Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường rất khắt khe về chế độ ăn uống. Rất nhiều người thắc mắc rằng: “Bị bệnh tiểu đường ăn bắp được không?” vì lo sợ vị ngọt trong bắp sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên. Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bệnh nhân tiểu đường cần kiêng tinh bột và cabonhydrate
Có thể bạn chưa biết, ở người bình thường sẽ chuyển hóa thức ăn thành glucose, cơ thể giải phóng glucose thành năng lượng phục vụ cho hoạt động sống hàng ngày. Tuy nhiên, người tiểu đường lại không có cơ chế này. Điều này liên quan đến insulin – một hoocmon được sản xuất từ tuyến tụy ( Insulin có tác dụng đưa glucose từ máu vào tế bào, tế bào sẽ hoạt động để chuyển hóa glucose thành năng lượng cần thiết).
Ở bệnh nhân mắc tiểu đường, insulin không đủ để giải phóng hết lượng glucose nạp vào từ thức ăn, điều này khiến lượng đường trong máu tăng lên, theo đó xuất hiện trong cả nước tiểu. Đó là lí do vì sao bệnh nhân tiểu đường cần kiêng các nhóm thực phẩm giàu tinh bột và carbohydrate.
☛ Tham khảo chi tiết tại bài viết: Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường!
2. Bị tiểu đường có nên ăn bắp?
Như bạn đã biết chế độ ăn của người tiểu đường cần hạn chế thực phẩm giàu tinh bột và chứa carbohydrate vì chúng sẽ làm lượng đường trong máu tăng lên. Trong khi đó, bắp lại là thực phẩm thuộc nhóm tinh bột có vị ngọt. Do đó, bắp được liệt về vào danh sách những thực phẩm cần hạn chế đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, bắp cũng có chỉ số đường huyết là 69 (GI = 69) được đánh giá là khá cao so với chỉ số đường huyết trung bình (GI = 55 – 69). Theo các chuyên gia, chỉ số đường huyết là chỉ số đo lường mức độ thực phẩm tinh bột làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Điều này đồng nghĩa với việc thực phẩm có GI cao làm tăng lượng đường huyết nhiều hơn so với thực có GI trung bình hoặc thấp.
Với hai yếu tố liệt kê trên, ta có thể ngô được xếp vào nhóm thực phẩm có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn. Vì vậy tốt nhất đối với bệnh nhân bị tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 2 cần hạn chế việc tiêu thụ ngô, nhất là các món ăn từ bắp liên quan đến dầu mỡ như ngô chiên, ngô xào, pizza ngô,… Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận lợi ích của bắp mang lại cho sức khỏe nói chung và bệnh nhân tiểu đường nói riêng. Cụ thể hãy cùng tìm hiểu ở phần 3 dưới đây.
3. Tác dụng của bắp đối với người tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường chỉ chăm chăm vào lượng tinh bột và vị ngọt của bắp mà quên mất rằng bắp cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Chính vì thế mà bắp được coi là một loại ngũ cốc nguyên hạt.
Trong 100g bắp vào có chứa các thành phần dinh dưỡng như:
- Calo: 76
- Nước: 73%
- Chất xơ: 5g
- Carbohydrate: 17g
- Đường: 8g
- Protein: 8g
- Omega-3: 0,02g
- Omega-6: 0,59g
- Ngoài ra còn nhiều các chất dinh dưỡng khác như: vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, magie, kali, sắt, kẽm,…
Như vậy, với hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong 100g bắp đã liệt lên trên, ta thấy được bắp là thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung. Ngoài ra đối với bệnh nhân tiểu đường, bắp mang lại những lợi ích sau:
Tốt cho mắt
Bắp chứa nhiều carotenoid và folate chẳng hạn như lutein và zeaxanthin. Hai hợp chất này đóng vai trò tích cực trong việc duy trì sức khỏe mắt, cụ thể như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể – đây đều là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Bắp cung cấp một lượng chất xơ hồi dào bao gồm chất xơ hào tan và chất xơ không hòa tan. Vì vậy, người bệnh tiểu đường ăn bắp sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, bởi hai chất xơ có trong bắp giúp vi khuẩn có lợi ở ruột già phát triển, từ đó tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, chất xơ còn làm giảm cholesterol trong máu bằng cách hấp thụ cholesterol có hại, từ đó giúp tăng cường lưu thông máu, bảo vệ tim mạch hiệu quả.
