Từ trước tới nay, tổ yến vẫn được biết đến là món ăn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với người tiểu đường – vốn cần một chế độ ăn kiêng nghiệm ngặt có ăn được loại thực phẩm này không?. Để giải đáp câu hỏi này, mời quý độc giả tham khảo những thông tin say đây.
Mục lục
1. Tiểu đường có ăn được yến không?
Nhiều người có thắc mắc: “Người bệnh tiểu đường ăn yến được không?”. Câu trả lời là “CÓ” ăn được. Tổ yến còn được gọi là yến sào, được hình thành từ nước dãi của chim yến, thường tìm thấy ở các vách đá. Trong tổ yến hoàn toàn không chứa đường, do đó người bệnh tiểu đường có thể ăn được tổ yến mà không cần lo ngại về vấn đề đường huyết tăng cao.
Ngoài ra, tổ yến còn chứa một loạt dưỡng chất như protein (55%), hơn 31 nguyên tố vi lượng là các khoáng chất thiết yếu: Ca, Zn, Cu, Fe, Mn, Se, Cr và 18 acid amin quan trọng Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Acid Aspartic, Threonine,… Nhờ đó, mang lại hiệu quả cải thiện sức khỏe, bồi bổ thể lực cho người giá, phát triển thể chất ở trẻ nhỏ, tổ yến còn giúp phòng ngừa các biến chứng tiểu đường.
☛ Đọc thêm: Tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
2. Lợi ích của tổ yến với người bệnh tiểu đường
Tổ yếu được xem là thực phẩm vàng vì mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Cụ thể trong 100g tổ yến có chứa:
Thành phần dinh dưỡng | Định lượng (%) | Tác dụng |
Aspartic acid | 6.3±0.40 | Giúp vết thương mau lành |
Threonine | 2.9±0.06 | Đẩy nhanh tốc độ liền thương ở người tiểu đường |
Proline | 2.9±0.04 | Chữa lành vết thương |
Histidine | 1.4±0.07 | Giảm nguy cơ đột quỵ ở người tiểu đường |
Arginine | 3.8±0.52 | Tăng khả năng chuyển hóa glucose của cơ thể |
Serine | 2.4±0.14 | Tham gia vào quá trình trao đổi chất |
Alanine | 3.9±0.27 | Tăng cường hệ miễn dịch |
Glycine | 2.5±0.20 | Tăng phản ứng insulin ở những người không mắc bệnh tiểu đường |
Lysine | 5.4±0.66 | Hỗ trợ giảm lượng đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường |
Isoleucine | 3.4±0.16 | Ổn định đường huyết |
Leucine | 5.3±0.52 | Ổn định đường huyết |
Phenylalanine | 2.7±0.08 | Tăng cường quá trình vận chuyển oxy chất chất dinh dưỡng trong máu |
Từ bảng trên ta có thể thấy được, không chỉ đem lại lợi ích về sức khỏe nói chúng mà tác dụng của tổ yến đối với bệnh nhân tiểu đường cũng rất rõ ràng. Điển hình là 5 tác dụng dưới đây:
Bổ sung dưỡng chất cho người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường thường có một chế độ ăn rất điều độ để giữ cho đường huyết không bị tăng quá cao. Tuy nhiên, không ít những trường hợp do kiêng kém quá mức khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất gây mệt mỏi, sụt nhiều cân, thậm chí là suy nhược
Chính vì vậy, những thực phẩm nhiều dưỡng chất nhưng không ảnh hưởng đến mức đường huyết luôn nằm trong danh sách ưu tiên của người tiểu đường. Tổ yến là một trong những thực phẩm lý tưởng đó. Với hàm lượng các chất dinh dưỡng chất dồi dào, không chứa đường khiến cho tổ yến trở thành thực phẩm vàng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bệnh nhân tiểu đường.
Ổn định đường huyết
Trong thành phần của tổ yến có 2 loại axit amin thiết yếu là isoleucine và leucine – 2 hoạt chất này đem có công dụng kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.
