Huyết áp cao là căn bệnh phổ biến và có tỷ lệ tăng nhanh trong những năm gần đây. Huyết áp cao còn được mệnh danh là ” kẻ giết người thầm lặng” bởi phần lớn chúng không có nguyên nhân và biểu hiện rõ rệt để nhận biết bệnh, do vậy mà dẫn tới nhiều biến chứng và gây ra tỉ lệ tử vong cao. Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh, bạn có thể tham khảo một số loại thảo dược tự nhiên, cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.
Mục lục
Huyết áp cao có chữa khỏi được không?
Cao huyết áp là tình trạng bệnh phổ biến trên toàn cầu. Bệnh lý hình thành khi áp suất trong động mạch cao hơn mức bình thường. Một người được chẩn đoán là cao huyết áp khi trị số huyết áp của họ cao hơn 140/90 mmHg khi theo dõi tại nhà/cơ sở y tế hoặc cao hơn 135/85 mmHg khi theo dõi huyết áp lưu động 24h. Phần lớn, cao huyết áp đều là cao huyết áp vô căn tức là không rõ nguyên nhân gây bệnh. Chính bởi vậy mà nó gây ra nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe không lường trước được.
10 loại thảo dược tự nhiên trị cao huyết áp
1. Tỏi và đậu trắng
Tỏi là thực phẩm quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình, đây cũng là vị thuốc nhiều công dụng: trị huyết áp cao, giảm mỡ máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe xương, ngừa ung thư, bệnh tiểu đường, tăng cường hệ miễn dịch, …
Thiếu lưu huỳnh là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cao huyết áp. Bởi vậy, việc bổ sung các hợp chất organosulfur có tác dụng hỗ trợ ổn định huyết áp hiệu quả. Thật tuyệt vời, trong chiết xuất tỏi có chứa S-allycysteine một hợp chất lưu huỳnh hoạt tính sinh học có tác dụng giảm huyết áp từ 8-10mmHg. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, tiêu thụ khoảng 600- 1500 mg chiết xuất tỏi trong 24 tuần có thể giúp huyết áp giảm. Bên cạnh đó, lượng polysufides cùng với các phân tử lưu huỳnh còn có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn mạch máu, từ đó hỗ trợ kiểm soát huyết áp ổn định hơn.
Đậu trắng hay còn được gọi với tên khác là: đậu biển, bạch đậu, nga mi đậu, biển đậu hoa… Loại đậu này không chỉ được dùng để chế biến món ăn giải nhiệt mà còn là vị thuốc chữa ăn uống kém, suy nhược cơ thể, chống nôn, điều hòa các tạng, giải độc, thuốc bổ tỳ vị… Đậu trắng bên cạnh việc hỗ trợ giảm cân hiệu quả còn có tác dụng ngăn ngừa axit min, gây ức chế sự hấp thụ carbonhydrate. Đậu trắng có chứa nhiều chất đạm cần thiết có thể bổ sung hàng ngày cho bệnh nhân huyết áp cao thay cho nguồn đạm từ thịt động vật.
Bài thuốc trị cao huyết áp từ tỏi và đậu trắng:
- Chuẩn bị: 100g tỏi, 100g đậu trắng, 2l nước lọc.
- Tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng, đậu trắng rửa sạch.
- Cho hai nguyên liệu vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Đến khi lượng nước còn khoảng 250 ml thì bắc ra, chắt lấy nước.
- Chia nước làm nhiều phần uống trong ngày. Trong một tháng, tuần đầu bạn uống 1 lần/tuần, tuần 2,3,4 uống 2 lần/tuần.
2. Cây xạ đen
Xạ đen là một trong những thảo dược mọc tự nhiên, trong các khu rừng của nước ta. Cây thuộc loại thân gỗ, nhánh cây buông leo, mọc thành búi, thân dài 3-10m. Hoa mọc thành chùm, cánh trắng. Quả nang hình trứng, dài khoảng 1cm. Cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, được biết đến với nhiều công dụng nổi bật như: trị mụn nhọt, mụn viêm, tiêu viêm, giải độc, kháng u, điều trị ung thư,… không chỉ vậy xạ đen còn có tác dụng trị cao huyết áp hiệu quả.
Cách dùng xạ đen trị huyết áp cao: Xạ đen khô 40g, chè dây 30g đun với 1,2 lít nước uống thay nước uống hàng ngày.
3. Rễ nhàu
Rễ nhàu là một loại cây thuộc cà phê Rubiaceae. Cây sống ở những vùng ẩm thấp thuộc các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung.
