậm chạp. Nếu lượng đường trong máu giảm xuống mức quá thấp mà không được cấp cứu kịp thời có thể khiến não bị tổn thương hoàn toàn, không thể phục hồi dẫn đến hôn mê, thậm chí tử vong.
Nhiễm toan ceton
Nhiễm toan ceton là biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường, de dọa đến tính mạng của người bệnh. Cụ thể, tình trạng thiếu hụt insulin ở bệnh nhân tiểu đường làm giảm chuyển hóa glucose, tăng phân giải lipid, tăng tổng hợp thể ceton dẫn đến nhiễm toan ceton.
Biến chứng này thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type I hơn ở người đái tháo đường type II.
- Ở bệnh nhân mắc tiểu đường type 1: Nhiễm toan ceton có thể xảy ra khi người bệnh bị nhiễm trùng cấp tính, chẳng hạn như cúm, viêm phổi hoặc viêm dạ dày ruột, đặc biệt là ở những bệnh nhân không tuân thủ điều trị hoặc điều trị không đủ liều insulin.
- Ở bệnh nhân mắc tiểu đường type 2: Nhiễm toan ceton rất hiếm gặp ở bệnh tiểu đường type 2, tuy nhiên nếu người tiểu đường tuýp 2 mắc một bệnh nghiêm trọng khác như: nhiễm trùng nặng, viêm tụy cấp, nhồi máu cơ tim, hoặc đang điều trị bằng steroid thì biến chứng này vẫn có thể xảy ra.
Người bị nhiễm toan ceton sẽ xuất hiện các triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau bụng, hơi thở có mùi ceton (mùi của trái cây), cảm thấy khát nhiều, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể hôn mê trong vòng vài giờ, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Khoảng 5% bệnh nhân tử vong vì biến chứng này.
Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu
Tăng áp lực thẩm thấu máu là một hội chứng rối loạn đường huyết nặng nhưng không có ceton trong máu và nước tiểu. Điều này xảy ra do tình trạng glucose trong máu cao dẫn đến đi tiểu nhiều và mất nước. Cơ thể mất nước khiến máu trở nên cô đặc và lượng đường trong máu tăng ca hơn nữa. Lúc này cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa trong nước tiểu càng làm cho tình trạng mất nước trở nên trầm trọng, gây hôn mê, bất tỉnh.
Tăng áp lực thẩm thấu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường type 2, khi áp lực thẩm thấu lớn hơn 320 – 330 mOsm/kg. Đặc biệt nếu bệnh nhân là người cao tuổi, nguy cơ gặp phải biến chứng càng cao hơn. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, lờ mờ, thường xuyên cảm thấy đói, uống nhiều nước dẫn đến đi tiểu nhiều, sụt nhiều cân không rõ nguyên do,…
Tình trạng hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu gặp phải trường hợp này người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu ngay lập tức. Phương pháp điều trị biến chứng này thường là truyền dịch hoặc insulin liều thấp, sau đó theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh.
Nhiễm toan acid lactic
Nhiễm toan acid lactic là một biến chứng nghiêm trọng, tuy hiếm gặp nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân gây nhiễm toan acid lactic là do nồng độ acid lactic trong máu tăng quá cao, khiến người bệnh nôn nhiều, rối loạn ý thức, thân nhiệt giảm, nhịp thở không ổn định, da tái nhợt và giảm huyết áp.
Biến chứng này thường xuất hiện đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường type 2, dẫn đến hôn mê chỉ sau vài giờ. Do đó, nếu bạn hay người thân trong gia định có tiểu sử mắc tiểu đường type 2 thì cần đặc biệt chú ý đến tình trạng này.
Biến chứng mãn tính
Biến chứng mạch máu lớn
Lượng đường trong máu cao, lâu ngày sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa, làm hẹp động mạch lớn gây nên các bệnh về động mạch vành (nhồi máu cơ tim); động mạch não (tai biến mạch mạch máu não, xuất huyết não); động mạch ngoại biên. Cụ thể:
- Động mạch vành: Khi bị biến chứng mạch vành do tiểu đường gây nhồi máu cơ tim, bạn sẽ không có những triệu chứng rõ ràng như người mắc bệnh mạch vành thông thường nhưng lại có nguy cơ tử vong cao gấp 4 lần.