Một axit amin nữa là phenylalanine lại hỗ trợ quá trình tổng hợp hemoglobin – một hoạt chất có công dụng giúp vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể, từ đó làm ngăn chặn đường tích tụ trong máu gây bệnh tiểu đường
Tăng khả năng hoạt động của insulin
Một nghiên cứu được công bố trên trang NCBI (trung tâm dữ liệu sinh học quốc gia của Mỹ) vào năm 2015 cho thấy tổ yến có khả năng làm giảm hiện tượng kháng insulin – đây là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến bệnh tiểu đường, giúp đường đi vào tế bào dễ hơn để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Nghiên cứu này không chỉ công nhận tác dụng phòng ngừa sự đề kháng insulin của tổ yến mà còn chứng minh rằng tổ yến có thể phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương
Lượng đường trong máu cao trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Đó là lý do vì sao người tiểu đường dễ mắc các bệnh về da như viêm nhiễm, đồng thời các vết thương cũng lâu lành hơn.
Trong thành phần của yến có hàm lượng cao các axit amin như Aspartic, Proline, Threonine – chúng đều có tác dụng phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương, nhờ đó đẩy nhanh quá trình liền thương ở người tiểu đường, hạn chế đáng kể biến chứng lở loét, nhiễm trùng da do vết thương lâu lành.
☛ Bài viết liên quan: Tiểu đường bị lở loét da cần làm gì?
Tăng cường sức đề kháng
Serine, Alanine có trong yến là 2 acid amin có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ tác dụng này mà cơ thể được bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn virus, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt khi bạn có vết thương hở trên da, sức đề kháng tốt cũng giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, lở loét ở bệnh nhân tiểu đường.
3. Yến dùng như thế nào là thích hợp?
Dù người bệnh tiểu đường có ăn được yến nhưng không phải là ăn vô tội vạ, không có liều lượng nhất định. Do đó, câu hỏi đặt ra lúc này là khi nào nên ăn tổ yến và liều lượng bao nhiêu là thích hợp?
Để phát huy được tốt nhất công dụng của tổ yến với bệnh nhân tiểu đường, người bệnh cần chú ý liều lượng, thời điểm dùng yến. Cụ thể:
Liều lượng
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh tiểu đường mà bạn có thể bổ sung một lượng yến khác nhau sao cho phù hợp:
Trong giai đoạn điều trị: Ở giai đoạn này, người bệnh cần được bổ sung nhiều dưỡng chất để sớm phục hồi hơn. Do đó, liều lượng yến được khuyến khích bổ sung là 5g mỗi ngày, tức trung bình dùng khoảng 150g/tháng.
Sau khi điều trị có kết quả tốt: Ở giai đoạn này, dù đường huyết đã được ổn định song bạn vẫn nên dùng yến để duy trì tình trạng tốt này. Liều lượng mỗi lần dùng là 5g và nên dùng cách ngày, tức trung bình dùng khoảng 100g/tháng.
Thời điểm
Buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng: Đây là thời điểm thuận lợi để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng từ yến một cách tốt nhất vì lúc này lượng thức ăn nạp vào đã có thời gian tiêu hóa, ăn yến sẽ không gây ra tình trạng đầy.
Dùng trước bữa ăn sáng 30 phút: Bữa sáng luôn là bữa quan trọng, đòi hỏi bạn cần nạp nhiều chất nhất để phục phục cho cơ thể hoạt động và làm việc cả ngày. Do đó, trước bữa ăn sáng là thời điểm thích hợp để dùng yến. Bên cạnh đó, tổ yến còn giúp bạn no lâu, hạn chế tối đa các bữa ăn phụ, từ đó kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn.
4. Một số món từ tổ yến cho người tiểu đường
Yến chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhưng chúng có thể bị hao hụt hay nếu bạn không biết cách chế biến. Đặc biệt với thói quen nấu trực tiếp hoặc đun sôi trên 100 độ C của người Việt Nam thì hàm lượng dinh dưỡng trong yến không còn là bao.
Vậy yến nấu thế nào để không mất đi chất dinh dưỡng mà vẫn phù hợp với người bệnh tiểu đường? Bạn có thể tham khảo một số món ăn và cách chế biến chúng dưới đây:
Yến chưng hạt sen, táo tàu
Đây là món ăn không có thêm bất cứ gia vị gì nên vị sẽ nhạt, nhưng bù lại món ăn lạ có vị thanh của táo và thơm bùi từ hạt sen. Món ăn này rất phù hợp với người tiểu đường vì không chứa đường lại giàu dinh dưỡng. Người bệnh có thể sử dụng làm bữa phụ trong ngày.