Trong quả nhàu có chứa nhiều tinh bột, chất xơ, các loại vitamin thiết yếu A, C, E, B1, B6, B12,… và các khoáng chất sắt, canxi, kali,… Lá nhàu giúp hạ sốt, điều kinh, chữa mụn, vỏ cây nhàu tốt cho phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, bộ phận rễ cây nhàu có chứa nhiều dược tính tốt, có tác dụng điều hòa huyết áp, ngăn ngừa biến chứng.
Các chữa cao huyết áp bằng rễ nhàu: Rễ nhàu rửa sạch, xay thành bột rồi hòa với nước, trộn tỉ lệ 1kg nhàu với 200g đường cát. Uống mỗi ngày 2 ly nhỏ. Sau 2-3 tháng sẽ nhận thấy kết quả.
4. Lá xương sông
Xương sông hay còn gọi là hoạt lộc thảo, xang sông,… Tên khoa học: Blumea lanceolaria; họ: Cúc.
Cây xương sông là thực vật thân thảo, sống khoảng 2 năm, chiều cao từ 0.6 – 2m. Thân cây mọc thẳng, có rãnh chạy dọc thân. Lá có hình trứng thuôn dài, hai đầu nhọn, mép có răng cưa, gân nổi rõ trên phiến, lá trên có kích thước nhỏ hơn lá dưới gốc. Hoa mọc thành cụm, ở nách lá, màu vàng nhạt. Cây nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia. Ở nước ta, xương sông dễ dàng tìm thấy ở ven rừng hoặc được trồng nhiều để làm rau gia vị và làm thuốc.
Xương sông có tác dụng làm giãn mao mạch máu, tăng cường tuần hoàn, giảm áp lực máu, nhờ đó hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả.
Cách dùng lá xương sông trị cao huyết áp: Lấy 100g lá xương sông già rửa sạch, sau đó đun sôi khoảng 5 phút trong 1 lít nước. Mỗi ngày uống nước lá xương sông thay trà giúp ổn định huyết áp tốt hơn.
5. Xuyên tâm liên (cây lá đắng)
Xuyên tâm liên, hay còn gọi cây lá đắng, có công dụng chữa trị các loại bệnh cảm thông thường, sốt và các bệnh về hệ tim mạch. Người ta còn tìm thấy một vài loại hợp chất giúp giảm huyết áp trong xuyên tâm liên. Chúng bao gồm andrographolide, 14-deoxy-11, 12-didehydroandrographolide và 14-deoxyandrographolide. Những hợp chất này sẽ làm giảm sức cản của mạch máu và gia tăng khả năng sản sinh oxit nitric.
Xuyên tâm liên còn được dùng để thúc đẩy quá trình chống viêm nhiễm, kháng khuẩn và chống oxy hóa.
6. Mãng cầu xiêm
Mãng cầu xiêm là loại trái cây thuộc họ na, có quanh năm thuộc miền Tây Nam bộ nước ta.
Quả mãng cầu xiêm có chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như: vitamin C, B1 và B2. Trong 100g mãng cầu xiêm gồm có 66 ca lo; 3,3g chất xơ ăn kiêng; 14mg canxi; 278mg ka- li; 20,6g vitamin C
Theo Đông y, thịt quả trắng của mãng cầu xiêm vị dịu, hơi ngọt, chua giống mùi na, có tính giải khát, bổ dưỡng. Quả xanh làm săn da, hạt sát trùng, lá làm dịu. Lá cây mãng cầu xiêm được dùng để giảm huyết áp nhờ vào khả năng giảm sức cản của mạch máu.
Bài thuốc trị cao huyết áp từ lá mãng cầu xiêm: Lấy lá mãng cầu xiêm 20g rửa sạch, để ráo nước hãm uống thay trà hàng ngày rất tốt giúp ngừa huyết áp.
7. Cần tây
Trong cần tây có chứa apigenin- một loại chất hóa học tự nhiên giúp ngăn ngừa chứng huyết áp cao và giãn nở mao mạch. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng hạ huyết áp rõ rệt của rau cần tây, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.
Hạt cần tây cũn có khả năng chữa trị cao huyết áp cao an toàn và hiệu quả. Sử dụng hỗn hợp của cần tây tươi với giấm sẽ xoa dịu tình trạng hoa mắt, đau vai và đau đầu do cao huyết áp gây ra.
8. Trà xanh
Trà xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: ngừa ung thư, tiểu đường, chống nhiễm khuẩn, viêm nhiễm và cao huyết áp.
