Nước chanh giúp giải nhiệt tăng cường vitamin C là loại nước uống rất được ưa chuộng trong gia đình. Song không phải ai uống nước chanh cũng tốt, một câu hỏi mà Giaocolam.vn được bạn đọc gửi về nhiều chính là: “Tăng huyết áp có uống nước chanh được không?”. Để giải đáp cho vấn đề này, bạn đọc hãy tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!
Mục lục
Tăng huyết áp CÓ uống được nước chanh!
Bị tăng huyết áp uống được nước chanh không? Câu trả lời là CÓ.
“Nhỏ nhưng có võ” là cụm từ miêu tả đúng về quả chanh. Chanh được biết đến là 1 loại quả giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện làn da khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa sỏi thận và đặc biệt là giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tóm lại chanh mang lại khá nhiều công dụng giúp bổ trợ sức khỏe, trong đó bao phải kể đến tác dụng hạ huyết áp.
Sở dĩ chanh có tác dụng hạ huyết áp là nhờ vào các hoạt chất dinh dưỡng có trong nó. Cụ thể, 1 quả chanh cỡ trung bình 67 grams sẽ chứa:
- Calo: 20
- Tinh bột: 7 grams
- Chất đạm 0.5 grams
- Chất béo: 0.1 grams
- Chất xơ: 1.9 grams
- Vitamin C: 22% giá trị dinh dưỡng khuyến cáo hàng ngày (RDI)
- Sắt: 2% RDI
- Canxi: 2% RDI
- Vitamin B6: 2% RDI
- Thiamine: 2% RDI
- Kali: 1% RDI
Hàm lượng vitamin C dồi dào có trong chanh làm tăng cholesterol HDL (có lợi) và giảm cholesterol LDL (có hại). Khi lượng cholesterol có hại giảm về mức bình thường thì tình trạng tăng huyết áp cũng sẽ trở về trạng thái ổn định.
Bên cạnh đó, trong chanh còn chứa kali – một chất khoáng có tác dụng làm giảm căng thẳng trong thành mạch máu nhờ vậy, huyết áp sẽ được cân bằng. Không chỉ vậy, kali còn giúp đào thải muối trong nước tiểu ra ngoài, rất tốt cho người bị cao huyết áp.
Vậy cách hạ huyết áp bằng chanh như thế nào, bạn có thể tham khảo mẹo pha nước chanh để uống được chia sẻ dưới đây.
☛ Tham khảo thêm: Huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì?
Top công thức cho người bị tăng huyết áp uống nước chanh hiệu quả
Như vậy, kết luận là người tăng huyết áp có thể uống được nước chanh. Có vô số cách để sử dụng chanh trong cuộc sống hàng ngày. Có vô số cách để sử dụng chanh trong cuộc sống hàng ngày. Để tận dụng tối đa lợi ích của loại nước này, người bệnh tăng huyết áp có thể tham khảo các công thức uống nước chanh giúp hạ huyết áp như:
1. Nước cốt chanh, cà chua và dứa
Cà chua và dứa đều là những loại trái cây chứa một lượng lớn kali, vitamin C cùng nhiều vitamin C và khoáng chất khác – chúng đều là những hợp chất có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp. Do đó, khi kết hợp nước chanh với cà chua và dứa sẽ tạo ra một loại nước ép vô cùng tốt, vừa giúp người bệnh ổn định huyết áp, vừa cải thiện sức khỏe toàn diện.
Nguyên liệu: 15ml nước cốt chanh, cà chua và dứa chuẩn bị 150g mỗi loại.
Cách thực hiện:
- Sơ chế chà chưa bằng cách rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ.
- Dứa sau khi gọt vỏ, loại bỏ mắt thì ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút.
- Cho cà chua và dứa vào máy ép để thu được phần nước.
- Nước ép lọc được tiến hành hòa cùng nước cốt chanh, khuấy đều lên.
- Hỗn hợp nước ép nên dùng hết trong ngày, tránh để tích trữ lâu ngày dù ở trong tủ lạnh.
2. Nước cốt chanh, cà rốt, dâu tây, đường phèn
Ở công thức này, nguyên liệu sử dụng đều là những loại trái cây tốt cho người bị tăng huyết áp. Sự kết hợp từ nước cốt chanh, cà rốt, dâu tây đường phèn giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn kali và vitamin C, từ đó đem lại hiệu quả kiểm soát huyết áp
Nguyên liệu: 5ml nước cốt chanh, 250g cà rốt, 250g dâu tây và 2-3g đường phèn.
Cách thực hiện:
- Cà rốt rửa sạch, cạ vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ.
- Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống.
- Cho 2 nguyên liệu này vào máy ép lấy nước.
- Sau đó thêm đường phèn và nước cốt chanh vào và khuấy đều lên.
- Hỗn hợp nước ép thu được chia thành nhiều phần và uống trong ngày.
