Huyết áp tăng cao và đột ngột rất nguy hiểm đối với sức khỏe, có thể dẫn tới đột quỵ thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời. Vậy khi gặp phải tình trạng này, bạn cần làm gì? Hãy đọc kỹ những thông tin dưới đây để nắm bắt được các bước xử lý đúng cách nhé.
Mục lục
- 1. Như thế nào gọi là tăng huyết áp đột ngột?
- 2. Nguyên nhân khiến huyết áp đột ngột tăng cao
- 3. Người bị tăng huyết áp đột ngột có biểu hiện gì?
- 4. Tăng huyết áp đột ngột nguy hiểm như thế nào?
- 5. Các bước xử lý khi huyết áp đột ngột tăng
- 6. Biện pháp phòng ngừa huyết áp tăng cao đột ngột
- 7. Giảo cổ lam hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả cho người tăng huyết áp
1. Như thế nào gọi là tăng huyết áp đột ngột?

Huyết áp là áp lực tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận khác của cơ thể. Thông thường ở người trưởng thành, huyết áp ở mức 120/89 được xem là bình thường. Nếu chỉ số này tăng trên 140/90 mmHg thì được coi là tăng huyết áp (cao huyết áp).
Trường hợp chỉ số huyết áp tăng cao một cách bất thường, lên 200 mmHg, thậm chí trên 200 mmHg thì được kết luận là tăng huyết áp đột ngột – tình trạng này vô cùng nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời trước khi nó đe dọa đến tính trạng của người bệnh.
2. Nguyên nhân khiến huyết áp đột ngột tăng cao
Trước khi đến với các bước xử lý khi huyết áp tăng đột ngột, người bệnh cần nắm được nguyên nhân gây nên tình trạng này. Điều đó sẽ giúp người bệnh chủ động trong việc điều trị bệnh.
Cụ thể, huyết áp tăng cao thường gây ra bởi các thói quen sinh hoạt không lành mạnh, bao gồm:
- Sử dụng thuốc: Việc lạm dụng thuốc điều trị quá nhiều hoặc quên uống thuốc là một trong những sai lầm hay gặp phải khiến huyết áp tăng đột ngột.
- Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm tổn thương các mao mạch khiến mạch máu bị giảm tính đàn hồi, từ đó dẫn đến tình trạng đáp ứng kém với sự thay đổi liên tục của huyết áp. Điều này làm huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột.
- Uống rượu bia: Rượu bia chứa nhiều cồn, khi uống sẽ khiến tim đập nhanh, từ đó gây nên tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột.
- Chế độ ăn uống: Thói quen ăn uống không lành mạnh với hàm lượng chất béo cũng như natri (muối) cao khi kéo dài lâu ngày đều có khả năng khiến huyết áp tăng đột ngột.
- Các nguyên nhân khác: Một số yếu tố khác cũng trở thành nguyên nhân khiến huyết áp tăng đột ngột bao gồm: stress, căng thẳng, có bệnh lý về thận, chấn thương cột sống, khối u trong tuyến tiết hormone, thừa cân béo phì, mất cân bằng nội tiết tố,…
3. Người bị tăng huyết áp đột ngột có biểu hiện gì?
Ngoài việc hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh để chủ động trong việc điều trị, người bệnh cũng cần phát hiện sớm các biểu hiện khi huyết áp tăng đột ngột để từ đó biết được các bước cần làm nếu tình trạng này diễn ra.

