Tiểu đường là bệnh lý đang lo với nhiều cơ biến chứng nguy hiểm. Điều trị bệnh là điều cần thiết và càng sớm càng tốt. Ngoài phương pháp điều trị bằng Tây y, nhiều người còn quan tâm đến các giải pháp từ thiên nhiên bao gồm việc sử dụng các loại thảo dược. Vậy những thảo dược trị bệnh tiểu đường gần gũi với người Việt là cây nào, cách sử dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mục lục
- Lợi ích việc dùng thảo dược trị tiểu đường!
- Cây thảo dược trị bệnh tiểu đường tốt nhất tại Việt Nam!
- Giảo cổ lam – Lựa chọn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường tuýp 2
- Dây thìa canh – Cây thuốc nam chữa tiểu đường hiệu quả
- Cây húng quế – cải thiện tiểu đường an toàn
- Lá xoài – giảm đường huyết
- Khổ qua rừng – thảo dược trị tiểu đường dễ tìm
- Cỏ ngọt – giải pháp cho người tiểu đường
- Mạch môn – Thuốc nam trị tiểu đường
- Cây cà ri (hồ lô ba) – hạ đường huyết hiệu quả
- Lưu ý khi sử dụng cây thảo dược trị tiểu đường
Lợi ích việc dùng thảo dược trị tiểu đường!
Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một bệnh lý mãn tính xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Điều này dẫn đến sự tích tụ của đường glucose trong máu, gây ra các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng như suy thận, tổn thương thần kinh, tim mạch,… thậm chí tử vong. Cho tới nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nhiều bệnh nhân tìm đến các giải pháp tự nhiên như thảo dược để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả hơn.
Thảo dược từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh tật. Các cây thảo dược chứa các hoạt chất sinh học giúp giảm đường huyết, tăng cường chức năng của insulin và hỗ trợ sức khỏe tổng quát. Việc sử dụng thảo dược để tạo thành các bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường là một phương pháp vô cùng an toàn mà hiệu quả cao.
Khi sử dụng thảo được để chữa tiểu đường sẽ đem lại những tác động sau:
- Giúp kiểm soát đường huyết tự nhiên.
- Giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ so với thuốc tây.
- Tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ chức năng gan, thận.
- Cải thiện chức năng tim mạch và giảm nguy cơ biến chứng
Bên cạnh đó thảo dược có nguồn gốc tự nhiên khá lành tính nên có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng lâu dài mà không lo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe!
Mặc dù thảo dược mang lại nhiều lợi ích song người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tránh các tương tác không mong muốn với thuốc điều trị tiểu đường nếu có.
☛ Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường có chữa được hoàn toàn?
Cây thảo dược trị bệnh tiểu đường tốt nhất tại Việt Nam!
Việt Nam là quốc gia có nhiều loài thảo dược quý. Dưới đây là một số loại thảo dược đã được nghiên cứu trên lâm sàng và được khoa học chứng minh có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường.
Giảo cổ lam – Lựa chọn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường tuýp 2
Giảo cổ lam là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng giảm và ổn định đường huyết hiệu quả. Tác dụng này của Giảo cổ lam có là do trong cây chứa nhiều saponin và flavonoid, có tác dụng ổn định đường huyết và tăng cường chức năng insulin.
Glibenclamide là hoạt chất thường có mặt trong các thuốc trị tiểu đường hiện nay. Các nghiên cứu cho thấy, giảo cổ lam có chứa hoạt chất Phanosid có tác dụng hạ đường huyết gấp 5 lần so với Glibenclamide.
Sau khi được nghiên cứu kỹ lưỡng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số quốc gia trên thế giới, rất nhiều sản phẩm chiết suất từ giảo cổ lam ra đời giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường.
Giảo cổ lam loại 5 lá chét với tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum. Kế thừa kết quả các nghiên cứu lâm sàng cây giảo cổ lam, Công ty TNHH Tuệ Linh cho ra mắt 2 sản phẩm chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên. Đó là viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh và trà Giảo cổ lam Tuệ Linh. Giảo cổ lam Tuệ Linh là sản phẩm được số đông người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn trong gần 20 năm qua.