3. Nước chanh hạt chia
Nước chanh hạt chia là một thức uống giải khát quen thuộc vào mùa hè mà còn đem lại công dụng tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt và ổn định huyết áp hiệu quả.
Công thức pha chế nước chanh hạt chia vô cùng đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được. Bạn chỉ cần chuẩn bị:
Nguyên liệu: 1/2 quả chanh, 10g hạt chia và mật ong.
Cách thực hiện:
- Cho 10g hạt chia vào nước ấm rồi khuấy đều lên.
- Đợi khoảng 10 phút cho đến khi hạt chia nở ra thì vắt thêm nước cốt chanh cùng 1-2 thìa mật ong, khuấy đều là có thể dụng được.
4. Nước cốt chanh, rau cần tây, cà chua
Ngoài công thức kết hợp nước chanh với cà rốt, dứa, dâu tây, người bệnh cũng có thể làm mới công thức bằng cách giữ nguyên cà chua và thay thế các loại rau quả còn lại bằng cần tây – đây là một loại rau được xem là thần dược đối với người tăng huyết áp.
Cụ thể, cần tây có hàm lượng calo thấp nhưng rất giàu vi chất dinh dưỡng như kali, folate, choline, vitamin A và vitamin K, chúng đều là những hoạt chất có lợi cho tình trạng bệnh, giúp kiểm soát và ổn định huyết áp hiệu quả.
Nguyên liệu: 80ml nước cốt chanh, 500g cà chua, 250g rau cần tây.
Cách thực hiện:
- Cà chua và cần tây cần được rửa sạch, sau đó thái nhỏ.
- Cho 2 nguyên liệu vào máy ép để lấy nước.
- Sau đó cho nước cốt chanh vào và trộn đều lên.
- Vì cần tây có mùi hăng nên sẽ hơi khó uống. Người bệnh có thể link động thêm các loại quả như táo, dứa để át bớt mùi cần tây, giúp nước ép dễ uống hơn.
- Hỗn hợp nước ép thu được nên sử dụng hết trong ngày.
3. Lưu ý khi dùng nước chanh cho người tăng huyết áp
Trong hầu hết các trường hợp, chanh là một loại quả an toàn để sử dụng, có ít hoặc hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người tăng huyết áp có thể sử dụng một cách vô tội vạ. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi dùng nước chanh cho người tăng huyết áp.
- Không sử dụng nước chanh nếu bạn dị ứng: Có những trường hợp bị dị ứng với trái cây có múi, và chanh là một trong số đó. Vì vậy, nếu bạn dị ứng với chanh thì không nên sử dụng vì có thể gây ra các triệu chứng như nổi sưng, nổi mề đay và khó thở.
- Khi uống nước chanh, người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng thêm đường vì chúng có thể trở thành nguyên nhân làm tăng huyết áp.
- Nên kết hợp thêm nhiều loại rau củ và trái cây khác nhau để đa dạng hóa vitamin nạp vào cơ thể. Một số loại trái cây, rau củ tốt cho người tăng huyết áp bao gồm: lựu, bí đao, củ đậu, dưa chuột, hoa atiso, củ dền,…
- Nếu bệnh nhân bị đau dạ dày thì không nên lạm dụng nước chanh vì trong chanh có tính axit cao có thể tình trạng đau dạ dày nặng hơn.
- Người có tình trạng răng yếu cũng không nên sử dụng nước chanh vì tính axit trong chanh sẽ làm mòn men răng, nặng hơn có thể dẫn đến sâu răng.
- Tăng huyết áp là bệnh mãn tính nên người bệnh phải điều trị cả đời với nó. Do đó, bên cạnh việc chữa bệnh bằng các mẹo từ nước chanh thì bạn nên kết hợp thêm một lối sống lành mạnh bằng việc ăn uống khoa học cùng luyện tập thể dục đều đặn, đồng thời sử dụng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định huyết áp từ thiên nhiên giúp rút ngắn quá trình điều trị bệnh, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng huyết áp cao liên quan đến tim mạch. Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện là sản phẩm được nhiều chuyên gia và khách hàng tin tưởng sử dụng bởi khả năng hạ và kiểm soát huyết áp ở mức ổn định. Không chỉ vậy, Giảo cổ lam còn giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
☛ Tìm hiểu về sản phẩm: Giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp hiệu quả
Sản phẩm hiện đã được phân phối trên toàn quốc. Để mua được trà Giảo cổ lam quý khách hàng có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh, khách hàng có thể xem TẠI ĐÂY
Kết luận: Như vậy câu hỏi “tăng huyết áp có uống nước chanh được không?” đã có câu trả lời là “CÓ”. Mong rằng qua bài viết, người bệnh cao huyết áp sẽ có thêm những công thứ từ nước chanh giúp hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả. Ngoài ra, để cải thiện sức khỏe một cách tổng thể, chỉ uống nước chanh thôi là không đủ. Người bệnh cao huyết áp vẫn cần ăn uống khoa học, xây dựng lối sống lành mạnh cùng tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.