Hơn 30% trọng lượng khô của lá trà là chất chống oxy hóa flavonoid mạnh mẽ có tác dụng có lợi đối với mạch máu, độ dính của máu và cholesterol. Các thành phần của trà làm giảm mật độ của máu, tổng huyết áp.
- Uống một tách trà xanh thường xuyên có thể giảm gần một nửa nguy cơ huyết áp cao.
- Hai tách trà mỗi ngày có thể làm giảm khả năng tăng huyết áp tới 65%.
- Sử dụng trà xanh trong thời gian dài sẽ giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đáng kể.
9. Hoàng liên (Cây chỉ vàng)
Hoàng liên được dùng trong các phương thuốc gia truyền của Trung Quốc từ rất lâu. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng dịch chiết Berberine có trong cây hoàng liên có tác dụng giảm huyết áp. Khi kết hợp với các dược phẩm chữa trị cao huyết áp, berberine giúp tăng cường tác dụng nhiều hơn so với khi chỉ dùng dược phẩm.
Thành phần dược lý của loại cây này cũng làm giãn mạch máu và tăng khả năng giải phóng oxit nitric, dẫn đến giảm huyết áp.
10. Cây giao cổ lam
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, là một cây thảo có thân mảnh, mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2000m so với mặt nước biển. Đây cũng là một trong những dược liệu cổ quý hiếm được biết đến với rất nhiều tác dụng trong y học.
Qua gần 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã không khỏi ngỡ ngàng trước những tác dụng đặc biệt của dược liệu này. Kết quả của các đề tài khoa học đã cho thấy trong giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại Saponin cấu trúc tương tự nhóm damaran trong Nhân sâm. Các hoạt chất này có tác dụng giảm cholesterol máu, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa ở động mạch, tăng cường lưu thông máu và ổn định huyết áp.
Sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric- hợp chất này đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định huyết áp.
Có thể dùng nước trà giảo cổ lam thay thế nước lọc và uống mỗi ngày. Thời điểm uống trà mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất là vào buổi sáng và đầu giờ chiều.
☛ Tham khảo thêm: Cách trị huyết áp cao bằng cây thuốc nam
Giảo cổ lam Tuệ Linh – chuẩn hóa từ vùng nguyên liệu 5 không
Nhằm bảo tồn một dược liệu quý và cũng là để đáp ứng nhu cầu sử dụng Giảo cổ lam chăm sóc sức khỏe ngày càng cao trong cộng đồng Việt, Công ty TNHH Tuệ Linh đã chọn vùng đất Mộc Châu, Sơn La (nơi có khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với sự phát triển của cây Giảo cổ lam) để đầu tư xây dựng chuẩn hóa vùng nguyên liệu sạch Giảo cổ lam 5 lá theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới GACP – WHO, đạt tiêu chí 5 không:
- Không phân bón
- Không thuốc diệt cỏ
- Không thuốc trừ sâu
- Nguồn nước không ô nhiễm
- Không khí không ô nhiễm
Từ vùng nguyên liệu này, Công ty TNHH Tuệ Linh đã cho ra đời TPCN Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh và TPCN Viên Giảo cổ lam Tuệ Linh, không chỉ đảm bảo sạch mà còn được chế biến trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO để giữ được tối đa các hoạt tính sinh học của Giảo cổ lam 5 lá. Uống TPCN Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh và TPCN Viên Giảo cổ lam Tuệ Linh mỗi ngày sẽ giúp:
- Hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu
- Ổn định và hạ đường huyết, phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường
- Ổn định và hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch
- Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc
- Tăng khả năng làm việc, giảm căng thăng mệt mỏi.
Lưu ý khi dùng thảo dược để trị cao huyết áp
Bên cạnh việc áp dụng các cách trị cao huyết áp từ thảo dược thiên nhiên kể trên, bạn cũng cần lưu ý thêm một số điều dưới đây:
- Lựa chọn sử dụng phương pháp tự nhiên đem lại kết quả nếu tình trạng bệnh của bạn còn ở thể nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng.
- Phương pháp này cũng cần bạn kiên trì thời gian dài mới nhận được kết quả.
- Bệnh nhân không nên quá lạm dụng vào phương pháp này dẫn tới sử dụng quá mức, có thể mang lại tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ, trước khi lựa chọn sử dụng thực phẩm tự nhiên nếu đang sử dụng thuốc tây.
- Có kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh tốt hơn.
Hy vọng với những cách trên, người bệnh có thể áp dụng đơn giản và mang lại kết quả điều trị cao huyết áp tối ưu nhất!
Theo giaocolam.vn