Tình trạng tăng huyết áp khá phổ biến ở nhiều bệnh nhân. Trong trường hợp huyết áp tăng cao khẩn cấp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nguy cơ cao dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không xử trí kịp thời. Làm thế nào để nhận biết huyết áp tăng đột ngột và cách xử trí như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn.
Mục lục
Cao huyết áp là gì?
Huyết áp được định nghĩa là áp lực của dòng máu chảy lên thành mạch. Khi áp lực máu càng cao, huyết áp càng cao và ngược lại.
Huyết áp bình thường ở ngưỡng 120/90 mmHg. Trường hợp số đo huyết áp cao vượt mức 140/90 mmHg ở một hoặc cả hai chỉ số tâm trương và tâm thu thì được kết luận là huyết áp cao.
➤ Tìm hiểu chi tiết: Huyết áp cao- triệu chứng, cách điều trị
Nguyên nhân nào dẫn đến cơn cao huyết áp khẩn cấp?
Huyết áp với tỉ lệ 96% là các cơn tăng huyết áp vô căn( không rõ nguyên nhân). Bởi vậy nó gây ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Một vài thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể khiến bạn rơi vào tình trạng huyết áp tăng khẩn cấp có thể kể tới, đó là:
Tác dụng phụ của thuốc
Việc lạm dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc cảm, kháng viêm Non-steroid, corticoid có thể khiến chỉ số huyết áp của bạn tăng cao bất thường.
Hút thuốc lá
Khi bạn hút thuốc lá, khí CO sẽ lấy oxy trong hồng cầu, khiến cho tim đạp nhanh dẫn tới máu được bơm đi nhanh và nhiều khiến huyết áp tăng. Nicotine trong khói thuốc cũng làm hỏng lớp màng lót trên thành động mạch cản trở quá trình lưu thông máu, tăng áp lực máu lên thành động mạch có thể khiến huyết áp tăng hoặc giảm bất chợt.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Thói quen ăn uống thiếu khoa học: ăn nhiều chất béo chuyển hóa, ăn mặn, uống nhiều bịa rượu,… có khả năng làm tăng hàm lượng chất tan và các chất béo trong máu, đồng thời tích tụ trong các mao mạch, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu khiến cho huyết áp tăng đột ngột.
Một số nguyên nhân khác:
- Áp lực, căng thẳng kéo dài liên tục
- Hệ lụy từ các bệnh lý khác: bệnh thận( viêm thận, lao thận, nang thận), xơ cứng động mạch, cường năng tuyến giáp, nhiễm độc thai nghén,…
- Lạm dụng thức uống kích thích như trà, cà phê hay bia, rượu trong thời gian dài
➤ Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân dẫn tới cơn tăng huyết áp
Tăng huyết áp khẩn cấp nguy hiểm thế nào?
Không phải huyết áp của chúng ta luôn ổn định trong suốt cuộc đời hay trong một ngày, nó có thể thay đổi tùy thuộc vào hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe của bạn tại thời điểm đó. Ngay cả việc thay đổi vị trí, tư thế, hay uống thêm chút cà phê, hút một điếu thuốc lá, khi bạn bị bất ngờ, xúc động,… cũng khiến cho huyết áp có sự thay đổi. Tuy nhiên, cơ thể sẽ phối hợp nhiều cơ thế để nhanh chóng đưa huyết áp trở về trị số ổn định bình thường.
Khi huyết áp của bạn ở trạng thái tăng cao và tăng nhanh liên tục, áp lực dòng máu trong lòng động mạch quá lớn sẽ khiến cho bạn có nguy cơ phải đối mặt với các biến cố tim mạch. Nguy hiểm nhất có thể kể tới là vỡ mạch máu, nếu tại não có thể gây xuất huyết não, chân tay tê liệt, khó thở, tức ngực, khó nói, nặng hơn là lú lẫn, hôn mê.
Trường hợp bệnh nhân có phình bóc tách động mạch chủ từ trước đó, cùng với áp lực máu lớn, nguy cơ vỡ mạch máu rất lớn, huyết áp tụt không phanh dẫn tới tử vong. Áp lực dòng máu lớn cũng có thể làm bong tróc các mảng xơ vữa động mạch, gây tắc hẹp mạch máu đến các cơ quan, từ đó làm nhồi máu não, nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, cao huyết áp đột ngột cò có thể làm phù phổi cấp, suy tim cấp, suy thận cấp, chảy máu mũi liên tục, xuất huyết võng mạc, vỡ dây thần kinh võng mạc dẫn đến mù lòa vĩnh viễn,..
Nhận biết tăng huyết áp khẩn cấp
Phần lớn các trường hợp được cấp cứu đến bệnh viện là khi tình trạng tăng huyết áp đột ngột đã gây tổn thương cơ quan đích. Cụ thể là bệnh nhân đến khám với tình trạng cảm thấy đột ngột yếu liệt nửa người, miệng méo, đau ngực, khó thở, ho ra máu, nhìn mờ, chảy máu cam hay lơ mơ, phản ứng chậm. Các trường hợp này đáng lo ngại vì nếu kiểm soát được huyết áp về bình thường thì tình trạng tổn thương cơ quan cũng khó khôi phục lại như bình thường.
