Cao huyết áp ngày một trở thành căn bệnh phổ biến trên toàn cầu, xảy ra ở nhiều độ tuổi bao gồm cả trẻ nhỏ. Nếu không kịp thời điều trị, cao huyết áp có thể tiến triển thành bệnh lý mạn tính, gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến đột quỵ, ảnh hưởng sự phát triển của trẻ trong sinh hoạt và giảm tuổi thọ của trẻ trong tương lai.
Theo thống kê gần nhất, tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở trẻ em độ tuổi 6 – 11 là 13,4%, 12 -15 là 16,9% và 16 -18 là 19,1%, trong đó ở bé trai cao hơn bé gái.
Mục lục
Cao huyết áp ở trẻ là gì?
Huyết áp cao ở trẻ em được định nghĩa là chỉ số huyết áp của trẻ thời điểm đo cao hơn huyết áp của 95% trẻ em khác có cùng giới tính, độ tuổi và chiều cao.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị huyết áp cao thường do một bệnh lý khác gây ra. Trẻ lớn hơn bị huyết áp cao thì có nguyên nhân tương tự người lớn (ví dụ như: béo phì, di truyển, chế độ ăn uống thiếu khoa học,…)
Ở những trường hợp trẻ mắc huyết áp cao nhẹ, việc thay đổi sinh hoạt lành mạnh hơn có thể giúp hạ huyết áp an toàn, một số trường hợp khác có thể cần dùng tới thuốc hạ áp.
Huyết áp trẻ em bao nhiêu là cao?
Huyết áp của trẻ em thay đổi theo chiều cao, độ tuổi và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như giới tính, sự hoạt động và nghỉ ngơi, trạng thái xúc cảm, tư thế và thuốc men.
Dưới đây là độ tuổi tương ứng với chỉ số huyết áp bình thường của trẻ. Nếu khi đo huyết áp cho trẻ nhận thấy huyết áp cao hơn thì trẻ có nguy cơ bị huyết áp cao.
Độ tuổi | Chỉ số huyết áp bình thường |
1 – 2 tháng tuổi | 75/50 mmHg – 100/70 mmHg |
1 – 4 tháng tuổi | 80/50 mmHg – 110/80 mmHg |
3 – 5 tuổi | 80/50 mmHg – 110/80 mmHg |
11 -13 tuổi | 85/55 mmHg – 120/80 mmHg |
13 – 18 tuổi | 95/60 mmHg – 140/90 mmHg |
Dấu hiệu nhận biết huyết áp cao ở trẻ em
Theo dõi huyết áp là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ, chỉ số huyết áp nên được thực hiện đo thường xuyên tại nhà và các buổi khám sức khỏe định kỳ.
Trường hợp trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ mắc tim bẩm sinh hay các vấn đề về thận thì việc kiểm tra huyết áp cần được thực hiện thường xuyên hơn.
Huyết áp cao phần lớn không biểu hiện ra bên ngoài, việc nhận biết cao huyết áp là khó và thường chỉ biết được khi đo huyết áp. Tuy nhiên, với một số tình trạng cao huyết áp khẩn cấp có thể xuất hiện một vài dấu hiệu như sau:
- Nhức đầu
- Động kinh
- Nôn, mửa
- Đau tức ngực
- Tim đập nhanh, đập mạnh hoặc đập mạnh (đánh trống ngực)
- Khó thở
Khi bé con có những biểu hiện trên, bạn cần kiểm tra huyết áp của trẻ và đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.
Đo huyết áp cho trẻ em
- Chuẩn bị: Trước khi đo huyết áp cho trẻ, không được cho trẻ dùng thuốc hoặc ăn uống thực phẩm có tính kích thích. Trẻ được ngồi trong phòng yên tĩnh 5 phút, ghế có tựa, chân để thoải mái trên mặt sàn, tay phải được đỡ sao cho hố khuỷu ở ngang mức tim.
- Thường huyết áp ở tay phải.
