Gạo lứt là một loại ngũ cốc, chúng được biết đến như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Không giống như gạo trắng chứa nhiều đường và tinh bột, gạo lứt chứa phần lớn là chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Chứa nhiều chất dinh dưỡng như vậy, thế nhưng gạo lứt có dùng được cho người mắc bệnh tiểu đường? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Mối liên hệ của bệnh tiểu đường và chế độ ăn uống
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một căn bệnh mãn tính liên quan đến tình trạng lường đường trong máu cao hơn so với mức bình thường. Điều này xảy ra do cơ thể bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không thể chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm bạn ăn hàng ngày thành năng lượng. Từ đó gây ra hiện tượng lượng đường trong máu dần dần tích tụ và tăng lên cao, quá mức cho phép. Như vậy, bệnh tiểu đường và chế độ ăn uống được liên kết chặt chẽ với nhau. Đó chính là lý do vì sao bệnh nhân tiểu đường thường rất thận trọng với chế độ ăn uống.
☛ Tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh qua bài viết: Hiểu đúng và đủ về tiểu đường!
Gạo là thực phẩm phổ biến bởi hơn nửa dân số sử dụng gạo là thực phẩm chính trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Gạo trắng rất giàu cacbonhydrat và có chỉ số đường huyết cao. Chúng giải phóng đường rất nhanh vào máu, do đó, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều gạo trắng sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 10% so với người bình thường.
2. Gạo lứt ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?
Không phải tự nhiên mà hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường đều thay thế cơm trắng bằng gạo lứt. So với gạo trắng thì gạo lứt có lượng tinh bột và lượng đường ít hơn, ngoài ra gạo lứt còn có lượng chất xơ cao gấp 7 lần gạo trắng trong mỗi khẩu phần ăn. Với ưu điểm là lượng chất xơ dồi dào nào giúp bạn ổn định lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm lượng cholesterol xấu. Tất cả những điều này đều có tác động tốt đến tình trạng bệnh tiểu đường.
Cụ thể hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem gạo lứt ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường cũng như sức khỏe của người bệnh ở những mặt nào:
Lợi ích chung về sức khỏe
Gạo gứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt. Không giống như gạo trắng chỉ còn phần tinh bột trắng, trong khi đó gạo lứt vẫn giữ nguyên được lớp mầm và lớp cám bao bọc quanh hạt gạo trắng bên trong. Lớp cám này cung cấp nhiều chất xơ, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng – đều là chất tốt cho sức khỏe con người.
Gạo lứt chứa nhiều flavonoid – đây là một hợp chất của thực vật có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Ăn thực phẩm giàu flavonoid sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính bao gồm bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer.
Hàm lượng magie có trong gạo lứt cao giúp phát triển cơ xương, tốt cho hoạt động thần kinh, chữa lành vết thương và đặc biệt là ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng chất xơ có trong gạo lứt có thể chống táo bón, nhuận tràng, đem lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Gạo lứt cũng được biết đến là thực phẩm hỗ trợ giảm cân rất tốt.
Lợi ích dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g gạo lứt bao gồm:
- Tinh bột: 77,24g
- Đường: 0,85g
- Chất xơ: 3,5g
- Protein: 7,94g
- Nước: 10,37g
- Canxi: 23mg
- Sắt: 1,47mg
- Mangan: 3,743mg
- Magie: 143mg
- Phốt pho: 333mg
- Natri: 7mg
- Kali: 223mg
- Kẽm: 2,02mg
- Các loại Vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9
Như vậy, các bạn có thể thấy được, gạo lứt là một loại hạt ngũ cốc với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm tinh bột, đường, chất béo, vitamin và các khoáng chất. Nhờ sự có mặt của các thành phần trên mà gạo lứt luôn nằm trong nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, ngoài những lợi ích mang đến cho hệ tim mạch, gạo lứt còn đem lại nhiều công dụng khác nhau cho các hệ cơ quan khác.
Lợi ích cho người bị bệnh tiểu đường
1. Gạo lứt làm giảm lượng glucose trong máu
Nghiên cứu cho thấy trong lớp cùi của gạo lứt có chứa hemoglobin được chuyển hóa thành glycosyl-hóa giúp cải thiện quá trình tổng hợp insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp I và tuýp II. Từ đó, sử dụng gạo lứt trong thời gian dài, người bệnh sẽ thấy được hàm lượng glucose trong máu giảm rõ rệt.
Ngoài ra, các vitamin nhóm B, các chất khoáng oxy hóa có trong loại gạo này đều đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể. Do đó có thể kiểm soát, quản lý, điều hòa đường huyết ở mức ổn định.
2. Gạo lứt làm giảm nguy cơ phát triển tiểu đường loại 2 ngay từ đầu
Ngoài những lợi ích tiềm năng của nó đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo lứt thậm chí có thể bảo vệ chống lại tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu được thực hiện ở 197.228 người trưởng thành đã chỉ ra rằng khi ăn ít nhất 2 phần gạo lứt mỗi tuần sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Mặc dù cơ chế chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng người ta cho rằng hàm lượng chất xơ và magie cao có trong gạo lứt đều chịu một phần trách nhiệm cho tác dụng bảo vệ này.
Có thể bạn chưa biết, kiểm soát đường huyết tổng thể là quan trọng để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Chỉ đó đường huyết (GI) ở đây là chỉ số đo lường mức độ thức ăn làm tăng lượng đường trong máu. Đây là một công cụ hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu trước đây đã chứng minh mối liên hệ giữa chế độ ăn uống có GI cao và bệnh tiểu đường loại 2. Điều này đồng nghĩa với việc thực phẩm có GI cao làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn so với những người có GI trung bình hoặc thấp. Mà trong đó, GI của gạo lứt là 68, được xếp hạng trung bình, thấp hơn so với GI của gạo trắng là 73. Do đó, thay thế gạo trắng bằng gạo lứt có GI trung bình sẽ làm giảm được nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
3. Gạo lứt kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách hỗ trợ giảm cân
Gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ cao nên khiến bạn cảm thấy no lâu hơn, hỗ trợ tốt cho việc giảm cân. Đối với người tiểu đường, giảm cân rất quan trọng. Một nghiên cứu ở 867 người béo phì đang trong độ tuổi trưởng thành đã ghi nhận rằng: khi họ giảm 10% trọng lượng cơ thể trở lên trong vòng 5 năm, sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì các triệu chứng có khả năng thuyên giảm gấp đôi.
So với cơm trắng chỉ chứa đường là tinh bột thì gạo lứt giàu chất xơ và vitamin là lựa chọn tốt cho người thừa cân béo phì đang muốn bắt đầu giảm cân. Thực hiện ăn 150g gạo lứt mỗi ngày trong tối thiểu 6 tuần, bạn sẽ cảm thấy cân nặng, vòng eo, chỉ số khối cơ thể (BMI) giảm đáng kể.
3. Giải đáp thắc mắc: Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt?
Với tất cả những lợi ích mà gạo lứt đem lại cho bệnh nhân tiểu đường đã được nêu trên. Câu trả lời cho thắc mắc “Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt” là hoàn toàn CÓ. Thậm chí ngay nay, rất nhiều người đã thay thế cơm gạo trắng bằng gạo lứt trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên, việc quan trọng nhất của người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý là quản lý tổng lượng carb nạp vào, điều này hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, người bệnh cần chia khẩu phần gạo lứt ăn trong ngày sao cho hợp lý. Tốt nhất, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn 3 ngày bằng gạo lứt, đồng thời kết hợp thêm các thực phẩm bổ dưỡng khác như trái cây, rau xanh ít carb, thực phẩm chứa chất béo lành mạnh và các thực phẩm giàu protein nạc.
☛ Tham khảo thêm: Dinh dưỡng cho người tiểu đường!
4. Lưu ý khi sử dụng gạo lứt
Khác với các loại gạo thông thường, gạo lứt cứng và nhiều xơ hơn. Chính vì thế cách sơ chế cũng phức tạp hơn. Để phát huy được hết công dụng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi dùng gạo lứt:
- Ngâm gạo lứt qua 1 đêm trước khi nấu.
- Khi vo gạo chỉ cần vo qua, tránh vo kỹ sẽ khiến màng cám gạo mất đi, điều này đồng nghĩa với độ dinh dưỡng của gạo lứt cũng suy giảm.
- Vì gạo lứt khá cứng nên cần nhau thật kỹ trước khi nuốt, tránh tình trạng khó tiêu hoặc đau dạ dày.
- Hiện nay gạo lứt được phân ra nhiều loại khiến người bệnh khó lựa chọn. Thông thường người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gạo lứt đen hoặc gạo lứt đỏ vì chúng có hàm lượng đường thấp nhưng lại nhiều vitamin và chất xơ.
- Thời gian sử dụng của gạo lứt cũng ngắn hơn so với gạo trắng thông thường. Gạo lứt chỉ được bảo quản từ 4-5 tháng. Vì vậy bạn không nên mua quá nhiều tránh trường hợp ăn không hết sẽ để hỏng gây phí.
- Không nên lạm dụng ăn quá nhiều loại gạo này bởi vì dùng quá nhiều có tể gây phản tác dụng. Các bác sĩ khuyên người bệnh chỉ nên sử dụng 2-3 lần/tuần.
- Gạo lứt chỉ có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết chứ không thể chữa bệnh tiểu đường. Do đó người bệnh cần phải phân biệt kỹ để tránh gây nhầm lẫn.
5. Giảo cổ lam Tuệ Linh- khắc tinh của tiểu đường
Giảo cổ lam có tác dụng trong điều trị tiểu đường tuýp 2 và phòng ngừa những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Cụ thể:
- Cơ chế để điều trị được bệnh tiểu đường hiện này đều tập trung vào việc hạ đường huyết, cụ thể là tăng khả năng tạo ra insulin bằng hoạt chất Glibenclamide.
- Trong giảo cổ lam có thành phần Phanoside kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần do với Glibenclamide. Do đó, giảo cổ lam có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 2. Kết quả này đã được chứng mình qua nhiều thí nghiệm của của các y bác sĩ.
Một thử nghiệm năm 2010 cho thấy sau khi sử dụng giảo cổ lam với liều 6g/ngày, sau 4 tuần thì nồng đồ đường trong máu giảm 3mmol/l so với trước khi sử dụng. Năm 2011, nghiên cứu của TS. Vũ Thị Thanh Huyền tiến hành trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, những bệnh nhân này có chỉ số đường huyết ban đầu là 9-14mmol/l. Sau 12 tuần sử dụng với liều 6g/ngày thì chỉ số đường huyết đã giảm xuống còn 3mmol/l.
Kế thừa từ những công trình nghiên cứu khoa học về Giảo cổ lam, công ty TNHH Tuệ Linh đã cho ra đời Trà giảo cổ lam Tuệ Linh và Viên giảo cổ lam Tuệ Linh với tác dụng giảm đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của tiểu đường, hỗ trợ điều trị tiểu đường type 2.
Kết hợp giữa chế độ ăn uống có gạo lứt, luyện tập thể dục đều đặn với sử dụng giảo cổ lam Tuệ Linh để đem đến hiệu quả điều trị tốt nhất các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Để tìm mua sản phẩm Giảo Cổ Lam chính hãng của Tuệ Linh trên các nhà thuốc toàn quốc vui lòng: XEM TẠI ĐÂY
Hi vọng bài viết trên đây đã đem đến những thông tin bổ ích, giúp bạn giải đáp thắc mắc “Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt”. Nếu còn bất cứ vấn đề nào chưa được giải đáp, hãy gọi cho chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn cụ thể.