Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe nếu bạn không biết cách điều trị và kiểm soát đường huyết hiệu quả. Vậy tiểu đường bao nhiêu là cao? Cách kiểm soát đường huyết khi tăng cao? Cùng đi tìm giải đáp ngay sau đây nhé.
☛ Đọc trước: Hiểu đúng và đủ về bệnh tiểu đường!
Mục lục
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số tiểu đường hay chỉ số xét nghiệm tiểu đường, chỉ số đường huyết là con số biểu thị lượng đường có trong máu người được xét nghiệm.
Có thể bạn chưa biết nhưng đường là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Đồng thời, trong máu luôn có một lượng đường nhất định. Tùy vào từng thời điểm trong ngày mà chỉ số đường huyết sẽ khác nhau.
Với người không mắc tiểu đường, chỉ số đường huyết bình thường giao động như sau:
- Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: <140 mg/dL (7,8 mmol/L).
- Đường huyết vào lúc đói: 70 – 99 mg/dL (3,9 mmol/L – 5,5 mmol/L).
- Đường huyết vào thời điểm sau ăn 2 giờ: 140 mg/dL (7,8 mmol/L).
- Chỉ số HbA1c: <5,7%.
Dựa theo công bố của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số tiểu đường an toàn ở bệnh nhân tiểu đường là:
- Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: <180 mg/dL (10 mmol/L).
- Đường huyết vào lúc đói: 90 – 130 mg/dL (5,0 mmol/L – 7,2 mmol/L).
- Đường huyết vào thời điểm sau ăn từ 1-2 giờ: 180 mg/dL (10 mmol/L).
- Đường huyết vào thời điểm trước khi đi ngủ: 110 – 150 mg/dL (6,0 mmol/L – 8,3 mmol/L).
- Chỉ số HbA1c: <7%.
Tuy nhiên chỉ số đường huyết an toàn còn phụ thuộc vào một số vấn đề khác như tuổi tác, bệnh lý nền, biến chứng tiểu đường đi kèm. Vì thế muốn biến chính xác về chỉ số đường huyết an toàn của mình người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
☛ Xem thêm: Bệnh tiểu đường có mất tuýp?
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao?
Dựa vào chỉ số đường huyết ở mức an toàn đã đề cập ở phần 1, bạn hoàn toàn có thể xác định được chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao ở người bệnh. Cụ thể, chỉ số tiểu đường cao là khi người bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết vượt ngưỡng an toàn như sau:
- Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: > 180 mg/dL (10 mmol/L)
- Chỉ số đường huyết khi đói: > 130 mg/dL ( 7,2 mmol/L)
- Chỉ số đường huyết sau khi ăn khoảng 2 giờ: >180 mg/dL (10 mmol/L)
- Chỉ số HbA1c cao: > 7%
Khi chỉ số tiểu đường lên cao người bệnh có thể bị xuất hiện các triệu chứng rõ ràng như thị lực mờ, tiểu thường xuyên hơn, đau đầu, mệt mỏi….. Đặc biệt nếu chỉ số tiểu đường >250mg/dL người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê sâu.
Chỉ số tiểu đường cao có nguy hiểm không?
Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, người bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà phải chấp nhận chung sống với nó cả đời. Theo thống kê các năm gần đây của IDF (Liên đoàn tiểu đường thế giới) cho biết, trung bình có khoảng 3,2 triệu người chết vì biến chứng của bệnh tiểu đường mỗi năm. Do đó nếu để chỉ số tiểu đường tăng cao sẽ rất nguy hiểm người bệnh dễ gặp phải tình trạng: hôn mê sâu, nhiễm toan ceton, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, đột quỵ, tử vong.
Bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng dễ mang đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, lúc này hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều chịu ảnh hưởng hoặc bị tổn thương, ngoài các tình trạng nặng trên, tiểu đường còn khiến:
- Vết thương hở chậm lành, dễ gây ra tình trạng viêm loét nặng. Nhiều trường hợp phải cắt bỏ chân.
- Gây tổn thương đến các dây thần kinh khiến cho bàn chân, bàn tay, cẳng chân bị mất cảm giác hoặc bị đau.
- Dễ bị rối loạn cương dương ở nam giới.
- Suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Thị lực suy giảm, dễ mắc bệnh về võng mạc, thậm chí mù lòa.
- Mắc bệnh thận hoặc bị suy thận.