Hiện sản phẩm đã được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm để xem chi tiết danh sách các nhà thuốc TẠI ĐÂY
Dây thìa canh – Cây thuốc nam chữa tiểu đường hiệu quả
Dây thìa canh là thảo dược có tên khoa học là Gymnema sylvestre. Dây thìa canh đã được nghiên cứu và chứng minh rằng, trong cây có chứa thành phần hoạt chất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Hoạt chất này chính là Acid Gymnemic.
Nhiều nghiên cứu cho biết Acid Gymnemic có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin – hormon có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường. Acid Gymnemic còn có tác dụng ức chế hấp thu glucose ở ruột, giảm cholesterol máu. Qua đó, dây thìa canh giúp ổn định đường huyết ở những người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các hoạt chất khác trong dây thìa canh còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, lợi tiểu,…
Cách dùng: Đem lá dây thìa canh phơi hoặc sấy khô, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 10g nấu với 2 lít nước uống. Dùng sau các bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng
Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi sử dụng dây thìa canh với liều cao sẽ gây một số tác dụng ngoài ý muốn như giảm đường huyết quá mức, chóng mặt, buồn nôn,… Để sử dụng dây thìa canh chữa tiểu đường, bạn nên sử dụng đúng liều lượng khuyên dùng.
Cây húng quế – cải thiện tiểu đường an toàn
Cây húng quế có tên khoa học là Ocimum Basilicum một loài rau thơm thuộc họ Hoa môi. Không phải tự nhiên cây húng quế lại nằm trong danh sách các loại thảo dược trị tiểu đường. Trong lá hùng quế chứa các chất chống oxy hóa cùng tinh dầu sản xuất ra eugenol, methyl eugenol và caryophyllene. Những chất này có tác dụng hỗ trợ tế bào beta của tuyến tụy hoạt động bình thường, từ đó tăng khả năng nhạy cảm với insulin, giảm mức đường huyết, đem lại công dụng trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Cách chế biến bài thuốc nam trị tiểu đường từ cây húng quế:
- Lấy một nắm lá húng quế vò nát, đem hâm nước nóng vừa đủ, để chờ khoảng 15 phút, sau đó bỏ lọc cái chỉ lấy nước uống. Nếu vị nước khó uống quá ta có thể cho thêm một chút đường vào hòa cùng cho dễ uống hơn .
- Hoặc bạn có thể ngắt trực tiếp các lá cây húng quế tươi sau đó rửa sạch nhai sống cho ít muối vào cho có vị thì nó cũng có tác dụng tương tự.
Lá xoài – giảm đường huyết
Cây xoài là một cây trồng chủ yếu cho giá trị ăn quả, tuy nhiên bộ phận lá của loại cây này ít người được nó có tác dụng chữa bệnh đặc biệt đối với bệnh tiểu đường.
Lá xoài chứa hợp chất 3beta – taraxerol giúp giảm viêm, kháng insulin sẽ giúp Glucose từ máu vào tế bào một cách dễ dàng hơn. Nhờ đó người bị tiểu đường có thể giảm được lượng đường trong máu hiệu quả.
Hơn thế nữa, hợp chất anthxyanhdin có trong lá xoài còn mang lại công dụng hạ đường huyết, từ đó không chỉ làm giảm tình trạng bệnh tiểu đường mà còn phòng ngừa được những biến chứng ở mạch máu và mắt do tiểu đường gây ra.
Cách sử dụng lá xoài chữa tiểu đường tốt nhất đó là luộc lên và chắt lấy nước uống. Mỗi lần chỉ cần 3-4 lá. Uống 1 ngày/1 lần vào buổi sáng, trước khi ăn. Không nên lạm dụng uống quá nhiều sẽ gây giảm lượng đường huyết nhanh nguy hiểm cho người bệnh.