- Động mạch não: Biến chứng động mạch não ở bệnh nhân tiểu đường thường gặp là các tai biến mạch máu não như xuất nhồi máu não, xuất huyết não. Người mắc phải tình trạng này nguy cơ đối diện với tử vong cao gấp 2 lần bình thường, đồng thời cũng để lại những di chứng tàn tập, ảnh hưởng vĩnh viễn đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.
- Bệnh động mạch ngoại biên: Tắc nghẽn mạch máu ở chân dẫn đến loét lở bàn chân, thậm chí có thể cắt cụt chi do họa tử đầu chi. Ngoài ra, động mạch ngoại biên còn gây hoại tử khô ngón chân, tạo nên những mảng da sẫm, có khi gây viêm mô tế bào nhiễm khuẩn ở mu chân hoặc gan chân – tình trạng này còn được gọi là bàn chân tiểu đường.
Biến chứng mạch máu nhỏ
Tình trạng tăng đường huyết kéo dài ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ. Tổn thương sẽ tiến triển nặng hơn nếu bạn bị tăng huyết áp kèm theo. Ba biến chứng về mạch máu nhỏ mà bạn có thể gặp phải khi bị tiểu đường gồm: Biến chứng võng mạc, biến chứng thận và biến chứng thần kinh.
- Biến chứng võng mạc: Tình trạng này xảy ra do đường huyết của bạn cao kéo dài, kèm theo tăng huyết áp và lượng cholesterol trong máu tăng cao dẫn tới tổn thương các mạch máu võng mạc. Lúc này võng mạc của bạn đã bị tổn thương nặng nề gây phù điểm hoàng, xuất tiết võng mạc,… Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến thị lực bị suy giảm, thậm chí là mù lòa.
- Biến chứng thận: Đường huyết tăng cao gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận khiến thận mất dần khả năng lọc máu, gây nhiều bệnh lý ở thận như suy thận, xơ cầu thận, hội chứng thận hư,…. Trong thời gian đầu bị bệnh, bạn sẽ không có bất cứ biểu hiện khác thường nào cho đến khi thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu. Lúc này khi suy thận đã tiến triển nặng, người bệnh chỉ có thể điều trị bằng cách lọc máu thường xuyên và ghép thận.
- Biến chứng thần kinh: Đường huyết tăng cao gây tổn thương đến các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh. Nếu các dây thần kinh ngoại vi bị tổn thương, người bệnh thường có các biểu hiện như: tê như kiến bò, châm chích, bỏng rát ở các chi. Hệ thần kinh thực vật cũng dễ bị tổn thương do tiểu đường. Đây là hệ thần kinh có vai trò điều hòa huyết áp, chi phối hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ sinh dục. Do đó, triệu chứng thường gặp khi bạn bị tổn thương thần kinh thực vật là tụt huyết áp, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, liệt bàng quang, rối loạn tiêu hóa, lãnh cảm, rối loạn chức năng sinh dục…
Biến chứng nhiễm khuẩn
Do đường huyết tăng cao vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, vừa làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Từ đó gây nên các biến chứng nhiễm khuẩn trên khắp cơ thể như:
- Nhiễm khuẩn da, niêm mạc, mụn nhọt, viêm mủ chân răng.
- Nhiễm nấm trong miệng, vùng kín, nách, bẹn.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm đài bể thận cấp có thể dẫn tới suy thận.
- Nhiễm khuẩn phận sinh dục: Viêm âm đạo, âm hộ và phần phụ ở phụ nữ mắc tiểu đường.
- Lao phổi và lao thận cũng là do vi khuẩn gây ra.
Rối loạn chức năng gan
Theo các nghiên cứu cho thấy, bệnh viêm gan không do rượu hầu hết xuất phát từ nguyên nhân tiểu đường. Cụ thể, bệnh nhân tiểu đường dễ mắc các rối loạn chuyển hóa lipid trong máu gây gan nhiễm mỡ, rối loạn chức năng gan và có thể dẫn đến xơ gan. Biến chứng xơ gan gan ở bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong rất cao.
