Bệnh tiểu đường có chữa được không? Đang là thắc mắc của rất nhiều người bệnh.. Đáp án cho câu hỏi này là: “Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát bằng nhiều phương pháp!”. Để tìm hiểu chi tiết hơn, hãy đọc nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Bệnh tiểu đường nguy hiểm như nào?
Tiểu đường là bệnh lý bao gồm hàng loạt các triệu chứng liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, làm tăng đường máu mạn tính. Do nhiều cơ chế bệnh sinh dẫn đến tình trạng giảm tiết hormon Insulin hoặc do cơ thể có sự đề kháng với Insulin. Khi đó, đường từ trong máu không được chuyển vào trong tế bào để tạo ra năng lượng, không được đưa đến dự trữ trong gan và cơ, làm cho đường máu luôn ở mức cao hơn bình thường.
Nếu người bệnh không được can thiệp để điều chỉnh đường máu, lâu dần sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm với người bệnh như: Biến chứng hôn mê, biến chứng nhiễm khuẩn, biến chứng thoái hóa mạch máu và thần kinh.
➤ Xem chi tiết: “Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường”
3 Tuýp bệnh tiểu đường thường gặp
Có 3 tuýp bệnh tiểu đường thường gặp nhất bao gồm: Đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ.
Với tuýp 1 của bệnh: Triệu chứng xuất hiện rầm rộ, khiến người bệnh phải đi khám ngay lập tức như: Uống nhiều, đái nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều, người luôn thèm đồ ngọt.
Do tuyến tụy không có khả năng tiết Insulin dẫn đến không đưa được Glucose vào trong tế bào để sinh năng lượng, phục vụ cho mọi hoạt động của cơ quan. Cơ thể phản ứng bằng cách ăn uống vào nhiều hơn, tăng sử dụng năng lượng dự trữ nên cơ thể có những triệu chứng trên.
Cơ chế bệnh sinh tiểu đường type 1 tương đối phức tạp, giả thuyết về bệnh tự miễn được nhiều sự đồng thuận hơn cả. Khi cơ thể mắc một số loại virus như: Sởi, quai bị… Làm tổn thương tế bào Beta của đảo tụy, sản sinh ra kháng nguyên. Khi đó, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể để chống lại điều này. Phản ứng miễn dịch giữa kháng nguyên và kháng thể vô tình hủy hoại tế bào Beta tại tuyến tụy (là tế bào tiết hormon Insulin), dẫn đến mất khả năng tiết hormon của tế bào này.
Với tuýp 2 của bệnh: Do tuyến tụy vẫn có khả năng tiết Insulin nên bệnh diễn biến tiềm tàng, trong thời gian dài, triệu chứng nhỏ giọt, khó nhận diện, đối lập với tuýp 1 tiểu đường. Người bệnh thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khi triệu chứng xuất hiện nhiều hơn.
Cơ chế của thể bệnh này bao gồm sự giảm tiết hormon Insulin không đường xứng với mức tăng đường máu và có sự đề kháng với hormon này, làm mất chức năng vốn có của Insulin.
Với tiểu đường đường thai kỳ: Tương tự như tuýp 2 của bệnh, tuy nhiên thường gặp ở phụ nữ thời kỳ mang thai. Cảnh báo nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và các kết cục sản khoa bất lợi. Cơ chế được cho là sự thay đổi nội tiết tố nữ khi mang thai làm giảm sự nhạy cảm của hormon Insulin và tế bào đích.
Những thông tin tóm tắt về cơ chế của bệnh sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Bệnh tiểu đường có chữa được không?” Hãy cùng đọc tiếp phần sau.
Bệnh tiểu đường KHÔNG thể chữa khỏi hoàn toàn!
“Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?” luôn là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Trên thực rế, cơ chế cũng như nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tương đối phức tạp, chưa thực sự rõ ràng. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc này là: Hiện nay chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh tiểu đường một cách hoàn toàn, mà chỉ có thể tác động kiểm soát đường máu ở mức gần chỉ số bình thường nhất có thể.
Theo đó, các phương pháp chữa bệnh tiểu đường hiện nay sẽ giúp bạn làm chậm tiến triển của bệnh, ngăn ngừa xảy ra những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến. Dù chỉ số đường máu sau một thời gian điều trị có thể trở về bình thường, nhưng cũng không được coi là khỏi bệnh.