- Xơ vữa động mạch.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Thận trọng các biến chứng tiểu đường
Biện pháp kiểm soát đường huyết ổn định cho người tiểu đường
Với các biến chứng nguy hiểm mà tiểu đường có thể gây ra, việc làm sao để kiểm soát được chỉ số tiểu đường ở mức an toàn là vấn đề cấp bách hiện nay. Dù tiểu đường là căn bệnh mãn tính, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể chung sống hòa bình với nó nếu biết cách giữ cho đường huyết ổn định. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể tham khảo:
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Việc sử dụng thuốc đối với bệnh nhân tiểu đường còn tùy thuộc vào chỉ số đường huyết, mức độ đáp ứng của cơ thể, thói quen sinh hoạt và biến chứng kèm theo mà người bệnh đang mắc phải.
Tùy thuộc tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định sử dụng một số loại thuốc hạ đường huyết thông dụng như Sulfonylurea, Meglitinide, Thiazolidinedione,… hoặc tiêm insulin.
☛ Tham khảo thêm: Thuốc chữa tiểu đường hiệu quả!
Xây dựng chế độ ăn uống
Thực phẩm bạn nạp vào cơ thể hàng ngày là yếu tố quyết định nên tình trạng sức khỏe của bạn. Do đó, bệnh nhân tiểu đường khi xây dựng chế độ ăn uống cần lưu ý thực phẩm nên tránh và nên ăn. Cụ thể:
Thực phẩm nên tránh:
- Chất đường bột có nhiều trong gạo trắng, bánh mì, miến, bún,…
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ, đồ chiên rán, xào….
- Các loại thịt mỡ, mỡ lợn, bánh kẹo, siro, đường tinh luyện….
- Các loại hoa quả sấy khô vì những loại này chứa nhiều đường.
Thực phẩm nên ăn:
- Đường bột chứa nhiều chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo nguyên cám,…
- Thịt cá ít mỡ: Cá, thịt nạc, thịt da cầm (khôn ăn da) và đậu.
- Chất béo tốt: Dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, dầu ô liu..
- Đường tự nhiên như trong trái cây, mật ong…
- Nhóm rau: Các loại rau đủ màu sắc là tốt nhất nhưng nên ăn đồ hấp, luộc, hoặc ăn sống sẽ tốt hơn.
- Hoa quả: Tăng cường trái cây là điều cần thiết với người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn các loại trái cây chấm đường hay thêm kem, sữa…
☛ Xem thêm: Thực đơn cho người tiểu đường
Luyện tập thể dục đều đặn
Đối với bệnh nhân tiểu đường, tập thể dục khiến cơ thể tiêu thụ đường để tạo ra năng lượng, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên còn gia tăng sự nhạy cảm với insulin, giúp các tế bào sử dụng hiệu quả lượng đường trong máu cả lúc trong và sau khi tập.
Nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày luyện tập và tập đều đặn 5 ngày/tuần. Lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tim mạch trước khi tập. Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập bao gồm: đi bộ, tập yoga, thiền định, đạp xe đạp,… Nên lựa chọn các bài vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, không nên luyện tập quá sức vì có thể gây nguy cơ hạ đường huyết, mệt mỏi, ngất xỉu.
Theo dõi đường huyết thường xuyên và đều đặn
Việc theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được chỉ số đường huyết có đang ở mức an toàn hay không, đồng thời chuẩn bị sẵn các phương án can thiệp kịp thời khi chúng tăng cao.
Để làm được điều này, mỗi gia đình nên có một thiết bị đo nồng độ đường trong máu tại nhà, từ đó chủ động kiểm tra thường xuyên vào bất cứ nào, nhất là khi gia đình có người mắc bệnh hoặc được chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, hãy đi khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ 1 năm 1 lần đề có kết quả chính xác nhất về tình hình sức khỏe của bản thân.
☛ Bài viết liên quan: Cách chọn máy đo tiểu đường tốt nhất!
Văn Kiên đã bình luận
chỉ cần đo chỉ số đường huyết lúc đói có thể xác định chính xác bị tiểu đường hay không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Kiên!
Để xác định chính xác anh có mắc tiểu đường hay không, cần dựa vào các chỉ số đường huyết lúc đói, đường huyết ngẫu nhiên và chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ. Chỉ dựa vào mỗi chỉ số đường huyết khi đói không thể xác định chính xác anh có mắc bệnh hay không.
Hồng Huệ đã bình luận
tôi mới phát hiện bị tiểu đường tuýp 2, bác sĩ cho thuốc uống, vậy tôi uống xong đợt thuốc này có cần phải uống nữa không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Huệ!
Tiểu đường tuýp 2 là bệnh lý rất nguy hiểm, nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Để xác định sau khi uống thuốc có cần phải uống nữa không, chị nên thăm khám lại sau thời gian uống thuốc để bác sĩ nắm được tình trạng tiến triển của bệnh và đưa ra tư vấn hợp lý nhất.