☛ Đọc chi tiết: Bệnh tiểu đường thận trọng với các biến chứng
3. Lợi ích của việc tầm soát biến chứng tiểu đường
Với những biến chứng nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây ra, việc tầm soát biến chứng tiểu đường là rất cần thiết. Nó đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh như:
Phát hiện sớm được bệnh và kiểm soát tốt hơn: Nếu như bệnh tiểu đường được kiểm soát ngay từ khi mới khởi phát thì người bệnh hoàn toàn có thể hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, căn bệnh này lại tiến triển âm thầm, rất khó phát hiện. Vì vậy, tầm soát tiểu đường là cách hữu hiệu nhất giúp phát hiện bệnh ngay từ những dấu hiệu đầu tiên.
Ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh: Tầm soát biến chứng tiểu đường có thể kiểm soát, ngăn chặn được những ảnh hưởng không đáng của của các biến chứng này lên sức khỏe bên trong, thẩm mỹ bên ngoài, tâm lý và cả tính mạng của người bệnh.
Tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị: Điều trị bệnh tiểu đường đời hỏi bệnh nhân phải hiên nhẫn bởi quá trình điều trị diễn ra trong thời gian dài, đồng thời cho phí điều trị cũng rất đắt đỏ. Do đó, tầm soát được biến chứng tiểu đường đồng nghĩa với việc ngăn ngừa được bệnh tiến triển nặng, từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị cho người bệnh
Nhận được sự tư vấn của bác sĩ: Thông qua một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định được mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp. Việc cần làm của bạn là tuân thủ những chỉ định mà bác sĩ đề ra, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống, luyện tập, thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
4. Ai nên tầm soát biến chứng tiểu đường?
Nhiều người luôn cho rằng, tiểu đường chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lên người trẻ mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là do lối sống kém lành mạnh như: ăn nhiều thực phẩm chứa đường và chất béo, thói quen lười vận động, stress, thừa cân béo phì,… Do đó, bệnh tiểu đường có thể xảy ra với bất cứ ai. Xong vẫn có một số nhóm đối tượng đặc biệt có khả năng bị tiểu đường cao hơn. Những nhóm này được bác sĩ khuyến khích nên chủ động tầm soát tiểu đường và biến chứng tiểu đường, cụ thể:
Đối với tiểu đường type 1:
- Người có bố mẹ, ông bà hay người thân trong gia đình từng mắc tiểu đường.
- Người có bệnh về tuyến tụy.
- Người bị nhiễm trùng có thể làm tổn thương tuyến tụy
Đối với tiểu đường type 2:
- Béo phì hoặc thừa cân.
- Người trên 45 tuổi
- Người có lối sống ít vận động, ăn uống không lành mạnh.
- Tiền sử gia đình từng có người mắc tiểu đường.
- Hội chứng buồng trứng đa năng.
- Suy giảm dung nạp glucose.
- Kháng insulin.
5. Tầm soát biến chứng tiểu đường như thế nào?
Vì bệnh tiểu đường diễn ra âm thầm nên rất khó phát hiện. Khi bệnh tiến triển nặng kèm theo các biến chứng có thể nhanh chóng phá hủy cơ quan nội tạng. Do đó, để tránh nguy hiểm đến tính mạng, những người đang mắc bệnh cần tầm soát biến chứng tiểu đường thật tốt bằng cách thăm khám định kỳ các hạng mục sau:
Khám đáy mắt
Có đến 20% bệnh nhân tiểu đường sẽ xuất hiện các biến chứng về mắt. Do đó, việc khám mắt sẽ giúp bác sĩ phát hiện được những bất thường ở mắt như giác mạc, võng mạc, hay dây thần kinh thị giác. Nhờ đó, người bệnh có thể hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm về mắt do tiểu đường gây ra.
Các bước thực hiện khám đáy mắt
Bước 1: Nhỏ thuốc giãn đồng tử
Bước 2: Khám lâm sàng
Bước 3: Thực hiện soi đáy mắt bằng một trong những cách sau:
- Soi đáy mắt trực tiếp.
- Soi đáy mắt gián tiếp.
- Dọc đèn soi đáy mắt.
Bác sĩ cũng quy định tần suất người bệnh cần đến bệnh viện để thực hiện khám mắt định kỳ như sau:
- Khám lâm sàng : 6 tháng/lần với bệnh nhân đái tháo đường < 5 năm và 3 tháng/lần với bệnh nhân đái tháo đường > 5 năm.
- Chụp đáy mắt : 6 tháng – 1 năm/lần tùy theo mức độ thương tổn lâm sàng của mắt.