☛ Chi tiết: Chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài
Khổ qua rừng – thảo dược trị tiểu đường dễ tìm
Theo y học cổ truyền, khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng có tính hàn, vị đắng, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đường huyết, làm mát gan,…Trong mướp đắng chứa ít nhất 3 hoạt chất có tác dụng chữa bệnh tiểu đường là: Charantin, Vicin và Polypeptid-p. Charantin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, Vicine và Polypeptid-p có vai trò tương tự insulin. Nhờ đó, khổ qua rừng được xem như là thảo dược top đầu trị tiểu đường.
Cách dùng: Sử dụng khổ qua rừng khô (dùng cả dây, quả và lá), lấy một nắm đem nấu nước uống thay trà uống mỗi ngày. Ngoài ra có thể kết hợp ăn quả khổ qua rừng sống hoặc xào nấu ăn kèm trong bữa cơm.
Sử dụng mướp đắng trong thời gian dài không gây hại đến sức khỏe của bạn. Hơn nữa, nó còn giúp tăng quá trình oxy hóa glucose, ức chế men tổng hợp glucose và giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, mướp đắng còn là một giải pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường lên tim mạch, mạch máu ngoại vi,…
Cỏ ngọt – giải pháp cho người tiểu đường
Nếu cung cấp lượng đường quá mức cho bệnh nhân tiểu đường sẽ làm đường huyết vượt mức kiểm soát và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần kiêng ăn đồ có hàm lượng đường cao.
Sử dụng thảo dược cỏ ngọt thay thế cho lượng đường trong khẩu phần ăn là một giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường.
Trong cỏ ngọt chứa Stevioside là chất có vị ngọt gấp 300 lần so với đường mía. Chất này hoàn toàn không làm tăng lượng đường trong máu và an toàn với cơ thể bệnh nhân. Cỏ ngọt giúp bệnh nhân tiểu đường giảm cảm giác thèm đồ ngọt, giúp quá trình điều trị bệnh dễ dàng kiểm soát hơn và tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm do glucose tăng quá cao gây ra.
Cách dùng: Cỏ ngọt rửa sạch phơi khô. Mỗi lần sử dụng 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm một lần. Ngày có thể uống 2 lần.
Mạch môn – Thuốc nam trị tiểu đường
Theo Đông Y, mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Củ mạch môn được dùng để chữa bệnh tiểu đường và một số bệnh khác.
Saponin có trong củ mạch môn – đây là một hoạt chất có cấu trúc tương tự nhóm Dammaran trong nhân sâm, có tác dụng điều chỉnh quá trình bài tiết và sản xuất insulin, giúp ổn định đường huyết lâu dài ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.
Không chỉ vậy, dược liệu này còn bảo vệ và hạn chế các tổn thương của các mạch máu tại cầu thận, ức chế sự hình thành của các tổ chức xơ hóa tại thận, từ đó phòng ngừa những biến chứng thận cho bệnh nhân tiểu đường.
Cách sử dụng: Dùng 6 – 12g củ mạch môn khô sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày
Cây cà ri (hồ lô ba) – hạ đường huyết hiệu quả
Cây cari hay hồ lô ba, khổ đậu ( tên khoa học Trigonella foenum-graecum) là cây thuộc họ Đậu. Phần lá của nó được dùng như cây thuốc để chữa bệnh, còn phần hạt được con người làm gia vị. Loại cây này khá phổ biến trên thế giới .
Thành phần: Các hạt cây cari (hay hồ lô ba) rất giàu pholysaccarit galactomannan. Cây chứa các saponin như diosgenin, yamogenin, gitogenin, tigogenin và neutigogen. Các thành phần hoạt hóa sinh học khác còn có chất nhầy, tinh dầu và các ancaloit như cholin và trigonellin. Tất cả chúng mang lại tác dụng làm giảm hấp thụ đường và tăng lượng insulin, nhờ đó làm giảm lượng đường trong máu.