Nguyên liệu: 4g tổ yến, 4-7 quả táo tàu, 20g hạt sen.
Cách thực hiện:
- Tổ yến cần được rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất.
- Đem tổ yến bỏ vào nồi và hấp cách thủy khoảng 15-20 phút.
- Sau đó cho thêm táo tàu, hạt sen vào, chưng thêm 5-10 phút nữa.
- Sử dụng khi còn nóng giúp vị của món ăn ngon hơn.
Yến hầm gà
Yến hầm gà là món ăn vô cùng bổ dưỡng, không chỉ phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường mà phụ nữ sau sinh, người già, người bệnh sau ốm dậy cũng đều có thể sử dụng món này,
Nguyên liệu:1 con gà, 1 tổ yến nguyên lông, 1 gói thuốc bắc, gia vị.
Cách thực hiện:
- Gà sau khi làm sạch thì cho vào nồi cùng một gói gia vị thuốc bắc, một chút muối, đổ nước vào và hầm.
- Tương tự như các món ăn khác, tổ yến cần được rửa sạch, ngâm nước 2 tiếng cho tơi và dùng nhíp loại bỏ hết tạp chất.
- Chưng cách thủy tổ yến trong khoảng 20 phút.
- Gà sau khi hầm chín múc ra bát, đặt yến chưng lên trên là có thể thưởng thức.
Cháo tổ yến
Nếu bạn chán các món yến chưng, hãy đổi vị bằng cách nấu cháo cùng tổ yến – một món ăn rất dễ ăn, dễ nấu, thơm ngon và bổ dưỡng.
Nguyên liệu: 4g tổ yến, 1/2 bát gạo, 20g thịt bằm, rau thơm và các loại gia vị.
Cách làm:
Tổ yến cần rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất còn sót lại, sau đó ngâm 1-2 phút trong nước để tổ yến mềm ra.
- Đem tổ yến chưng cách thủy tầm 15- 20 phút.
- Gạ sau khi vo sạch thì ngâm khoảng nửa tiếng với nước, tiếp đó cho và nồi ninh bình thường.
- Chờ đến khi cháo nở thì cho gia vị, thịt bằm vào trước rồi đảo đều.
- Cuối cùng cho tổ yến đã chưng và rau thơm, rồi tắt bếp, để nguội và thưởng thức.
5. Lưu ý khi dùng tổ yến
Trong quá trình sử dụng tổ yến vào các bữa ăn hằng ngày, người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý một vài vấn đề như:
– Mua tổ yến ở nơi uy tín: Bạn cần chú ý mua sản phẩm ở những địa chỉ uy tín, có tem mác đàng hoàng để đảm bảo chất lượng, tránh trường hợp mua phải hàng giả hàng kém chất lượng.
– Chọn các nguyên liệu kết hợp chứa ít đường, ít chất béo. Ưu tiên những nguyên liệu giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ tạo nên món ăn kiểm soát lượng đường huyết, ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng đột ngột sau ăn.
– Trước khi sử dụng tổ yến, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều lượng cũng như thời điểm sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.
– Không kết hợp tổ yến với đường phèn: Món ăn phổ biến nhất được chế biến từ tổ yến là yến chưng đường phèn. Loại đường này chứa nhiều glucose, do đó nếu ăn quá nhiều có thể khiến đường huyết tăng cao. Vì thế tốt nhất là hạn chế sử dụng đường hoặc loại bỏ hẳn đường ra khỏi món ăn.
Ngô Hằng đã bình luận
tôi bị tiểu đường tuýp 2 vài năm nay, con gái có gửi về cho hộp yến tôi có lấy chưng với đường phèn được không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Hằng!
Yến là thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn với lượng phù hợp. Tuy nhiên, không nên chưng yến với đường phèn bởi đây là loại đường chứa nhiều glucose, do đó nếu ăn quá nhiều có thể khiến đường huyết tăng cao. Vì thế tốt nhất là hạn chế sử dụng đường hoặc loại bỏ hẳn đường ra khỏi món ăn.