Tiểu đường tuýp 1 được điều trị hoàn toàn bằng Insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể. Do lúc này, tuyến tụy không còn khả năng tiết Insulin nội sinh, bắt buộc người bệnh phải dùng hormon điều trị. Phương pháp ghép tủy có thể được cân nhắc nhưng không khả quan với đa số người bệnh.
Trong khi đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ được áp dụng những phác đồ điều trị để hạ đường máu. Có một số thời điểm sẽ cần dùng đến Insulin tăng hiệu quả điều trị, bạn sẽ phải chú trọng đến thói quen ăn uống và tập luyện thể dục để kiểm soát đường máu.
Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh tiểu đường một cách dứt điểm, bạn cũng không nên quá lo lắng sẽ làm bệnh nặng thêm. Ổn định đường huyết là cách duy nhất để ngăn chặn tiểu đường tiến triển và hạn chế biến chứng có thể sảy ra.
Chữa tiểu đường bằng cách kiểm soát đường huyết!
Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn phải thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập luyện kết hợp với dùng thuốc điều trị bệnh. Tiểu đường là bệnh mạn không thể điều trị triệt để nhưng có thể kiểm soát đường huyết bằng các cách
Dùng thuốc điều trị bệnh
Đây là phương tiện quan trọng nhất trong thời gian đầu điều trị bệnh, do thuốc có tác dụng nhanh, giúp cơ thể hạ đường huyết nhanh chóng. Mới đầu, bạn có thể dùng thuốc uống, về sau nếu tình trạng bệnh khó kiểm soát, bạn sẽ được chỉ định thuốc tiêm là Insulin.
Một số lưu ý khi dùng thuốc hạ đường máu: Cũng giống như các mặt bệnh khác việc tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc mới giúp bạn phát huy được hiệu quả của thuốc, kiểm soát tốt các tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra.
- Thời gian uống thuốc, tiêm thuốc phải đảm bảo đúng giờ. Có nghĩa là các thời điểm dùng thuốc phải giống nhau như mọi ngày.
- Đúng liều dùng được chỉ định: Bạn không thể tự uống uống ít thuốc đi hay uống nhiều viên thuốc hơn. Hay như không thể tiêm nhiều mũi hoặc tiêm không hết Insulin vào cơ thể.
- Đúng đường dùng, đúng cách: Insulin được tiêm dưới da là chủ yếu, bạn không nên dùng tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch nếu không được bác sĩ hướng dẫn. Thuốc uống không nên kèm rượu bia, nước ngọt, nước có ga.
➤ Tham khảo thêm: So sánh các loại thuốc chữa tiểu đường hiện nay
Chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày
Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bệnh tiểu đường chỉ đứng sau phương pháp dùng thuốc. Vì đây chính là nguồn cung cấp đường vào cơ thể, qua chuyển hóa sẽ sinh ra năng lượng cho tế bào.
Nguyên tắc trong chế độ ăn uống hằng ngày với người bệnh tiểu đường là: Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều Glucid (tinh bột) và Ăn ít chất béo bão hòa hơn để không gây rối loạn chuyển hóa.
Giảm lượng tinh bột
- Gạo, sắn, khoai tây, khoai lang, mì tôm, phở… Là những thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Thông qua các enzym có trong nước bọt và tuyến tụy ngoại tiết sẽ phân giải thành Glucose, được hấp thu vào máu.
- Bạn sẽ cần ăn giảm các thức ăn trên, chỉ nên sử dụng một lượng bằng một nửa so với thường ngày chứ không phải kiêng tuyệt đối. Thay vào đó ăn rau, thịt, cá nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Hạn chế ăn vặt đồ ngọt, bánh kẹo, bánh kem, nước ngọt… Vì thành phần của chúng đã chứa rất nhiều đường Glucose.
Giảm lượng chất béo bão hòa ăn vào
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, mỡ lợn, mỡ nội tạng, đồ chiên rán, chế biến sẵn… Là nguồn chứa chất béo không tốt cho sức khỏe. Trong đó có Cholesterol làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu. Dễ gây biến chứng thoái hóa mạch máu.
- Chất béo từ thực vật, từ cá là Omega-3 và Omega-6 được khuyến khích sử dụng nhằm giảm lượng chất béo bão hòa, cùng tác dụng phòng tránh biến chứng thoái hóa dây thần kinh.
