Tăng huyết áp kháng trị là tình trạng không đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu dù đã dùng ít nhất 3 nhóm thuốc hạ áp. Điều này cho thấy được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này. Để tìm hiểu về tăng huyết áp kháng trị, giaocolam.vn sẽ cung cấp tất tần tật thông tin liên quan qua bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Thế nào là tăng huyết áp kháng trị?
Tăng huyết áp kháng trị là tình trạng mà người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khiến chỉ số huyết áp vẫn cao. Cụ thể, người bệnh được xác định là tăng huyết áp kháng trị nếu đáp ứng tất cả điều kiện dưới đây:
- Sử dụng ít nhất 3 loại điều trị tăng huyết áp khác nhau với liều lượng tối nhưng chỉ số huyết áp vẫn luôn vượt ngưỡng 140/90 mmHg.
- Trong đó thuốc hạ huyết áp đang dùng có thuốc lợi tiểu Thiazid (đào thải chất lỏng và natri ra khỏi cơ thể)
- Bác sĩ đã chỉ định sử dụng thêm loại thuốc hạ huyết áp thứ 4 để điều trị huyết áp cao.
Qua những đặc điểm của cơn tăng huyết áp kháng trị ta thấy được đây là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có khả năng cao phải đối mặt với những biến chứng về suy tim, đột quỵ. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Tốt nhất, nếu bắt gặp các triệu chứng của tăng huyết áp kháng trị hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
2. Ai là người dễ mắc?
Tăng huyết áp kháng trị có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, người có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp kháng trị là:
- Người cao tuổi.
- Phụ nữ.
- Người béo phì.
- Người có thói quen lười vận động, nằm ì một chỗ.
- Bệnh nhân tiểu đường.
- Người mắc bệnh thận mạn tính.
- Người có huyết áp căn bản cao.
3. Nguyên nhân nào gây ra tăng huyết áp kháng trị?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp kháng trị có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Để giúp người đọc dễ hiểu và nắm được nguyên nhân gây bệnh, chúng tôi chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính bao gồm:
Nguyên nhân do bệnh lý
Tăng huyết áp kháng trị có thể khởi phát do một số bệnh lý như:
- Các bệnh về thận: Hẹp thận động mạch, suy thận khiến khả năng lọc thận bị suy yếu trầm trọng, điều này làm cho khối lượng nước bị giữ lại trong cơ thể càng cao, từ đó làm tăng áp lực lên thành động mạch, dẫn đến tăng huyết áp kháng trị.
- Cường Aldosterone nguyên phát: Rối loạn tuyến thượng thận làm tăng hoạt quá mức trục RAA, dẫn đến tình trạng huyết kháng trị.
- Ngưng thở khi ngủ: Chứng ngưng thở khi ngủ làm cho chất dịch di chuyển về chân ở cùng cổ bị tăng lên, dẫn đến phù nề vùng mô xung quanh. Điều này không chỉ giữ nước, làm tăng áp lực máu lên thành động mạch, gây tăng huyết áp kháng trị mà còn tắc nghẽn đường thở, tạo ra vòng xoắn bệnh lý.
- U tủy thượng thận: Một khối u ở tuyến thượng thận sẽ tiết ra nhiều epinephrine và các hormone khác khiến cho tim đập nhanh – điều này trực tiếp làm huyết áp tăng cao, gây nên tình trạng tăng huyết áp kháng trị.
- Hội chứng Cushing: Là một bệnh lý nội tiết xảy ra khi hormone cortisol tăng quá mức trong một thời gian dài, gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể như giữ nước, tăng huyết áp, tăng cân, rạn da, yếu cơ, loãng xương.
- U nội sọ: Khối u não có thể chèn ép mạch não gây tăng áp lực nội sọ, từ đó dẫn đến tăng huyết áp kháng trị.
- Hẹp eo động mạch chủ: Tăng huyết áp kháng trị do hẹp eo động mạch chủ được xếp vào dạng tăng huyết áp thứ phát. Lúc này, độ tăng của chỉ số huyết áp tỷ lệ thuận với mức độ hẹp của eo động mạch.
Nguyên nhân do lối sống
Lối sống đóng một vai trò rất lớn trong việc quyết định sức khỏe tổng thể. Do đó, nếu người bệnh có một lối sống không lành mạnh thì lâu dần nó sẽ trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp kháng trị.
Nếu người bệnh có một trong những thói quen này, hãy xem xét về việc thay đổi chúng:
- Ăn mặn.
- Ăn nhiều chất béo, ít chất xơ.
- Sử dụng nhiều rượu bia.
- Ít hoạt động thể chất.
Nguyên nhân do thuốc
Việc sử dụng các loại thuốc gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn có thể trở thành nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng tăng huyết áp khác trị.