- Ống nghe phải đặt trên động mạch cánh tay (gần và giữa hố khuỷu) tức là ngay dưới bờ dưới của băng cuốn đo huyết áp. Sử dụng phần chuông của ống nghe có thể giúp nghe được rõ hơn tiếng Korotkoff nhẹ.
- Kích thước của băng cuốn phải phù hợp với kích thước cánh tay phải của trẻ. Túi hơi của băng cuốn có chiều rộng = 40% chu vi cánh tay và chiều dài = 80 -100% chu vi cánh tay. Băng cuốn quá nhỏ sẽ làm tăng giả con số huyết áp và ngược lại.
☛ Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách đọc chỉ số huyết áp
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và đặt câu hỏi về lịch sử y tế của con bạn, tiền sử gia đình bị huyết áp cao, và mức độ dinh dưỡng và hoạt động.
Huyết áp của con bạn sẽ được đo. Kích thước vòng bít chính xác rất quan trọng để đo chính xác. Trong một lần khám, huyết áp của con bạn có thể được đo hai lần trở lên cho chính xác.
Để chẩn đoán huyết áp cao, huyết áp của con bạn phải cao hơn bình thường khi được đo trong ít nhất ba lần đến bác sĩ.
Nếu trẻ được chẩn đoán bị huyết áp cao, điều quan trọng là xác định xem đó là tăng huyết áp nguyên phát hay thứ phát. Những xét nghiệm này có thể được sử dụng để tìm kiếm một tình trạng khác có thể gây ra huyết áp cao của con bạn:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu, chức năng thận và số lượng tế bào máu của trẻ.
- Xét nghiệm mẫu nước tiểu (xét nghiệm nước tiểu).
- Siêu âm tim, xét nghiệm để kiểm tra lưu lượng máu qua tim của con bạn, nếu bác sĩ của con bạn nghi ngờ có vấn đề về cấu trúc tim có thể gây ra huyết áp cao.
- Siêu âm thận. Tăng huyết áp là một trong những biến chứng của suy thận mạn tính.
Nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ em
Theo các chuyên gia tim mạch, nguyên nhân gây cao huyết áp cho trẻ nhỏ khá đa dạng. Cụ thể, bệnh cao huyết áp nguyên phát thường gặp ở trẻ em hiện nay là do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý và lối sống ít vận động. Còn những trẻ bị cao huyết áp thứ phát, đại đa số có nguyên nhân là bệnh lý về thận.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác như dị dạng mạch máu, rối loạn hormone và một vài loại thuốc cũng có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp ở trẻ nhỏ.
Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, cao huyết áp thường là do biến chứng của tình trạng sinh non như huyết khối trong động mạch thận, loạn sản phế quản phổi; hoặc do bất thường thận bẩm sinh, hẹp eo động mạch chủ…
Bên cạnh đó, nguyên nhân còn đến từ môi trường sống xung quanh, ví dụ như có người thân hút thuốc lá…
Theo dõi huyết áp lưu động
Để xác nhận chẩn đoán huyết áp cao, bác sĩ của con bạn có thể đề nghị theo dõi huyết áp lư động. Là máy đo huyết áp tự động, theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ trong điều kiện ngoại trú, ban ngày máy có thể đo mỗi 15-30 phút 1 lần và ban đêm mỗi 30 phút -1 giờ 1 lần, trong điều kiện bệnh nhân làm việc, ăn ngủ, sinh hoạt bình thường.
Theo dõi huyết áp lưu động có thể giúp loại trừ huyết áp tạm thời tăng do con bạn lo lắng tại phòng mạch của bác sĩ (tăng huyết áp áo choàng trắng).
Điều trị cao huyết áp ở trẻ như thế nào?
Có nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ áp?
Trường hợp trẻ được chẩn đoán bị cao huyết áp giai đoạn 1, đầu tiên bác sĩ thường sẽ đề nghị trẻ áp dụng lối sống lành mạnh hơn, bao gồm: chế độ ăn uống khoa học cùng với tăng cường việc tập luyện thể dục, thể thao.
Trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc cao huyết áp nghiêm trọng( giai đoạn 2), bác sĩ sẽ đề nghị trẻ thay đổi lối sống lành mạnh hơn cùng với kết hợp uống thuốc hạ áp để ổn định huyết áp.
Một số loại thuốc hạ áp
- Thuốc lợi tiểu.Thuốc lợi niệu điều trị tăng huyết áp có tác dụng đào thải muối và lượng chất dịch dư ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, giúp hạ áp lực lưu lượng máu cho trẻ.
- Thuốc ức chế men chuyển và thụ thể angiotensin (ACE). Angiotensin là hóa chất khiến thành động mạch và mạch máu của trẻ co hẹp lại. Thuốc có tác dụng ức chế men chuyển sinh chất angiotensin ngăn không cho cơ thể sản sinh quá nhiều loại hóa chất này, nhờ đó mà giúp giảm áp lực máu và mạch máu giãn. Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin ngăn không cho chất Angiotensin gắn vào các thụ thể của nó gây ra tác động co mạch.
- Thuốc chặn canxi. Loại thuốc điều trị tăng huyết áp này có tác dụng chặn 1 số gốc canxi thâm nhập vào cơ tim làm giảm áp lực từ tim và giảm chỉ số huyết áp cho trẻ.
- Thuốc chẹn beta. Có tác dụng làm giãn động mạch và giúp tim đập chậm hơn, ít gây áp lực lên tim. Hiệu quả của thuốc là làm giảm áp lực máu bơm qua động mạch ở mỗi nhịp tim và chặn một số nội tiết tố trong cơ thể khiến huyết áp tăng. Thuốc chẹn beta thường không được khuyến cáo là một điều trị ban đầu cho một đứa trẻ.
Trẻ có thể sẽ được cho sử dụng huyết áp tạm thời hoặc vô thời hạn (có thể suốt đời). Huyết áp cao do các tình trạng y tế có thể kiểm soát được, chỉ cần cho trẻ điều trị các tình trạng đó trước, ví dụ như béo phì, trẻ có thể giảm cân để điều chỉnh huyết áp mà không cần dùng thuốc.
☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc huyết áp cao nên uống lúc nào và uống như thế nào mới đúng?
Chưa có nhiều nghiên cứu rõ ràng về tác động của thuốc hạ áp với sự phát triển của trẻ, tuy nhiên phần lớn các loại thuốc vẫn được cho là an toàn với trẻ nhỏ.
Thay đổi thói quen sống lành mạnh để điều chỉnh huyết áp tại nhà
Một lối sống lành mạnh, khoa học cần được hình thành cho trẻ từ lúc còn nhỏ tuổi. Việc này không chỉ có ý nghĩa sức khỏe cho tim mạch, duy trì huyết áp ổn định.
- Kiểm soát cân nặng của trẻ. Nếu bé có cân nặng dư thừa, béo phì, việc cần thiết là phải giảm cân, duy trì trọng lượng cơ thể cân đối với chiều cao.
- Áp dụng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh. Chế biến cho trẻ các bữa ăn dinh dưỡng có lợi cho tim mạch, khuyến khích cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm ít béo, hạn chế đường, đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, … Đọc chi tiết hơn tại: Người bị cao huyết áp nên ăn gì, kiêng gì?
- Giảm muối trong chế độ ăn của trẻ. Giới hạn muối bổ sung cho trẻ từ 4 đến 8 tuổi dưới 1.200 mg/ngày; trẻ lớn hơn dưới 1.500 mg/ngày.
- Động viên trẻ tăng cường vận động, tham gia nhiều vào các hoạt động thể thao, tâm lý thoải mái, vui vẻ; hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử: ti vi, điện thoại thông minh, máy vi tính,…
- Theo dõi huyết áp cho trẻ thường xuyên và ghi lại vào một cuốn sổ, mang theo mỗi lần thăm khám sức khỏe định kỳ của trẻ.
Trên đây là những thông tin về huyết áp cao ở trẻ em mà giaocolam.vn gửi tới bạn đọc, đặc biệt là các bậc phụ huynh cần lưu ý hơn về sức khỏe của con trẻ.