Có thể bạn không còn xa lạ với căn bệnh tăng huyết áp khi mà chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương đều cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên lại không có nhiều người biết đến trường hợp một chỉ số tăng, đặc biệt là chỉ số huyết áp tâm thu. Cùng giaocolam.vn tìm hiểu về tình trạng “tăng huyết áp tâm thu đơn độc” qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là gì?
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp của bạn sau khi được đo sẽ bao gồm 2 chỉ số:
- Huyết áp tâm thu (hay huyết áp tối đa): là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp
- Huyết áp tâm trương (hay huyết áp tối thiểu ): là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim giãn ra sau khi co bóp
Thông thường ở người trường thành, huyết áp ở mức 120/80 mmHg được xem là bình thường. Nếu chỉ số này tăng trên 140/90 mmHg, cụ thể là huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trường từ 90 mmHg trở lên thì được coi là tăng huyết áp.
Ở các bệnh nhân tăng huyết áp, rất nhiều trường hợp ghi nhận sự bất thường khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trên 140 mmHg trong khi huyết áp tâm trường vẫn bình thường hoặc thấp (dưới 90 mmHg). Tình trạng này được gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc và cũng được xếp vào bệnh lý tăng huyết áp nói chung.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường gặp ở người ngoài 50 tuổi và trên thực tế, thống kê cho thấy có đến 60% bệnh nhân tăng huyết áp có tăng huyết áp tâm thu đơn độc.
☛ Đọc thêm: Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương là gì?
2. Nguyên nhân gây tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tăng huyết áp tâm thu đơn độc là sự lão hóa của hệ thống các động mạch khi cơ thể chúng ta già đi. Đó là lý do vì sao hầu hết bệnh nhân bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc là những người lớn tuổi. Khi tuổi tác càng cao, cơ thể lão hóa càng nhanh, trong đó bao gồm cả sự xuống cấp của động mạch.
Cụ thể, quá trình lão hóa tự nhiên khiến hệ thống động mạch dần trở nên xơ cứng, dày hơn, mất độ đàn hồi cần thiết, xuất hiện nhiều mô sẹo. Từ đó, kích thước lòng mạch nhỏ hơn khiến áp lực dòng máu đi qua tăng lên. Kết quả là huyết áp tâm thu tăng lên nhưng huyết áp tâm trương không ảnh hưởng. Những thay đổi này chủ yếu xảy ra ở động mạch chủ và các động mạch lớn của cơ thể.
Bên cạnh nguyên nhân chính, một số yếu tố nguy cơ khác cũng được cho là có khả năng làm tăng huyết áp tâm thu đơn độc là:
Người bệnh mắc một số bệnh lý như: tiểu đường type 1, loãng xương, vôi hóa thành mạch, xơ vữa nhanh chóng do bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoại biên, sự hình thành elastin biến đổi từ quá trình chậm tăng trưởng bào thai trong tử cung, nhiễm độc giáp, hẹp eo động mạch chủ, lão hóa đoạn gần của động mạch chủ.
Các thói quen xấu trong lối sống hàng ngày: Hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và hàm lượng natri (muối) cao.
Sử dụng thuốc: Việc lạm dụng sử dụng hoặc dùng sai thuốc cũng có thể gây ra tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Cụ thể, một số loại thuốc kháng viêm non- steroid, tránh thai, corticoid có chứa hoạt chất khiến mạch máu co lại.
☛ Tham khảo thêm tại: Nguyên nhân gây huyết áp cao và các yếu tố nguy cơ
3. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc nguy hiểm như thế nào?
Cũng tương tự như bệnh tăng huyết áp, các trường hợp tăng huyết áp tâm thu đơn độc nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất mạng. Các nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp tâm thu đơn độc làm gia tăng đáng kể tỷ lệ bệnh tật và tử vong, đặc biệt nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng 34%, mạch máu não là 33% và suy tim là 36%.
Hậu quả đáng sợ nhất của tăng huyết áp tâm thu đơn độc là gây vỡ mạch máu. Nếu vỡ mạch máu tại não thì gây xuất huyết não, yếu hoặc liệt tay chân, nói khó hoặc lú lẫn, rơi vào trạng thái hôn mê. Nguy hiểm hơn, nếu bệnh nhân đã có phình bóc tách động mạch chủ trước đó thì nguy cơ vỡ động mạch chủ rất cao, từ đó huyết áp sẽ tụt nhanh và dẫn tới tử vong.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc còn làm bong tróc các mảng xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn mạch máu. Trường hợp mạch máu não bị tắc sẽ dẫn đến nhồi máu não, còn tắc mạch vành thì gây nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, tăng huyết áp tâm thu đơn độc còn tác động xấu đến mắt gây xuất huyết võng mạc, mù lòa, phù phù cấp hay làm suy giảm hoạt động tình dục.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Biến chứng khó lường của cao huyết áp!
4. Phương pháp điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Nhìn chung, phương pháp điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc không có sự khác biệt so với tăng huyết áp thông thường. Điểm khác biệt chỉ nằm ở mục tiêu điều trị. Cụ thể, trong khi tăng huyết áp nói chung cần đưa cả 2 chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương về mức ổn định thì đối với tăng huyết áp tâm thu đơn độc, người bệnh chỉ cần đảm bảo chỉ số huyết áp tâm thu dưới 140 mmHg.
Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập hàng ngày và đo huyết áp thường xuyên. Chi tiết từng phương pháp, người bệnh có thể tham khảo dưới đây:
Xây dựng chế độ ăn khoa học
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe của bạn. Một chế độ ăn khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp phòng ngừa được nhiều bệnh tật cũng như duy trì huyết áp ổn định.
Chế độ ăn cho người cao huyết áp tâm thu cần lưu ý:
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều muối: Không ăn quá 6gr/ ngày.
- Không sử dụng các chất kích thích từ thuốc lá, bia rượu, cà phê.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh như đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật,…
- Thay thế chất béo từ động vật bằng các loại chất béo tốt như omega 3, dầu thực vật.
- Axit béo omega-3 rất tốt cho sức khỏe tim mạch có nhiều trong các hồi, cá trích, cá thu, cá mòi,…
- Bổ sung vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau xanh và trái cây.
Tăng cường luyện tập thể dục
Tập luyện thể dục luôn đem lại nhiều lợi ích, không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, đây còn là một biện pháp hiệu quả giúp ổn định huyết áp tâm thu.
Tùy vào tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể lựa chọn các bài tập đa dạng từ đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga, aerobic, bơi lội đến các môn thể chất như bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ,…
Có thể bạn chưa biết nhưng luyện tập khoảng 30-60 phút mỗi ngày có thể giúp người tăng huyết áp tâm thu giảm chỉ số từ 5 – 8 mmHg. Do đó, hãy duy trì thói quen luyện tập để kiểm soát được chỉ số huyết áp tâm thu.
Quản lý căng thẳng
Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi có thể khiến huyết áp tâm thu tăng cao, do tâm trạng căng thẳng sẽ kích thích cơ thể tiết ra adrenalin làm tăng huyết áp.
Vì vậy, hãy cố gắng giữ cho tâm trạng không bị căng thẳng. Luôn giữ một thái độ sống tích cực, tinh thần thư thái, suy nghĩ lạc quan sẽ giữ cho huyết được ổn định.
Ngoài ra, việc ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức cũng là một cách đơn giản giúp bạn quản lý căng thẳng
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc hạ huyết áp là một trong những phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhanh và hiệu quả nhất. Dựa vào cơ địa, mức đáp ứng thuốc của mỗi người, bác sĩ sẽ cân nhắc và tìm ra loại thuốc hạ áp phù hợp. Trong đó, các loại thuốc điều trị cao huyết áp thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu để giúp thận đào thải nước và natri trong cơ thể.
- Thuốc chẹn beta giúp tim đập chậm hơn, giảm áp lực cho tim.
- Ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) hoặc thuốc chẹn kênh canxi để giãn mạch máu.
☛ Tham khảo đầy đủ: Cách sử dụng thuốc trị cao huyết áp đúng
Đo huyết áp thường xuyên
Đo huyết áp thường xuyên giúp bạn kiểm soát được các chỉ số huyết áp của bản thân, từ đó chủ động đối phó được khi huyết áp tâm thu tăng cao, đồng thời cũng ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bạn có thể lựa chọn tự theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà hoặc thăm khám sức khỏe thường xuyên tại các cơ sở y tế và nhận sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Nếu được điều trị giảm huyết áp tâm thu một cách hiệu quả có thể cải thiện được sức khỏe của bệnh nhân. Theo nghiên cứu, cứ giảm 10 mmHg huyết áp tâm thu có thể giảm 20% khả năng mắc biến cố tim mạch, 17% nguy cơ mắc bệnh mạch vành, 17% tình trạng đột quỵ, 18% bệnh suy tim và giảm 13% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.
6. Giảo cổ lam hỗ trợ ổn định và hạ huyết áp hiệu quả
Bên cạnh các loại thuốc tây mà bác sĩ chuyên khoa kê đơn, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm giảo cổ lam Tuệ Linh cũng được chuyên gia đánh giá cao về khả năng hỗ trọ ổn định và hạ huyết áp hiệu quả.
Cụ thể, Gypenosides trong giảo cổ lam có khả năng bảo vệ tim mạch, ngăn cản sự co thắt của động mạch vành, giảm rối loạn nhịp tim và tình trạng nhồi máu cơ tim.
Cùng với đó, một lượng lớn Adenosine có trong giảo cổ lam góp phần ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim đột ngột, kích hoạt giấc ngủ sinh lý, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Ngoài ra, các flavonoid trong giảo cổ lam giúp chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, kéo dài tuổi thọ, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giúp tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng…
Tất cả những điều trên cho thấy giảo cổ lam hoạt động tốt với bệnh nhân cao huyết áp, trong đó bao gồm cả tinhf rạng tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Hiệu quả này đã được Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) chứng minh: uống giảo cổ lam kích thích cơ thể sản sinh ra oxit nitric – hợp chất này có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, nhờ đó hạ mức huyết áp xuống và duy trì ở mức ổn định an toàn.
Với chiết xuất 100% từ tự nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dài hạn theo xuyên suốt cả một quá trình điều trị huyết áp cao mà không lo bất cứ tác dụng phụ nào. Hiện nay, giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. XEM ĐỊA CHỈ BÁN GIẢO CỔ LAM TUỆ LINH TẠI ĐÂY.
Kết luận: Tóm lại tăng huyết áp tâm thu đơn độc là một căn bệnh nguy hiểm, do đó người bệnh cần phải quan tâm như bệnh lý tăng huyết áp thông thường. Chủ động cải thiện lối sống lành mạnh kết hợp với sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp là điều cần thiết để kiểm soát tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Nếu còn thắc mắc bất cứ điều gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn, giải đáp cụ thể.