Các nhóm thuốc dễ gây tăng huyết áp kháng trị mà người bệnh cần lưu ý khi sử dụng là:
- Thuốc giảm đau không gây nghiện (NSAIDs): Aspirin, thuốc ức chế chọn lọc COX 2,…
- Thuốc chẹn giao cảm: Thuốc chống ngạt mũi, cocain,…
- Thuốc tránh thai đường uống.
- Thuốc chống trầm cảm.
- Cyclosporin và Tacrolimus.
- Erythropoietin.
- Các thuốc kích thích: Methylphenidate, dexmethylphenidate, dextroamphetamine, amphetamine, methamphetamine, modafinil.
4. Triệu chứng của bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị
Tương tự như những cơn tăng huyết áp thông thường, tăng huyết áp kháng trị cũng không bộc lộ bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh tiến triển nặng, thậm chí phải đi cấp cứu thì mới thấy các triệu chứng. Điều này khiến người bệnh khó có thể biết được mình có bị bệnh hay không.
Một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải khi bị tăng huyết áp kháng trị bao gồm:
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu
- Đánh trống ngực, nhịp tim không đều
- Khó thở, thở nông
- Mất ngủ
- Mặt đỏ
- Buồn nôn
5. Tăng huyết áp kháng trị có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp kháng trị là một căn bệnh nguy hiểm vì chúng có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng nếu chỉ số huyết áp không được kiểm soát tốt. Những biến chứng này ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong trong một số trường hợp nhất định:
- Suy tim: Tăng huyết áp kháng trị khiến tim phải làm việc quá sức để bơm máu đi nuôi cơ thể, lâu ngày khiến tim bị suy yếu.
- Suy thận: Tăng huyết áp kháng trị làm tổn thương mạch máu tại thận ngăn thận lọc chất thải.
- Đột quỵ: Tăng huyết áp kháng trị có thể làm thu hẹp, vỡ hoặc rò rỉ các mạch máu tại não. Không chỉ vậy, huyết áp cao còn hình thành cục máu đông, ngăn máu lưu thông lên não. Não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng sẽ dẫn tới đột quỵ.
- Phình động mạch: Huyết áp cao có thể gây phình động mạch, dẫn đến chảy máu nội bộ, đe dọa tính mạng.
- Biến chứng não: Xuất huyết não, nhồi máu não, mất trí nhớ do động mạch bị thu hẹp.
- Hội chứng chuyển hóa: Bao gồm các tình trạng: rối loạn chuyển hóa của cơ thể như tăng nồng độ insulin, tăng số đo vòng eo, tích tụ nhiều mỡ thừa, giảm HDL-C…
- Xuất huyết võng mạc: Các mạch máu trong mắt bị vỡ, gây ra nhiều vấn đề về thị lực, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới mất hoàn toàn thị lực( mù lòa).
☛ Tìm hiểu thêm: Những nguy hiểm tiềm ẩn từ huyết áp cao
6. Chẩn đoán tình trạng tăng huyết áp kháng trị
Để chẩn đoán tăng huyết áp kháng trị, bác sĩ sẽ dựa vào các thông tin bao gồm:
- Chỉ số cao huyết áp.
- Đánh giá nguy cơ tim mạch, tổn thương cơ quan đích, bệnh lý hoặc dấu chứng lâm sàng kèm theo.
- Xác định nguyên nhân gây tăng huyết áp kháng trị.
Quá trình chẩn đoán bao gồm các bước chính như sau:
- Đo huyết áp nhiều lần
- Khai thác tiền sử
- Khám thực thể
- Thực hiện các khám nghiệm cận lâm sàng cần thiết
- Đưa ra kết luận
Trong đó, để đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác, ở bước thứ 4, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số các xét nghiệm lâm sàng bao gồm:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm đường huyết
- Xét nghiệm mỡ máu
Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý một số thứ trước khi thực hiện xét nghiệm lâm sàng để thu được kết quả chính xác nhất:
- Không uống cà phê, hút thuốc khi chuẩn bị kiểm tra huyết áp.
- Nên đi vệ sinh trước khi đo huyết áp.
- Ngồi yên trong 5 phút trước khi kiểm tra.
☛ Bài viết chi tiết: Cách chẩn đoán cao huyết áp chính xác?
7. Điều trị tăng huyết áp kháng trị
Tăng huyết áp kháng trị mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với nó trong thời gian dài.
Dưới đây là một số biện pháp điều trị tăng huyết áp kháng trị đơn giản hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo bao gồm:
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống luôn là phương pháp điều trị được đánh giá cao vì mang lại hiệu quả tốt và lâu dài cho bất kỳ đối tượng nào. Một lối sống lành mạnh và khoa học không chỉ giúp kiểm soát huyết áp mà còn đem lại cho người bệnh một sức khỏe toàn diện.
Các yếu tố người bệnh tăng huyết áp kháng trị cần lưu ý để thay đổi được lối sống bao gồm:
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày chính là yếu tố quyết định nên tình trạng sức khỏe. Do đó, xây dựng một chế độ ăn lành mạnh sẽ góp phần hỗ trợ điều trị tình trạng tăng huyết áp kháng trị hiệu quả. Cụ thể, người bệnh tăng huyết áp kháng trị nên:
- Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất đến từ các loại rau xanh, quả mọng
- Sử dụng các loại thực phẩm tốt như axit béo omega 3 có trong các trích, cá thu, cá hồi.
- Thay thế chất đạm từ các loại thịt đỏ bằng protein từ thịt trắng (gà, cá) hoặc protein thực vật trong các loại đậu.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều cholesterol như nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn công nghiệp chế biến sẵn.
- Giảm tiêu thụ muối trong mỗi bữa ăn.
- Không sử dụng thực phẩm có chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Người huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì?
Tăng cường luyện tập thể dục
- Hoạt động thể chất không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện mà còn là biện pháp hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp kháng trị đồng thời ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
- Nghiên cứu chỉ ra rằng thường xuyên tập thể dục( dành ít nhất 30 phút tập vận động mỗi ngày) có thể giúp người cao huyết áp giảm chỉ số từ 5 đến 8 mmHg.
- Một số bộ môn phù hợp với người cao huyết áp bao gồm: Thiền định, Yoga, đi bộ, chạy chậm, đạp xe đạp, bơi lội.
Duy trì cân nặng phù hợp
Béo phì ảnh hưởng xấu tới ngoại hình mà nó còn có mối quan hệ chặt chẽ với căn bệnh tăng huyết áp, trong đó bao gồm cả tăng huyết áp kháng trị. Nghiên cứu chỉ ra rằng béo phì có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao lên 12 lần.
Do đó, giảm cân cũng được xem là một phương pháp có tác dụng đến việc điều trị tăng huyết áp kháng trị. Để giảm cân và duy trì cân nặng ở mức phù hợp thì cần kết hợp cả chế độ ăn uống và luyện tập thể dục.
Kiểm soát tốt căng thẳng
Thường xuyên căng thẳng kích thích cơ thể tiết ra adrenalin – một hoạt chất làm tăng tần số các cơn tăng huyết áp và biến cố tim mạch. Do vậy, việc giữ một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng hay xúc động quá mạnh cũng đóng vai trò rất lớn giúp điều trị bệnh tăng huyết áp kháng trị hiệu quả.
Tốt nhất, bệnh nhân huyết áp cao nên dành thời gian nghỉ ngơi điều độ, tránh lo âu hay làm việc quá sức thể cơ thể được thư giãn sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi.
Các hoạt động giúp giải tỏa căng thẳng bao gồm: ngủ một giấc thật ngon, xem phim, nghe nhạc, đọc sách, mua sắm hay yoga, thiền, chạy bộ,…
Sử dụng thuốc điều trị
Một trong những biện pháp điều trị tăng huyết áp kháng trị phổ biến nhất đó là sử dụng thuốc điều trị. Bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe, sau đó với cơ địa của mỗi người thì bác sĩ sẽ đưa ra các loại thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp kháng trị điển hình bao gồm:
Thuốc lợi tiểu Thiazide (không sử dụng cho người suy thận cần hạ huyết áp nhanh).
Thuốc lợi tiểu quai cho người bị thận mạn, bệnh nhân suy tim.
Thuốc lợi tiểu kháng aldosteron.
Phối hợp thêm các loại thuốc hạ huyết áp có cơ chế tác động khác nhau để năng cao hiệu quả điều trị, thường được khuyến cáo là các nhóm thuốc:
- Ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II
- Thuốc chẹn kênh Calci
- Thuốc ức chế beta.
☛ Tham khảo thêm: Thuốc trị cao huyết áp – sử dụng đúng cách
Kết hợp giảo cổ lam Tuệ Linh giúp ổn định chỉ số huyết áp
Bên cạnh việc xây dựng một lối sống tích cực và dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo để kết hợp sử dụng thêm Giảo Cổ Lam Tuệ Linh với tác dụng ổn định chỉ số huyết áp ở mức an toàn, từ đó rút ngắn được thời gian điều trị, kết quả đạt được cũng cao hơn.
Giảo cổ lam kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric- hợp chất này đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định chỉ số huyết áp.
Ngoài ra giảo cổ lam còn có tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao, điều trị tiểu đường type 2, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, …
Tất cả sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đều được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch đáp ứng tiêu chuẩn GACP – WHO. Đây cũng là loại nguyên liệu duy nhất tại Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu. Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng những sản phẩm này.
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện đã được phân phối chính hãng tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tiết kiệm được thời gian, khách hàng có thể mua online bằng cách xem danh sách nhà thuốc “TẠI ĐÂY”. Khi mua, quý khách hàng nên kiểm tra bao bì sau khi tiếp nhận sản phẩm.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp cao, ổn định huyết áp hiệu quả
Kết luận: Trên đây là tất cả những thông tin được chúng tôi tổng hợp về tình trạng tăng huyết áp kháng trị. Đây là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể kiểm soát được nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh nên tiến hành thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.