Chống ung thư
Trong hạt bắp có chứa nhiều chất beta-cryptoxanthin, một chất chống oxy hóa, hơn hẳn các loại ngũ cốc khác, có tác dụng ức chế phát triển và hình thành tế bào ung thư từ các gốc tự do gây ra như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư trực tràng,…
Giảm nguy cơ béo phì ở bệnh nhân tiểu đường
Bắp được xem như một loại ngũ cốc nguyên hạt, cho nên khi hấp thụ vào cơ thể, bạn sẽ cảm thấy no lâu, từ đó giảm cảm giác thèm ăn, tốt cho việc giảm cân. Đây cũng là một giải pháp tốt cho bệnh nhân tiểu đường bị béo phì.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Trong bắp có hàm lượng flavonoid cao và các hợp chất phenolic giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, trong đó bao gồm cả bệnh tiểu đường. Không chỉ vậy, với hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong bắp cũng được bác sĩ khuyên nên bổ sung vào thực đơn ăn uống để chống lại nhiều bệnh lý khác nhau.
Dù mang lại nhiều lợi ích, xong bắp vẫn thuộc nhóm thực phẩm giàu tinh bột – một trong những chất nên hạn chế trong thực đơn ăn uống. Vì vậy, tốt nhất đối với người bệnh có bệnh tiểu đường nên kiêng tối đa có thể việc sử dụng bắp.
Một số trường hợp tiểu đường mức độ nhẹ vẫn có thể kết hợp ăn ngô trong các bữa ăn. Tuy nhiên để tránh làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn ngô, người bệnh cần kiểm soát khối lượng ngô nạp vào bằng cách bổ sung ngô vào trong bữa ăn với các món ít dầu mỡ.
4. Bị tiểu đường ăn bao nhiêu bắp là đủ?
Bạn muốn điều trị hoặc phòng ngừa bệnh tiểu đường, tốt nhất nên bắt đầu từ chế độ dinh dưỡng. Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường luôn cho rằng họ cần phải cắt hoàn toàn tinh bột và đường ra khỏi bữa ăn. Đây là suy nghĩ sai lầm và tiêu cực.
Bác sĩ yêu cần một bữa ăn cho người tiểu đường cần bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Như đã phân tích bảng thành phần của bắp, ta thấy được bắp hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của người bệnh. Tuy nhiên, bắp cũng chứa làm lượng tinh bột đường lớn, do đó để hấp thụ được chất dinh dưỡng trong ngô nhưng vẫn ngăn ngừa tình trạng dung nạp quá nhiều carbohydrate, người bệnh nên theo dõi lượng bắp ăn vào.
Vậy bị tiểu đường ăn bao nhiêu ngô là đủ? Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, 1/2 chén nô nấu chín hoặc 1/2 bắp ngô luộc sẽ chứa 15g carbohydrate. Trong khi lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn mà người tiểu đường được nạp vào dao động từ 45-60g.
Ngoài ra, mỗi người với trọng lượng cơ thể, mức độ vận động khác thì lượng thức ăn nạp vào cũng khác nhau. Do đó, người bệnh cũng không cần cứng nhắc khi bắt buộc chỉ nạp 15g carbs từ ngô mỗi ngày. Bạn có thể thay đổi khối lượng ngô nạp vào sao cho phù hợp với cơ thể, chỉ cần không vượt ngưỡng mà bác sĩ cho phép.