Khám bàn chân
Biến chứng bàn chân tiểu đường là một trong những nỗi sợ lớn nhất của người bệnh. Để tầm soát biến chứng này, bác sĩ phải thường xuyên kiểm tra tình trạng mảng bám tích tụ trong các động mạch mang máu đến các chi bằng cách thực hiện siêu âm Doppler. Thời gian khám định kỳ lý tưởng cho tình trạng này là từ 3-6 tháng/lần.
Khám tim mạch
Biến chứng về tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Vì vậy các biện pháp khám tim mạch giúp người bệnh kiểm tra sức khỏe, chức năng tim, đồng thời phát hiện sớm các biến chứng về tim mạch nếu có.
Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện điện tâm đồ hoặc siêu âm tim để đưa ra các chẩn đoán. Phương pháp thực hiện 2 xét nghiệm này đều giống nhau:
- Đầu tiên bác sĩ sẽ bôi một loại gel lên cùng cần siêu âm.
- Sau đó đầu dò của máy siêu âm được đặt lên vùng đã bôi gel.
- Thông số hiện lên màn hình của thiết bị siêu âm.
Người bệnh cần lưu ý đi khám định kỳ từ 3-6 tháng/lần. Đồng thời theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà, xây dựng một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ luyện tập và thực đơn ăn uống tốt cho tim mạch.
Kiểm tra chức năng gan
Khi bị tiểu đường, tế bào gan bị tổn thương, 2 chỉ số men gan trên sẽ được giải phóng ồ ạt. Do đó, thực hiện kiểm tra chức năng gan bằng cách kiểm tra các chỉ số men gan (đặc biệt là SGOT, SGPT) sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bị ảnh hưởng của gan, từ đó đưa ra hướng khắc phục.
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu xét nghiệm. Mẫu máu này được lấy từ tĩnh mạch, thường là ở khu vực khuỷu tay của bạn.
☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu đường biến chứng qua gan
6. Cách dự phòng biến chứng tiểu đường
Mặc dù tiểu đường là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng bạn vẫn có dự phòng được nếu như làm chậm được sự xuất hiện của các biến chứng hoặc làm giảm mức độ nặng khi đã có các biến chứng. Điều này khiến cho bạn chủ động hơn trong phương pháp điều trị.
Cụ thể, các cách dự phòng biến chứng tiểu đường bao gồm:
- Ăn uống khoa học: Tránh thực phẩm hàm lượng đường cao, hạn chế ăn nhiều dầu mỡ hoặc gia vị, thay vào đó bổ sung nhiều rau xanh và trái cây.
- Thường xuyên luyện tập thể dục: Vận động thường xuyên giúp cơ thể tiêu tốn năng lượng, từ đó tăng sự nhạy cảm của tế bào với hormon insulin, góp phần làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, luyện tập thể dục cũng giúp duy trì trọng lượng cơ thể bạn ở mức cân bằng, hạ cholesterol máu, đề phòng những biến chứng tim mạch.
- Kiểm soát stress: Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng mệt mỏi bằng cách vui chơi giải trí sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng.
- Uống trà giảo cổ lam hàng ngày: Giảo cổ lam không chỉ có tác dụng làm sạch các loại cholesterol xấu trong máu mà còn có tác dụng ổn định đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường nhờ hoạt chất Phanoside có trong thành phần, giúp kích thích khả năng tạo insulin. Để chứng minh hiệu quả của giảo cổ lam trong điều trị tiểu đường, một nghiên cứu lâm sàng vào năm 2011 đã được tiến hành trên bệnh nhân tiểu đường type 2, có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 đến 14mmol/l. Sau khi sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày trong 12 tuần thì đường huyết giảm xuống 3mmol/l so với nhóm không dùng.
☛ Để biết chi tiết hơn hãy tham khảo tại bài viết: Giảo cổ lam khắc tinh của tiểu đường!
Kết luận: Như vậy trên đây là những thông tin về tầm soát biến chứng tiểu đường. Để phát hiện sớm và phòng ngừa các biến chứng, chúng ta cần sự kết hợp ăn ý của cả bác sĩ và bệnh nhân. Trong đó bác sĩ cần thăm khám và đánh giá chính xác tình trạng bệnh, còn người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn miễn phí.