Như vậy, chỉ số huyết áp tăng đột ngột thì bạn sẽ có một số biểu hiện đi kèm như:
- Đột nhiên yếu, cảm giác tê liệt ở tay, chân hoặc nửa bên cơ thể khiến khả năng vận động suy giảm
- Cơn đau đầu dữ dội xuất hiện đột ngột
- Hoa mắt chóng mặt
- Suy giảm thị lực, nhìn mờ
- Tức ngực khó thở
- Chảy máu cam
- Cảm giác buồn nôn, nôn
- Thấy bứt rứt, lo lắng, khó chịu
Tốt nhất nếu xuất hiện những biểu hiện như trên mặc dù là mơ hồ, người bệnh cũng nên cảnh giác và kiểm tra huyết áp. Nếu huyết áp tăng cao, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hoặc gặp nác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4. Tăng huyết áp đột ngột nguy hiểm như thế nào?
Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng vô cùng nguy hiểm, tuyệt đối không được coi thường bởi vì nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó phải kể đến những biến cố liên quan đến mạch máu.
Cụ thể, khi huyết áp tăng cao và tăng liên tục sẽ khiến áp lực của máu lên thành mạch quá lớn, từ đó dẫn đến tắc hẹp mạch máu.
- Nếu tình trạng này xảy ra ở mạch máu não sẽ gây xuất huyết não, nhồi máu não, yếu hoặc tê liệt chân tay, nói khó hay nặng hơn là lú lẫn, rơi vào trạng thái hôn mê.
- Nếu xảy ra ở các mạch máu nuôi tim sẽ dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim.
- Xảy ra ở các mạch máu nuôi thận sẽ gây nên suy thận cấp.
Không chỉ gây ra các biến chứng liên quan đến mạch máu, tăng huyết áp đột ngột còn có khả năng làm vỡ các dây thần kinh ở võng mạc và gây mù lòa vĩnh viễn. Trường hợp bệnh nhân đã có phình bóc tách động mạch chủ trước đó, với áp lực máu lớn có thể khiến mạch máu bị vỡ, nhanh chóng tụt huyết áp, dẫn tới tử vong.
5. Các bước xử lý khi huyết áp đột ngột tăng
Thông qua mức độ nguy hiểm mà tăng huyết áp đột ngột có thể gây ra thì tầm quan trọng của các bước xử lý khi gặp phải tình trạng này là ngay lập tức.
Vậy các bước xử lý khi huyết áp đột ngột tăng bao gồm:
Bước 1: Nghỉ ngơi tại chỗ

Khi huyết áp đột ngột tăng cao, thông thường người bệnh sẽ có triệu chứng hoa mắt chóng mặt và khó thở. Do đó điều bạn cần làm lúc này là nhanh chóng chọn nơi thoáng khí để nằm nghỉ ngơi. Hạn chế tụ tập thành đám đông xúm lại hỏi thăm vì điều này có thể khiến tình trạng khó thở của người bệnh nặng hơn.
Khi nằm nghỉ ngơi, bạn nên cởi bỏ nón mũ, nới lỏng quần áo giúp cơ thể thoải mái hơn. Tư thế nằm nghỉ cũng rất quan trọng, tốt nhất bạn nên kê đầu cao khoảng 30 độ so với mắt phải, lưu ý không để chân cao hơn đầu vì máu sẽ dồn lên não, làm tăng áp lực lên mạch máu não.
Trường hợp người bệnh bị nôn mửa, tuyệt đối không để họ nằm ngửa sẽ gây tắc nghẽn hô hấp. Thay vào đó cần đặt họ nằm nghiêng.
Bước 2: Đo huyết áp để đánh giá mức độ nghiêm trọng
Tiến hành đo chỉ số huyết áp để đánh giá mức độ nghiêm trọng mà người bệnh đang gặp phải. Bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp cá nhân tiến hành đo huyết áp ở cánh tay để cho kết quả nhanh và chính xác nhất
Bước 3: Xử lý từng trường hợp cụ thể
Sau khi đo huyết áp ở cánh tay, tùy theo chỉ số huyết áp là bao nhiêu và triệu chứng như thế nào mà bạn sẽ có những cách xử trí khác nhau:
Nếu huyết áp tâm thu cao trên 140 mmHg nhưng dưới 160 mmHg thì người bệnh có thể tự theo dõi ở nhà, chỉ cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, kết hợp với ăn uống, hạn chế ăn mặn, không hút thuốc,… huyết áp sẽ dần ổn định. Nếu vẫn còn bất thường, người bệnh cần hẹn gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Nếu huyết áp tâm thu trên 160 mmHg, người bệnh buộc phải sử dụng các loại thuốc hạ áp. Thông thường các loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên ngậm hoặc nhỏ giọt dưới lưỡi, chúng sẽ giúp làm hạ huyết áp nhanh chóng. Trong thời gian này, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và đo lại huyết áp.
Trường hợp đo huyết áp từ 180/120 trở lên thì người bệnh cần xem xét có triệu chứng đi cùng hay không để đưa ra cách xử lý phù hợp. Cụ thể:
☛Trường hợp 1: Chỉ số huyết áp từ 180/120 mmHg trở lên (huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120 mmHg) nhưng không có bất kỳ triệu chứng tổn thương cơ quan đích nào như: đau ngực, yếu, liệt nửa người, nhìn mờ, mất thị lực, khó nói, co giật, nôn ói nhiều thì điều bạn cần làm là giữ tâm trạng bình tĩnh, nghỉ ngơi trong vòng 15 phút và đo lại huyết áp một lần nữa.
Sau khi đo huyết áp lần thứ 2, nếu huyết áp cao nhưng vẫn không có biểu hiện nào thì đây là cơn tăng huyết áp khẩn trương. Lúc này người bệnh cần dung một số loại thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp đã dùng thuốc mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
☛ Trường hợp 2: Nếu chỉ số huyết áp trong lần đo đầu tiên từ 180/120 mmHg trở lên kèm theo bất kỳ triệu chứng liên quan đến tổn thương cơ quan đích đã liệt kê ở trên, khả năng cao đây là cơn tăng huyết áp cấp cứu cực kỳ nguy hiểm. Lúc này cần ngay lập tức gọi cấp cức hoặc nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện hay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ.

Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu, người thân có thể thực hiện một số mẹo dưới đây giúp hạ huyết áp nhanh chóng:
- Xoa bóp rãnh sau tai: Dùng ngón cái và ngón trỏ cầm hai vành tai và vuốt từ trên xuống hõm sâu ở dưới. Mát xa khoảng 5-6 phút cho đến khi tai đỏ và nóng lên.
- Bấm huyệt ở hai bên thái dương
- Uống nước rau cần tây
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp tác dụng nhanh, mạnh, ít tác dụng phụ như sodium nitroprusside, nicardipine, nitroglycerine, labetalol, hydralazine… qua đường truyền tĩnh mạch. Mục tiêu là đưa huyết áp tâm thu hạ xuống < 25% trong 1 giờ đầu, ổn định 160/100 mmHg trong 2 – 6 giờ tiếp theo và thận trọng đưa về mức bình thường sau 24 – 48 giờ.
☛ Tham khảo thêm tại: Cơn tăng huyết áp khẩn cấp!
6. Biện pháp phòng ngừa huyết áp tăng cao đột ngột
Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, dễ gây biến chứng đe dọa đến tính mạng. Do đó, cách tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro này là thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu.
Một số cách giúp bạn phòng ngừa cơn tăng huyết áp đột ngột hiệu quả là:
- Uống thuốc đúng chỉ định: Nếu tình trạng bệnh của bạn buộc phải uống thuốc thì việc tuân thủ uống thuốc đúng theo thời gian và liều lượng là rất quan trọng. Đặc biệt không quên uống thuốc vì nó có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao. Hãy đặt thuốc tại nơi dễ thấy và dễ nhớ để đảm bảo việc uống thuốc diễn ra đều đặn.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn của bệnh nhân cao huyết áp cần giảm lượng muối, hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột đường và đồ ăn nhiều giàu mỡ. Ngoài ra, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá. Thay vào đó, ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên rất có lợi đối với sức khỏe tim mạch, đồng thời cũng giúp ổn định huyết áp. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các bài tập phù hợp, không luyện tập quá sức. Nếu thấy các dấu hiệu như hồi hộp, khó thở, mệt mỏi thì cần dừng lại nghỉ ngơi ngay.
- Quản lý căng thẳng: Cách tốt nhất để quản lý stress đó là nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc và dành thời gian để thư giãn sau một ngày làm việc hay học tập căng thẳng.
- Theo dõi huyết áp hàng ngày: Người bệnh cao huyết áp nên tự đo huyết áp mỗi ngày tối thiểu 1 lần để tiện theo dõi sức khỏe. Bạn có thể chuẩn bị sẵn 1 máy đo huyết áp điện tử tại nhà, Thời điểm tốt nhất để đo huyết áp là vào buổi sáng vừa ngủ dậy và buổi tối trước khi khi đi ngủ.
7. Giảo cổ lam hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả cho người tăng huyết áp
Giảo cổ lam được biết đến là một loại thảo dược thiên nhiên có công dụng hạ và ổn định huyết áp hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân gặp phải tình trạng tăng huyết áp có tham khảo sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh như một sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh giảm tình trạng tăng huyết áp đột ngột.
Cụ thể, hoạt chất gypenosides có trong giảo cổ lam có khả năng bảo vệ tim mạch, ngăn cản sự co thắt của động mạch vành, giảm rối loạn nhịp tim, giảm sức cản ngoại vi, tăng thời gian có bóp tống máu, nhờ đó mà có thể hạ huyết áp một cách hiệu quả.
Khi uống trà giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, một loại hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, từ đó hạ mức huyết áp xuống và duy trì ở mức ổn định an toàn.
Với chiết xuất 100% từ tự nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng giảo cổ lam trong thời gian dài mà không lo xảy ra các phản ứng phụ. Hiện nay, Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm xem danh sách các nhà thuốc và mua hàng giảo cổ lam Tuệ Linh online TẠI ĐÂY

Kết luận: Như vậy, tăng huyết áp đột ngột là tình trạng ẩn chứa đầy nguy hiểm, cần được xử lý ngay. Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên đây sẽ giúp người bệnh biết cần phải làm gì khi huyết áp tăng đột ngột. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn chi tiết hơn.