5. Người bị tiểu đường ăn bắp thế nào cho đúng cách?
Mặc dù bắp chứa nhiều carbohydrate không tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng không có nghĩa là người tiểu đường tuyệt đối không được ăn bắp. Thậm chí, khi bệnh nhân mắc tiểu đường biết ăn bắp đúng cách còn rất tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là những lưu ý giúp người mắc bệnh tiểu đường cần phải biết để ăn bắp đúng cách:
- Khi ăn bắp trong bữa ăn, người bệnh cần hạn chế ăn cùng với các loại thực phẩm giàu carbohydrate khác.
- Tốt nhất chỉ nên ăn nửa bắp ngô mỗi ngày và không nên ăn quá thường xuyên. Đây là khối lượng bắp lý tưởng vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, vừa không làm tăng lượng đường trong máu của người bệnh.
- Nên ăn ngô nguyên hạt ( ngô luộc) thay vì các loại thực phẩm chế biến sẵn từ ngô như bỏng ngô bởi chúng có nhiều bơ, đường và hương liệu, làm tăng lượng carbohydrate, chất béo trong cơ thể và lượng calo cung cấp.
- Người tiểu đường được bác sĩ khuyên nên bổ sung nhiều chất xơ và vitamin, do đó, khi ăn bắp bạn có thể kết hợp ăn cùng rau xanh và trái cây.
- Ngô được xem là một loại ngũ cốc nguyên hạt, tuy nhiên người tiểu đường không nên ăn mỗi ngô mà có thể thay đổi bằng nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt khác như hạt hạnh nhân, óc chó,…
- Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cần được một số nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng lên thực đơn ăn uống một cách khoa học, cải thiện tình trạng bệnh và tốt cho sức khỏe:
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như: mỡ động vật, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn,…
- Hạn chế ăn gia vị như thực phẩm quá ngọt, quá mặn hoặc quá cay,…
- Các món ăn có nhiều đường hóa học cũng nên hạn chế như bánh quy, bánh kem, nước uống có ga,…
- Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu bia hay thuốc lá.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong này, mỗi ngày nên ăn từ 4-5 bữa nhỏ. Không nên bỏ bữa sáng. Tạo thói quen ăn chậm, nhai kỹ và không nên ăn quá no.
- Sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI < 55) để đảm bảo lượng đường trong máu không vượt ngưỡng nguy hiểm.
- Bổ sung protein, chất đạm từ thịt cá, thịt gà bỏ da thay vì thịt lợn.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
6. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhờ Giảo cổ lam Tuệ Linh
Ngoài việc kết hợp chế độ ăn uống cùng luyện tập, người mắc tiểu đường nên sử dụng một số sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị để mang đến kết quả tốt hơn. Trong đó, Giảo cổ lam Tuệ linh được hầu hết các bác sĩ khuyên dùng.
Trong thành phần của Giảo cổ lam có chứa phanoside giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu. Do đó, giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu vào năm 2011, Hội Đái tháo đường Thụy Điển phối hợp với Bộ môn Dược lý của trường ĐH Y Hà Nội thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Các bệnh nhân được thử nghiệm đều có chỉ số đường huyết rất cao từ 9-14 mmol/l, được sử dụng giảo cổ lam 6g/ngày (tương đương 3 gói trà giảo cổ lam 2g) trong 12 tuần. Kết quả, sau 12 tuần, các bệnh nhân đều giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm không sử dụng giảo cổ lam. Từ nghiên cứu này, các bác sĩ khuyên người bệnh tiểu đường rất nên uống giảo cổ lam thường xuyên để ổn định đường huyết trong máu.
Giảo cổ lam có chiết xuất từ thảo dược được nghiên cứu bởi các GS.TS đầu ngành trong lĩnh vực y dược, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Giảo cổ lam không có độc tính nên có thể sử dụng lâu dài mà không hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.
➤ Xem chi tiết hơn qua bài viết: Giảo cổ lam tác dụng với bệnh Tiểu đường
Như vậy, bài viết trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “Người tiểu đường có nên ăn bắp không?”. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này, người bệnh có thể tự xây dựng cho mình một thực đơn với bắp đầy đủ dinh dưỡng, hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn.