Chế độ ăn với người bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng, điều này quyết định phần nhiều đến hiệu quả điều trị. Vậy thì người bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì? Tại sao lại phải chú trọng chế độ ăn? Và cần nắm vững những nguyên tắc nào để làm tốt điều này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
☛ Tham khảo trước: Hiểu “Đúng và Đủ” về Tiểu Đường!
Mục lục

Tại sao chế độ ăn lại quan trọng khi mắc tiểu đường?
Thức ăn hằng ngày chúng ta đưa vào cơ thể không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, chất thuốc mà còn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào cơ thể. Năng lượng được sử dụng trong cơ thể xuất phát từ quá trình chuyển hóa của Glucose.
Tinh bột là chất chính có trong cơm ăn hàng ngày. Khi vào đến ruột non nhờ các enzym phân giải tinh bột thành đường Glucose, hấp thụ vào máu qua thành ruột. Đây là nguồn cung cấp đường chủ yếu, là nguyên nhân làm tăng đường máu sau khi ăn.
Trong máu luôn tồn tại một lượng đường Glucose nhất định để từ máu vận chuyển đến cơ quan đích. Chỉ số này ở người bình thường vào khoảng 3.9-6.4 mmol/L, đường máu được điều hòa bởi tác động của hai hormon chủ yếu là Insulin và G-lu-ca-gon có tác dụng đối lập nhau.
Với người bệnh tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát đường máu ở mức bình thường do tuyến tụy không tiết đủ Insulin hoặc có sự đề kháng với hormon này. Đặc trưng bởi chỉ số đường máu tăng cao mạn tính. Nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến với người bệnh.
Chính vì lẽ đó mà chế độ ăn với người bệnh tiểu đường cực kì quan trọng. Từ việc không đưa thêm quá nhiều đường vào trong cơ thể đang dư thừa mà vẫn phải cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu để đổi mới tế bào, duy trì các phản ứng trong cơ thể sống.
Nguyên tắc ăn uống phải biết nếu bị tiểu đường?
Để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường có hiệu quả bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, bạn hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Một vài nguyên tắc sau đây bạn sẽ cần phải nắm rõ.
- Trong một ngày, bạn nên chia thành những bữa ăn chính và bữa ăn phụ. Nó giúp bạn không làm tăng đường huyết quá mức cũng như tránh tụt đường máu do tác dụng của thuốc hạ đường huyết.
- Chế biến món ăn theo cách đơn giản nhất có thể như: Hấp, luộc, làm salad, làm nộm… Hạn chế chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế ăn vặt, thức ăn ngọt như: Bánh kẹo, bánh kem, nước ngọt, trái cây vị ngọt… Vì những loại thực phẩm này chứa một lượng lớn Glucose trực tiếp hấp thu vào cơ thể.
- Ăn uống đúng giờ giấc, không ăn quá no hoặc đề bụng quá đói.
- Nếu muốn thay đổi sang chế độ ăn khác thì bạn cũng nên có sự chuyển đổi từ từ, để cơ thể có thời gian làm quen với phương pháp mới.
- Một lưu ý nữa không kém phần quan trọng, sau những bữa ăn. Bạn nên vận động nhẹ, đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể tiêu thụ bớt năng lượng sau ăn. Hơn nữa, chế độ tập luyện sức khỏe hằng ngày sẽ giúp bạn điều trị bệnh tốt hơn

Ngoài ra, theo Viện dinh dưỡng quốc gia trong quá trình ổn định điều trị bệnh, các thành phần trong bữa ăn hàng ngày cho bệnh nhân tiểu đường có tỷ lệ cụ thể như sau sẽ rất tốt:
- Protein: tỷ lệ tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần, tức là đạt 1- 1,2 g/kg/ngày với người lớn.
- Lipit: tỷ lệ tương đương 25% năng lượng khẩu phần, nhưng trong đó nên hạn chế các loại axit béo bão hòa. Điều này giúp ngăn xơ vữa động mạch và ổn định đường huyết.
- Gluxit: Tỷ lệ tương đương 50-60% năng lượng khẩu phần, với các loại thực phẩm với chỉ số đường huyết thấp: yến mạch, gạo lứt, các loại đậu nguyên hạt, bánh mì đen…
☛ Thông tin dành riêng cho bạn: 7 nguyên tắc vàng chăm sóc bệnh nhân tiểu đường!
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?
1. Rau xanh
Đây là loại thực phẩm được khuyến cáo trong hầu hết chế độ ăn bởi những tác dụng tuyệt vời của chúng. Rau xanh chứa nhiều Vitamin và khoáng chất thiết yếu, các nguyên tố vi lượng cho cần thiết cho mọi hoạt động lớn lên và sinh sản của tế bào.

Đặc biệt rau xanh hầu như không làm ảnh hưởng đến đường huyết. Do rau gần như không có Glucid để phân giải thành đường.
Không quá khó bạn lựa chọn nên ăn loại rau nào để làm phong phú thêm bữa ăn như: Bắp cải, rau muống, rau mồng tơi, xà lách…Với nhiều cách chế biến khác như: Luộc, nộm, salad, nước ép…
Bạn cũng cần phân biệt rõ giữa rau xanh và củ quả. Trong các loại củ, quả luôn chứa một lượng đường rất lớn được tích lũy trong những bộ phần này nhằm mục đích sinh sản, ví dụ như: Khoai tây, đu đủ, chuối, táo, nho…
2. Ngũ cốc dinh dưỡng
Trong ngũ cốc nguyên chất có hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng nhiều hơn so với ngũ cốc đã được tinh chế thành những sản phẩm đóng gói. Chất xơ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn, hấp thu tốt hơn nên bạn sẽ ít cảm thấy đói hơn. Giảm thiểu lượng thức ăn được ăn vào.
Một số hạt ngũ cốc gợi ý cho bạn như là: Gạo lứt, kiều mạch, hạt kê, đậu đỏ, đậu xanh… Đây là những loại hạt có hàm lượng đường khá thấp bạn có thể dùng thay thế một phần cơm để hạn chế lượng tinh bột ăn vào.
3. Thịt cá
Nguồn thực phẩm từ cá, thịt trắng, thịt gia cầm, thịt lọc mỡ, thịt lợn, bò… Chứa nhiều Protein quan trọng, đảm bảo các nguyên liệu cần thiết để bộ máy tế bào phân chia, thay thế tế bào chết.
Hơn nữa, khi bạn ăn thêm thịt cá sẽ giảm bớt các loại thức ăn giàu tinh bột khác. Từ đó, bạn sẽ không nạp thêm đường vào cơ thể.

Bạn cũng nên lựa chọn những cách chế biến đơn giản như: Hấp, luộc, áp chảo… để giảm bớt lượng mỡ thừa, mỡ xấu có hại cho quá trình chuyển hóa Lipid.
4. Chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh là những chất béo tốt cho cơ thể, chúng bao gồm 2 nhóm: chất béo bão hòa đơn và chất béo bão hòa đa. Trong đó:
- Chất béo bão hòa đơn có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol dư thừa trong cơ thể, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, tai biến…Có trong thịt, cá, dầu lạc, dầu cải,…
- Chất béo bão hòa đa có trong cá biển như: Omega-3, Omega-6… Có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, phòng tránh biến chứng thoái hóa dây thần kinh ở người bệnh tiểu đường.
Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ ADA, bổ sung chất béo bão hòa đơn và chất béo bão hòa đa giúp kiểm soát đường huyết và mỡ máu ở người mắc đái tháo đường.
5. Các hạt họ đậu
Đậu là nhóm hạt cung cấp nguồn protein dồi dào từ thực vật. Đối với người bệnh tiểu đường, protein thực vật là thực phẩm vô cùng tốt, vừa giúp no lâu, giảm bớt cơn, vừa chứa ít carbohydate. Điều này góp phần giúp điều chỉnh lượng đường hiệu quả.
6. Trái cây tươi

Trái cây tươi đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh tiểu đường cảm thấy no lâu và hấp thụ đường từ từ. Đó là lý do vì sao trái cây tươi được xếp vào nhóm thực phẩm nên ăn cho người tiểu đường.
Tuy nhiên, người tiểu đường cũng nên ưu tiên chọn những loại trái cây mọng nước, ít ngọt như dâu tây, lê, lựu, cam bưởi quýt, kiwi,… để hạn chế tốt nhất lượng đường nạp vào cơ thể.
☛ Bài liên quan: Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì?
Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?
Trái ngược với những loại thực phẩm bạn nên ăn nhiều hơn, thì một số thực phẩm dưới đây bạn sẽ phải cân nhắc giảm bớt trong khẩu phần ăn hằng ngày. Qua đó hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
1. Tinh bột hấp thu nhanh
Tinh bột hấp thu nhanh là nguồn cung cấp tinh bột để phân giải thành đường Glucose. Chúng bao gồm: gạo trắng, bánh mì trắng, miến, phở, mì,… Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn quá nhiều nhóm thực phẩm này sẽ khiến lượng đường huyết tăng lên nhanh chóng.
Do đó, hãy ăn ít lại các loại tinh bột hấp thu nhanh. Chẳng hạn, hằng ngày bạn ăn 2 bát cơm mỗi bữa ăn, nhưng khi bị bệnh tiểu đường, bạn sẽ phải ăn ít cơm hơn xuống 1 bát cơm mỗi bữa. Ăn thêm những thức ăn khác để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thể.
2. Thức ăn nhanh
Gần đây tiêu thụ thức ăn nhanh đang trở thành lối sống của một xã hội bận rộn. Dù có hương vị thơm ngon và màu sắc hấp dẫn song chúng không hề tốt cho sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và hàng loạt bệnh nguy hiểm khác như mỡ máu, huyết áp, tim mạch.
Người bệnh tiểu đường tốt nhất nên tránh xa nhóm thực phẩm thức ăn nhanh, điển hình là hamburger, gà rán, pizza, sandwich,…
3. Chất béo xấu
Ngoài thức ăn nhanh, tiểu đường cũng cần kiêng cả đồ ăn chứa nhiều chất béo xấu như mỡ, nội tạng động vật, đồ chiên rán,… vì chúng gây rối loạn chuyển hóa lipid khiến cholesterol máu tăng cao.
4. Đồ ngọt
Các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kem, bánh quy, nước ngọt, nước có gas,… là những đồ ăn mà người bệnh tiểu đường cần kiêng, thậm chí là không sử dụng.
Bởi nếu bạn đưa chúng vào cơ thể cũng có nghĩa là bạn đã nạp một lượng đường lớn, điều này khiến đường huyết tăng mất kiểm soát, thậm chí khi sử dụng thuốc hạ đường huyết cũng rất khó để điều chỉnh chỉ số đường huyết.
5. Hoa quả sấy khô
Mặc dù hoa quả tươi tốt cho người tiểu đường, song hoa quả sấy khô thì ngược lại. Vì khi sấy khô đồng nghĩa với việc phần lớn hàm lượng dinh dưỡng sẽ mất đi , đường cô đặc lại. Do đó, ăn hoa quả sấy khô tức là bạn tự đưa thêm đường vào cơ thể.
Tốt nhất hãy kiêng các loại hoa quả sấy khô đóng gói, đặc biệt là trái cây chứa nhiều đường như mít, nhãn, vải, sầu riêng,…
6. Rượu bia

Rượu bia gây hại cho tế bào gan, ức chế hình thành hormon Glycogen gây hạ đường máu quá mức ở bệnh đang dùng Insulin để điều trị. Trong khi gan là nguồn dự trữ đường rất lớn, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa của hầu hết các chất khi đi vào cơ thể.
Do đó, kiêng rượu bia sẽ là giải pháp giúp người bệnh kiểm soát đường máu tốt hơn.
☛ Xem thêm: Bệnh tiểu đường cần kiêng những gì?
Lời kết
Bài viết vừa rồi đã giúp cho bạn hiểu được tầm quan trọng của chế độ khi mắc bệnh tiểu đường cũng như nắm được những loại thực phẩm nên ăn, nên kiêng để bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh chế độ ăn, người bệnh cũng cần lưu ý kết hợp một lối sống lành mạnh, chăm chỉ luyện tập để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Tham khảo thêm tại đây:
https://www.healthline.com/nutrition/16-best-foods-for-diabetics
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324416
tôi bị tiểu đường tuýp 2, vậy tôi có nên tăng lượng rau củ trái cây và giảm tinh bột đạm đi để hạn chế đường máu tăng cao không
Chào bạn Xuân!
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người tiểu đường, tuy nhiên việc thay đổi chế độ ăn cần phù hợp với từng người bệnh và có sự thảo luận với bác sĩ dinh dưỡng. Bạn nên giảm lượng tinh bột đạm, tăng lượng rau củ, kiểm soát calo, theo dõi đường máu, hạn chế đồ uống có đường và chia nhỏ các bữa trong ngày. Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp tập thể dục và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Nếu ăn ngọt làm tăng đường trong máu, vậy tôi phải kiêng đường hoàn toàn ư?
Chào chị Dung, trường hợp ăn ngọt khiến đường trong máu tăng cao xảy ra nếu chị tiêu thụ quá quá nhiều đường, đồ ngọt. Do đó, trên thực tế chị không cần kiêng hoàn toàn đồ ngọt, nhưng cũng chỉ ăn một lượng vừa phải. Tốt nhất, để tình trạng bệnh không tiến triển nặng hơn, chị nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kem, bánh quy, nước ngọt, nước có gas,….
Chuyên gia gợi ý giúp tôi các loại trái cây tốt cho người tiểu đường với
Chào chị Hằng, với trường hợp mắc bệnh tiểu đường, chị nên ưu tiên lựa chọn các loại trái cây tươi mọng nước, ít ngọt giúp no lâu và hấp thụ đường từ từ. Chị Hằng có thể tham khảo: dâu tây, lê, lựu, cam bưởi quýt, kiwi,… để hạn chế tốt nhất lượng đường nạp vào cơ thể.