Cách sử dụng: Lấy một muỗng cà phê hạt cari đem ngâm vào cốc, để qua đêm, sau đó lọc lấy nước uống. Cũng có thể uống cùng với hạt , uống vào buổi sáng trong ngày là tốt nhất .
Lưu ý khi sử dụng cây thảo dược trị tiểu đường
- Bạn nên tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của các loài thảo dược, tránh mua phải thảo dược giả, kém chất lượng, vừa tốn kém vừa gây hại đến sức khỏe.
- Thảo dược không thể thay thế cho chế độ ăn uống và tập luyện. Bạn nên hạn chế tối đa hàm lượng cholesterol và đường trong khẩu phần ăn. Thay vào đó, bổ sung nhiều đạm và chất xơ. Mỗi ngày 30 phút tập thể dục cũng là phương pháp giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả.
- Phương pháp tốt nhất mà vừa an toàn vừa khỏe mạnh là dùng kết hợp cả thảo dược với chế độ ăn uống tập luyện, bệnh sẽ tiến triển tốt hơn.
- Khi chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc nam, người bệnh cần nắm rõ liều lượng nên dùng của từng loại thảo dược, nếu quá liều, đa số sẽ gây hạ đường huyết quá mức dẫn đến tình trạng choáng váng, nhức đầu, buồn nôn,…
Lời kết
Mặc dù có thành phần là thảo dược không gây hại nhưng người bệnh cũng không nên quá lạm dụng vào các bài thuốc tham. Cách tốt nhất là cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khóa trước khi bắt đầu chữa tiểu đường bằng thuốc nam. Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn cụ thể, rõ ràng.
Tài liệu tham khảo
- Herbal Medicine: Biomolecular and Clinical Aspects. 2nd edition.
Chapter 19: Diabetes and Herbal (Botanical) Medicine
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92755/ - Treating Diabetes with Herbal Medicine?
https://www.healthline.com/diabetesmine/treating-diabetes-herbal-medicine#1
Bình đã bình luận
thảo dược an toàn lành tính tôi có thể dùng thời gian dài và pha nước đặc để tăng hiệu quả không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Bình!
Tuy các loại thảo dược có tính an toàn cao nhưng cần sử dụng đúng cách và liều lượng cần thiết. Không nên quá lạm dụng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Cách tốt nhất anh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi chữa tiểu đường bằng thảo dược nhé.
Thu Ngân đã bình luận
tôi đang dùng giảo cổ lam để cải thiện tiểu đường, có cần phải thay đổi ăn uống, sinh hoạt không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Ngân!
Bên cạnh việc sử dụng thảo dược để cải thiện bệnh tiểu đường, chị cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả nhé.
Bùi Loan đã bình luận
tôi nên uống giảo cổ lam tươi hay khô để cải thiện tiểu đường, tôi uống nhiều thuốc tây rồi nên muốn chuyển sang dùng thảo dược.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Giảo cổ lam được biết đến là thảo dược hỗ trợ cải thiện tiểu đường, bạn đều có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Tuy nhiên, dùng thảo dược như giảo cổ lam không thể thay thế hoàn toàn thuốc tây mà bạn đang dùng. Tiểu đường là một bệnh phức tạp và việc quản lý bệnh cần sự kiểm soát kỹ lưỡng và có kế hoạch dựa trên hướng dẫn của bác sĩ. Trước khi chuyển sang sử dụng thảo dược hoặc dùng bất kỳ phương pháp điều trị tự nhiên nào, bạn hãy thảo luận với bác sĩ điều trị của mình cụ thể.
Mỹ đã bình luận
Khổ qua nên chế biến thành món nào thì tốt nhất cho người tiểu đường?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào chị Mỹ, đối với khổ qua để trị tiểu đường, cách chế biến tốt nhất đó là chị dùng cả dây, quả, lá khổ qua để nấu nước rồi uống. Ngoài ra, chị cũng có thể chế biến khổ qua thành các món ăn cũng vẫn đem lại công dụng tốt với bệnh tiểu đường.
Chúc chị và gia đình thật nhiều sức khỏe!