➤ Xem chi tiết hơn trong bài: “Ăn gì kiêng gì khi bị tiểu đường?”
Quan tâm đến tập luyện thể dục
- Quá trình vận động của cơ thể làm tiêu tốn năng lượng, khiến tế bào tăng chuyển hóa đường. Từ đó làm tăng sự nhạy cảm của Insulin với tế bào đích, đường máu có xu hướng giảm.
- Bạn nên áp dụng các biện pháp tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đều đặn hằng ngày, phù hợp với thể trạng và tình hình chữa bệnh hiện tại.
- Dựa theo chỉ số BMI, bạn nên cân nhắc tập luyện giảm cân đưa về chỉ số từ 18 đến dưới 23 là hợp lý. Theo nhiều nghiên cứu, người bệnh béo phì có lớp mỡ dưới da bụng dày có nguy cơ cao mắc tiểu đường, do béo phì có liên quan mật thiết đến cơ chế kháng hormon Insulin.
Sử dụng Giảo cổ lam để kiểm soát đường huyết
Cây giảo cổ lam 5 lá là dược liệu quý có nhiều công dụng chữa bệnh. Qua nhiều kiểm nghiệm thực tế trên lâm sàng cho thấy: “Giảo cổ lam giúp hạ đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2”. Để tìm hiểu chi tiết về tác dụng của Giảo cổ lam đối với bệnh tiểu đường hãy xem tại link bài viết: “Giảo cổ lam khắc tinh của tiểu đường”
Lời kết
Bệnh tiểu đường với cơ chế bệnh sinh phức tạp, hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp đặc hiệu để chữa khỏi bệnh tiểu đường. Mục tiêu chính trong các cách chữa bệnh hiện nay là giúp bạn kiểm soát chỉ số đường máu, ngăn chặn nguy cơ xảy ra biến chứng. Một số gợi ý mà bài viết đã nêu ra hy vọng sẽ giúp cho bạn bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
Tham khảo thêm tại đây:
https://www.medicinenet.com/diabetes_treatment/article.htm
https://www.webmd.com/diabetes/guide/understanding-diabetes-detection-treatment
Long đã bình luận
tôi dùng thuốc cải thiện tiểu đường về mức an toàn, sau đó dừng lại. Sau 2 tháng tôi đi khám, chỉ số tăng lên bây giờ tôi dùng thuốc kéo dài hơn liệu có chữa khỏi triệt để được không
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Tiểu đường không thể chữa khỏi triệt để, mà chỉ có thể kiểm soát đưa mức đường huyết về gần với mức bình thường nhất. Trường hợp anh Long nên tuân thủ liều lượng uống thuốc theo đúng hướng dẫn bác sĩ, bên cạnh đó có thể sử dụng thêm Giảo cổ lam Tuệ Linh dạng trà hoặc viên uống để ổn định đường huyết tốt hơn, ngừa những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.
Vân đã bình luận
tôi bị đi tiểu nhiều, sút cân nên thăm khám được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2. Bác sĩ có kê thuốc về uống, dặn dò thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt. Vậy cho tôi hỏi, uống thuốc kết hợp thay đổi lối sống và ăn uống có khỏi hoàn toàn bệnh không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Tiểu đường là một bệnh mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, việc kết hợp uống thuốc, thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát và quản lý bệnh hiệu quả. Điều này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng liên quan đến tiểu đường.
Nhài đã bình luận
mới chớm mắc bệnh tiểu đường, dùng thuốc và thay đổi lối sống có khỏi hẳn được bệnh không, mong bs tư vấn
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Xin chia sẻ với bạn rằng, tiểu đường là một bệnh mạn tính và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với việc dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống, bạn có thể kiểm soát và quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả, giúp duy trì sức khỏe tốt và giảm nguy cơ các biến chứng.
Sinh đã bình luận
bị tiểu dường tuýp 2 có phải uống thuốc suốt đời không bác sĩ
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Tiểu đường tuýp 2 không cần uống thuốc suốt đời nếu bạn quản lý chỉ số đường huyết của mình tốt về mức an toàn thì không phải dùng thuốc nữa. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị của mình! Bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Giảo Cổ Lam Tuệ Linh để ổn định đường huyết hiệu quả!