Một số ít bệnh nhân nhạy cảm hơn, có khả năng tự nhận biết huyết áp đang tăng cao khi thấy đau đầu, đau gáy, cứng cổ, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói hay chỉ là cảm giác bứt rứt, lo lắng khó chịu mơ hồ. Lúc này, việc nhanh chóng tìm chỗ ngồi nghỉ và đo huyết áp để kiểm tra ngay lập tức là vô cùng cần thiết.
Nhận biết triệu chứng sớm hơn sẽ giúp bạn chủ động biết mình cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột. Khi chỉ số huyết áp tăng lên vượt mức 120/80mmHg, bạn có thể bị tăng huyết áp đột ngột với các biểu hiện sau:
- Đau đầu bất ngờ
- Chóng mặt
- Suy giảm thị lực
- Mất cân bằng
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp
Làm gì khi bị tăng huyết áp khẩn cấp?
Xử trí ban đầu với người bệnh tăng huyết áp khẩn cấp vô cùng quan trọng. Thực hiện đúng cách sẽ giúp người bệnh sớm ổn định, giảm nguy cơ xảy ra biến chứng. Dưới đây là các lưu ý để bạn tự xử trí cho chính mình hoặc hỗ trợ người thân khi xảy ra tình trạng cao huyết áp đột ngột:
➤ Khi bệnh nhân bị tăng huyết áp vượt mức, đầu tiên phải cho bệnh nhân được nghỉ ngơi và thư giãn hoàn toàn ở nơi thoải mái, không khí thoáng đãng, không ồn ào. Nếu đang làm việc ngoài trời, đang đi ngoài đường, ở nơi đông người thì nhanh chóng đưa vào nơi có bóng râm, mát mẻ. Khi người bệnh có dấu hiệu buồn nôn, cần cho họ nằm nghiêng để tránh tắc nghẽn đường hô hấp.
➤ Bệnh nhân cần hạn chế nói chuyện, bởi trong khi nói không chỉ riêng thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu áp lực từ huyết áp cao.
➤ Dùng mát đo huyết áp để xác định chính xác trị số huyết áp hiện tại, mức độ tăng áp để có hướng xử lý phù hợp. Để mang lại kết quả chính xác nhất, bạn nên lựa chọn cùng một loại máy đo huyết áp trong các lần kiểm tra.
➤ Gọi người thân giúp đỡ, nếu tình trạng nguy hiểm hãy gọi tới số 155 để được cấp cứu nhanh chóng.
➤ Nếu huyết áp tâm thu cao trên 160 mmHg, uống ngay lập tức thuốc hạ áp có sẵn tại nhà đã được tham khảo bác sĩ từ trước nếu còn đang tỉnh táo. Trường hợp bệnh nhân mê sảng, không còn tỉnh táo thì không được ăn hay uống bất cứ thứ gì, bởi có thể gây tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp và thậm chí gây tử vong.
➤ Theo dõi sát sao người bệnh, lấy các loại thuốc, đơn thuốc, kết quả khám bệnh của bệnh nhân mang theo đến cơ sở y tế. Dù tình trạng người bệnh có ổn định trở lại vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra cho an toàn.
Phòng tránh tăng huyết áp khẩn cấp như thế nào?
Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn mà đi theo bạn suốt đời. Chỉ số huyết áp sẽ được giữ ổn định với điều kiện bệnh nhân tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị, uống thuốc đúng cữ, có chế độ ăn uống lành mạnh và tái khám định kỳ.
1. Giảm cân
Béo phì ảnh hưởng xấu tới ngoại hình và sức khỏe, trong đó có sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu chỉ ra rằng béo phì có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao lên 12 lần.
Giảm cân an toàn giúp bạn có vóc dáng đẹp hơn và sức khỏe tốt hơn. Bạn có thể lựa chọn đi bộ, chạy bộ, lựa chọn bộ môn gym, yoga hoặc môn thể thao nào đó bạn yêu thích kết hợp cùng chế độ ăn lành mạnh ít tinh bột và đường để có thể giảm bớt trọng lượng cơ thể.
2. Tập thể dục thường xuyên
Nghiên cứu chỉ ra rằng thường xuyên tập thể dục( dành ít nhất 30 phút tập vận động mỗi ngày) có lợi cho sức khỏe của bạn, điều đó cũng giúp người cao huyết áp giảm chỉ số từ 5 đến 8 mmHg.
3. Chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn uống cũng góp phần quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh: giàu ngũ cốc, trái cây, rau củ, các thực phẩm từ sữa ít béo và loại bỏ các chất béo bão hòa, cholesterol giúp giảm chỉ số huyết áp của bạn tới 11mmHg.
