Tiểu đường là căn bệnh quen thuộc có thể gặp ở bất cứ ai. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó biến chứng qua phổi là tình trạng ít gặp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hại khôn lường. Dưới đây là những thông tin mà bệnh nhân cần nắm rõ nếu như muốn hiểu kỹ hơn về tình rạng tiểu đường biến chứng qua phổi.
☛ Tìm hiểu trước: Bệnh tiểu đường
Mục lục
1. Tại sao tiểu đường biến chứng qua phổi?
Các bệnh liên quan đến phổi thường là bệnh truyền nhiễm, còn tiểu đường là bệnh mạn tính không lây nhiễm. Tưởng chừng là 2 loại bệnh khác nhưng thực tế tiểu đường và biến chứng phổi lại có mối quan hệ chặt chẽ. Cụ thể, tiểu đường biến chứng qua phổi gây nhiễm khuẩn phổi, lao phổi, tắc nghẽn phổi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới biến chứng phổi ở bệnh nhân tiểu đường?
Tiểu đường gây biến chứng qua phổi bao gồm 2 nguyên nhân chính do tổn thương mạch máu nuôi dưỡng phổi và suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể.
Do tổn thương mạch máu nuôi dưỡng phổi
Đường huyết trong máu tăng cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng cơ quan, trong đó bao gồm cả mạch máu nuôi dưỡng phổi. Kết quả phổi không được cung cấp máu đầy đủ sẽ dẫn đến chức năng phổi suy giảm, từ đó gây ra hàng loạt các biến chứng phổi ở bệnh nhân tiểu đường.
Theo các nghiên cứu, người mắc bệnh đái tháo đường có trọng lượng phổi giảm 3-10% so với người bình thường.
Do suy giảm hệ thống miễn dịch
Người bị tiểu đường có hệ miễn dịch suy giảm do lượng đường trong máu cao tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và những mạch máu ở phổi bị tổn thương dễ gây rối loạn trao đổi oxy ở mô, khiến cho sức kháng khuẩn suy yếu.
Khi hệ miễn dịch suy giảm, các tác nhân như khói bụi, vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công qua đường hô hấp, từ đó dẫn tới các bệnh về phổi ở người tiểu đường.
2. Các biến chứng phổi thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường
Theo các nghiên cứu về biến chứng tiểu đường cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường có khả năng bị hen suyễn là 8%, 22% nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và khả năng xơ phổi cao hơn 54% so với người bình thường. Đây được xem là 3 biến chứng phổi thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường.
Viêm phổi
Tác nhân gây viêm phổi ở bệnh nhân tiểu đường là: vi khuẩn, virus, nấm,… Trong đó vi khuẩn là tác nhân thường gặp nhất. Có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, tuy nhiên phế cầu là một trong những vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm phổi trong cộng đồng.
Biểu hiện biến chứng viêm phổi ở người tiểu đường:
- Sốt, khó thở, ho có đờm vàng đục hoặc không.
- Có thể có cơn rét run.
- Đau đầu, đau ngực, tức ngực
- Có thể có kèm theo buồn nôn, đau cơ, tiêu chảy và rất mệt mỏi.
Biến chứng viêm phổi ở người đái tháo đường là một tình trạng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chúng còn gây ra những hậu quả khôn lường như áp xe phổi, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong do sức đề kháng kém.
Ngoài ra, viêm phổi cùng tiểu đường cũng khiến 2 bệnh lý này trở nên khó kiểm soát, việc điều trị cũng khó khăn hơn. Đặc biệt là viêm phổi do virus và covid gây ra.
Lao phổi
Lao phổi là bệnh do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra, lây qua đường hô hấp. Thông thường, ở những người khỏe mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh này tương đối thấp, chỉ khoảng 5-10%. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn do hệ miễn dịch suy giảm.
Lúc này, người tiểu đường mắc lao phổi sẽ có những triệu chứng:
- Sốt nhẹ về chiều.
- Ho khan có thể có đờm hoặc máu kéo dài dai dẳng.
- Khó thở, thở khò khè kèm theo đau, tức ngực.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chán ăn.
- Sút cân nhanh, gầy.
- Da xanh, ra mồ hôi đêm.
Lao phổi nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màng phổi, suy hô hấp, tràn khí màng phổi.
Việc điều trị lao phổi ở người tiểu đường cũng khó khăn hơn bởi cần phải kết hợp cả việc kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, chức năng gan ở người tiểu đường yếu hơn so với người bình thường, trong khi đó thuốc điều trị lao phổi lại có nguy cơ làm tổn thương gan. Điều này gây ra một thách thức lớn. Vì vậy, thay vì điều trị, tốt người bệnh nên phòng ngừa nghiêm ngặt ngay từ đầu, tránh để bệnh tiểu đường biến chứng sang lao phổi.
Tắc nghẽn phổi mãn tính
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu, chiếm đến 90% các nguyên nhân gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người tiểu đường. Đây có thể vừa là biến chứng, vừa là bệnh mắc kèm với đái tháo đường nếu bệnh nhân có thói quen hút thuốc thường xuyên. Lúc này, chức năng phổi bị suy giảm, giảm khả năng hô hấp dẫn đến ứ đọng chất dịch trong phổi gây tắc nghẽn tĩnh mạch.
Biểu hiện thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người tiểu đường là:
- Ho mạn tính kéo dài, có đờm.
- Khó thở, thở khò khè, thở gấp.
- Thường xuyên có cảm giác khó chịu, đau tức ngực.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể tiến triển trong nhiều năm với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Đối với người tiểu đường thì căn bệnh này tương đối nguy hiểm bởi những thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy cơ làm đường huyết tăng cao. Đây cũng là biến chứng dễ gây tử xong nhất ở bệnh nhân tiểu đường có biến chứng phổi.
3. Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm không?
Các bệnh liên quan đến phổi ở bệnh nhân đái tháo đường vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa gây khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh khiến chúng trở nên suôn sẻ và dễ dàng hơn.
Do đó, ngoài biểu hiện của bệnh tiểu đường thì khi thất xuất hiện các triệu chứng liên quan để phổi như ho, có đờm, sốt, khó thở,… hãy tham khám bác sĩ để được chẩn đoán và phát hiện kịp thời.
Tiểu đường biến chứng qua phổi nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm như:
- Tràn dịch phổi: Phổi bị nhiễm trùng lan ra màng phổi hoặc vị trí phổi tổn thương gần sát màng phổi, gây kích thích màng phổi tăng tiết dịch, từ đó khiến dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức sinh lý bình thường. Tình trạng này khiến người bệnh khó thở, thậm chí trường hợp tràn dịch nhiều còn nguy hiểm đến tính mạng.
- Áp xe phổi: Đây là tình trạng nhiễm trùng tại phổi gây tích tụ mủ, sưng đau và hoại tử mô phổi. Ổ mủ hình thành hầu hết là xác bạch cầu chết và các vi sinh vật gây bệnh, do không có đường thoát ra ngoài nên tạo thành các ổ tích tụ trong phổi. Dịch mủ tích tụ càng lâu thì nguy cơ gây hoại tử mô phổi xung quanh càng cao.
- Hội chứng hô hấp cấp: Là một hội chứng mô tả tình trạng màng phế nang mao mạch của phổi bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hậu quả là bệnh nhân bị suy hô hấp, khó thở, thiếu oxy cấp.
- Nhiễm khuẩn máu: Đây là một biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể, ở bệnh nhân viêm phổi nếu không được điều trị thì hiện tượng viêm có thể lây lan nhiễm trùng đến các cơ quan khác, thậm chí là di chuyển sang máu gây nhiễm trùng máu, khiến bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng và tử vong nhanh chóng.
4. Phòng tránh tiểu đường biến chứng qua phổi
Biến chứng phổi ở bệnh nhân tiểu đường đều có thể phòng tránh được. Để làm được điều này, người bệnh cần kết hợp cả đồng thời cả hai việc kiểm soát đường huyết và bảo vệ chức năng phổi.
Cụ thể, dưới đây là chi tiết về 2 phương pháp phòng ngừa tiểu đường biến chứng qua phổi hiệu quả:
Kiểm soát đường huyết
Kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường góp phần không nhỏ trong việc phòng tránh biến chứng phổi. Những điều người bệnh cần làm để kiểm soát đường huyết bao gồm:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Thực phẩm nên ăn
- Rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C tốt cho sức đề kháng của cơ thể như táo, cam, quýt, bưởi,…
- Thịt cá thay thế cho thịt lợn, bò vì chúng chứa nhiều omega 3 và ít cholesterol hơn.
- Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng giúp bạn no lâu, ít bị đói, từ đó giảm thiểu lượng thức ăn được nạp vào.
- Nhóm các hạt họ đậu: Đây là những nguồn protein từ thực vật, giúp bạn ăn no lâu hơn. Chúng cũng chứa lượng glucose khá thấp nên góp phần điều chỉnh lượng đường huyết tốt hơn so với thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
Thực phẩm nên tránh
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: Gạo trắng, bánh mì, miến dong, khoai,…
- Đường và thức ăn chứa nhiều đường: Kẹo, bánh ngọt, đường kính, nước ngọt,…
- Hạn chế ăn hoa quả ngọt như: Nhãn, vải, mít,…
- Thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ ăn chế biến sẵn.
- Đồ ăn quá mặn, nhiều gia vị.
☛ Xem thêm: Tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục vừa giúp giảm trọng lượng cơ thể, tăng cường sức khỏe thể chất mà còn làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt động thể chất cũng tăng cường tuần hóa máu đến phổi, từ đó làm giảm các rối loạn tại phổi. Tốt nhất, người tiểu đường nên luyện tập tối thiểu 30-40 phút mỗi ngày với các bài tập cường độ từ nhẹ đến nặng tùy vào tình trạng sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội,…
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Một số trường hợp, để đảm bảo duy trì đường huyết ở mức ổn định, người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị tiểu đường theo đúng chỉ định và liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
Kết hợp Giảo cổ lam Tuệ Linh: giúp ổn định đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường nhờ hoạt chất Phanoside kích thích khả năng tạo insulin. Cụ thể, một nghiên cứu lâm sàng vào năm 2011 đã được tiến hành trên bệnh nhân tiểu đường type 2, có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 đến 14mmol/l. Sau khi sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày trong 12 tuần thì đường huyết giảm xuống 3mmol/l so với nhóm không dùng.
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện đã được phân phối chính hãng tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để tìm mua sản phẩm, bạn có thể đặt hàng TẠI ĐÂY.
Bảo vệ chức năng phổi
Phổi được khỏe mạnh thì sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc các biến chứng liên quan và phòng ngừa nhiễm khuẩn cao hơn.
Những việc bạn cần làm để bảo vệ phổi của mình là:
- Không hút thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về phổi. Vì vậy, tránh xa thuốc lá là cách giúp bảo vệ phổi được tốt nhất.
- Tránh tiếp xúc với khói bụi như khói tự ô nhiễm từ nhà máy, xe cộ, khói thuốc lá, bụi nhà… Cách đơn giản nhất để làm điều này đó là giữ cho nhà cửa được sạch sẽ, vệ sinh đồ đạc cá nhân thường xuyên, sử dụng máy lọc không khí,…
- Tránh xa các nguồn lây bệnh phổi như vi khuẩn lao, tụ cầu, liên cầu, virus cúm,… bằng cách tránh tiếp xúc với người hoặc động vật đang mang mầm bệnh.
- Tiêm phòng: Tiêm phòng vacxin cúm, lao phổi để đảm bảo cũng là một cách hữu hiệu để phòng ngừa các bệnh liên quan đến phổi.
Kết luận: Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết nếu đang thắc mắc về tình trạng tiểu đường biến chứng qua phổi. Nếu còn băn khoăn bất cứ điều gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.