4. Giảm natri trong chế độ ăn uống của bạn
Ăn quá nhiều muối sẽ tạo áp lực cho cơ trơn của thành mạch, gây tích nước trong tế bào, co mạch, tăng sức cản ngoại vi dẫn tới huyết áp tăng. Giảm bớt lượng muỗi trong thực đơn hàng ngày của bạn có thể cải thiện chỉ số huyết áp từ 5-6 mmHg.
5. Hạn chế tiêu thụ rượu
Uống nhiều rượu khiến tăng kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, ngăn cản hoạt động mạch máu và gây huyết áp cao. Ở nam giới, những người huyết áp cao chỉ cần uống khoảng 150- 300 ml rượu bia có nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 2-5 lần so với những người có huyết áp bình thường hoặc những người kiêng bia rượu hoàn toàn.
Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn. Bởi vậy, hãy hạn chế tiêu thụ chúng triệt để nhất.
6. Bỏ thuốc lá
Khi bạn hút thuốc lá, khí CO sẽ lấy oxy trong hồng cầu, khiến cho tim đạp nhanh dẫn tới máu được bơm đi nhanh và nhiều khiến huyết áp tăng. Nicotine trong khói thuốc cũng làm hỏng lớp màng lót trên thành động mạch cản trở quá trình lưu thông máu, tăng áp lực máu lên thành động mạch cũng gây ra huyết áp cao.
Bỏ thuốc lá có thể cải thiện chỉ số huyết áp của bạn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và có ích cho sức khỏe tổng thể.
7. Cắt giảm lượng caffeine
Việc caffeine có làm tăng huyết áp không vẫn còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, cũng không ít các nghiên cứu đã chỉ ra caffeine có tác động làm tăng chỉ số huyết áp khoảng 10mmHg. Bởi vậy, để phòng ngừa huyết áp cao và đặc biệt với những ai có tiền sử cao huyết áp nên hạn chế tiêu thụ chúng.
8. Giảm căng thẳng của bạn
Căng thẳng liên tục có thể khiến huyết áp tăng cao, nhất là khi bạn lựa chọn ăn các thực phẩm không lành mạnh, sử dụng cồn hoặc hút thuốc lá để đối mặt với căng thẳng.
Hãy lựa chọn cách giải tỏa căng thẳng nhẹ nhàng hơn bằng cách nghe nhạc, tập yoga,… Hãy thả lỏng cơ thể, tạo cho bản thân năng lượng tích cực để hạn chế những áp lực cho bản thân.
9. Theo dõi huyết áp thường xuyên
Chủ động theo dõi huyết áp giúp bạn kiểm soát được chỉ số huyết áp của bản thân, từ đó dễ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà huyết áp cao gây ra. Bạn có thể lựa chọn theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà hoặc thăm khám sức khỏe thường xuyên tại các cơ sở y tế và nhận sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
10. Sử dụng trà giảo cổ lam hạ huyết áp
Sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric- hợp chất này đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định huyết áp.
Ngoài ra, trà giảo cổ lam còn có tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao, điều trị tiểu đường type 2, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, …
Có thể dùng nước trà giảo cổ lam thay thế nước lọc và uống mỗi ngày. Thời điểm uống trà mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất là vào buổi sáng và đầu giờ chiều.
Sản phẩm Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh phân phối trên toàn quốc. Để mua trà Giảo cổ lam quý khách hàng có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh để tránh trường hợp đi tìm nhà thuốc không có mất thời gian khách hàng có thể xem danh sách nhà thuốc “TẠI ĐÂY” .Khi mua, quý khách hàng nên chú ý nói rõ mua thương hiệu Tuệ Linh và nhớ kiểm tra bao bì sau khi tiếp nhận sản phẩm.
Tăng huyết áp khẩn cấp là hiện tượng cần hết sức lưu ý bởi nó có thể dẫn đến các biến cố mạch máu nguy hiểm. Giữ thói quen thường xuyên theo dõi huyết áp của chính mình và người thân tại nhà, biết cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Sĩ Hùng đã bình luận
thời gian vừa qua tôi có đi khám, và được chẩn đoán bị huyết áp cao. Tính chất công việc của tôi lại khá căng thẳng nên bệnh không đỡ được bao nhiêu. cho tôi hỏi các bài tập nào giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện huyết áp cao.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Hùng!
Thể dục thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp bản thân giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống. Nếu đang gặp tình trạng cao huyết áp, anh nên tham khảo một số bộ môn thể thao như đi bộ, đạp xe, chèo thuyền, yoga, thiền, khiêu vũ, chạy chậm… Tùy tình trạng sức khỏe của mình mà anh điều chỉnh cường độ tập, không nên tập gắng sức. Nếu thấy mệt mỏi, chóng mặt cần dừng lại ngay.