Tiểu đường và tăng huyết áp là hai bệnh lý thường gặp và có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Tiểu đường làm tăng lượng đường trong máu, gây tổn thương mạch máu và làm giảm khả năng co dãn của chúng. Điều này dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, gây nguy cơ cao cho các bệnh tim mạch và các biến chứng khác. Sự “bắt cặp” đồng thời của hai bệnh lý nguy hiểm khiến bệnh nhân đối diện với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tầm soát từ giai đoạn sớm được cho là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Mục lục
Tăng huyết áp là bệnh gì?
Huyết áp là thuật ngữ chỉ áp lực của máu lên thành động mạch trong quá trình đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp được xác định vào 2 thời điểm quan trọng là khi tim co (huyết áp tâm thu) và khi tim giãn (huyết áp tâm trương). Theo tiêu chuẩn của WHO, huyết áp được xác định là bình thường khi:
- Huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 120 – 140m mmHg.
- Huyết áp tâm trương nằm trong khoảng 80 – 90 mmHg.
Dựa vào đó, một bệnh nhân được xác định là bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương vượt quá 90 mmHg. Tăng huyết áp được chia làm 3 mức độ gồm:
- Mức độ I (mức độ nhẹ): Khi huyết áp dao động từ 140/ 90 mmHg – 159/ 99 mmHg.
- Mức độ II (mức độ vừa): Khi huyết áp dao động từ 160/ 100 mmHg – 179/ 109 mmHg.
- Mức độ III (mức độ nặng): Khi huyết áp tâm thu lớn hơn 180 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 110 mmHg.
Mức độ tăng huyết áp càng nặng thì người bệnh đối diện với nguy cơ biến chứng tim mạch càng lớn. Do vậy, người bệnh cần có kế hoạch kiểm soát sức khỏe ngay từ giai đoạn sớm.
☛ Chi tiết về bệnh trong bài viết: Cần biết về huyết áp cao
Tiểu đường là bệnh gì?
Tiểu đường là bệnh lý xuất hiện khi nồng độ đường huyết (glucose máu) tăng cao bất thường. Một bệnh nhân được xác định là tiểu đường khi thỏa mãn một trong các yếu tố sau đây:
- Chỉ số đường huyết lúc đói : ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L).
- Chỉ số đường huyết sau 2 giờ uống dung dịch 75g glucose:) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
- Chỉ số đường trung bình HbA1C: ≥ 6,5% (48 mmol/mol).
- Chỉ số đường huyết ở thời điểm bất kỳ: ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Tùy theo đặc điểm của bệnh lý mà tiểu đường được chia làm 2 loại:
- Tiểu đường type I: Do tế bào đảo tụy bị tổn thương khiến insulin không được tiết ra đầy đủ.
- Tiểu đường type II: Do tình trạng đề kháng insulin của cơ thể. Điều này khiến insulin tiết ra không có khả năng vận chuyển đường khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu insulin.
Đặc điểm chung của hai loại tiểu đường là người bệnh không có khả năng tự kiểm soát nồng độ glucose máu. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra tổn thương cho các cơ quan khác như tim, mắt, thận và hệ thần kinh.
☛ Xem thêm thông tin về bệnh trong bài viết: Hiểu đúng và đủ về tiểu đường!
Lý giải cơ chế tiểu đường gây tăng huyết áp!
Tiểu đường gây tăng huyết áp là thực trạng thường thấy ở nhiều bệnh nhân. Thống kê của tổ chức Blood Pressure UK cho thấy, có khoảng 25% bệnh nhân tiểu đường type 1 và 80% bệnh nhân tiểu đường type 2 được chẩn đoán cao huyết áp. Ngoài ra, nghiên cứu từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cũng chỉ ra khoảng 60% bệnh nhân tiểu đường gặp phải tình trạng tăng huyết áp. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì?
Theo các chuyên gia y tế, tiểu đường và huyết áp cao là hai bệnh lý có mối quan hệ mật thiết và luôn thúc đẩy sự phát triển của nhau. Có 3 yếu tố được đưa ra để lý giải cho tình trạng tiểu đường gây tăng huyết áp, bao gồm:
- Tiểu đường làm giảm độ đàn hồi của mạch máu: Các nghiên cứu cho thấy, ở bệnh nhân tiểu đường, nồng độ Nitric oxide bị giảm đi đáng kể. Điều này khiến cho mạch máu dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, nồng độ đường máu cao khiến làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch khiến thành mạch giảm tính đàn hồi. Đây là nguyên nhân dẫn đến áp lực máu khi va vào thành động mạch tăng cao.
- Tiểu đường làm tăng thể tích máu lưu thông: Bệnh nhân tiểu đường thường gặp phải các biến chứng tại thận. Điều này khiến cho hormon renin được tiết ra nhiều hơn làm giảm khả năng lọc máu ở cầu thận. Tình trạng này khiến thể tích máu tăng cao và gây áp lực lớn hơn cho thành mạch.
- Tiểu đường gây biến đổi cách cơ thể quản lý insulin: Insulin và insulin like growth factor-1 (IGF-1) đầu là hai yếu tố tác động đến trương lực cơ của thành mạch. Insulin được tạo ra bởi tế bào beta của đảo tụy và IGF-1 được sản xuất bởi tế bào nội mạch và tế bào cơ trơn mạch máu. Insulin và IGF-1 có vai trò giảm co mạch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giãn mạch thông qua kích thích PI3K (phosphatidylinositol 3 kinase) của NO synthase thành mạch và hoạt động của bơm Na-K-ATPase. Ở bệnh nhân tiểu đường, cách quản lý insulin có thể bị thay đổi cản trở quá trình co, giãn của thành mạch gây ra tình trạng tăng huyết áp.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như thừa cân, chế độ ăn giàu chất béo, muối và lười vận động ở bệnh nhân đái tháo đường cũng góp phần thúc đẩy quá trình tiểu đường gây tăng huyết áp.
Nguy hiểm nào “rình rập” khi người bệnh mắc cả tiểu đường và tăng huyết áp?
Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân đái tháo đường bị tăng huyết áp có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao gấp 6 – 7 lần so với người bình thường.
Xơ vữa động mạnh
Xơ vữa động mạch là hiện tượng thành mạch mất đi khả năng đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp dẫn đến mạch máu dễ bị tắc, vỡ. Tình trạng này khiến người bệnh thường dễ gặp phải những cơn đau hoặc co thắt ngực. Trường hợp xấu, người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim, đột ngụy,…
Các bệnh về mạch máu não
Bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp có thể gặp phải tai biến mạch máu não, đột quỵ não, nhồi máu não,… Sau biến chứng, bệnh nhân có thể bị liệt, rối loạn ý thức, méo miệng, thậm chí là tử vong.
Biểu hiện sớm của các bệnh về mạch máu não thường bao gồm: giảm sút trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, mất thăng bằng,… Bệnh nhân có thể phát hiện sớm bằng các phương pháp thăm khám như: siêu âm mạch máu não, chụp CT hoặc lưu huyết não,…
Bệnh lý về mạch máu ngoại biên
Mạch máu ngoại biên là hệ thống mạch đưa máu tới các chi. Khi mạch bị tổn thương do tiểu đường và tăng huyết áp, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như: đau nhức chân, tê rút khi đi bộ, hoại tử, lở loét đầu chi, huyết áp tại chi thấp,….
Bệnh có thể phát hiện sớm bằng cách siêu âm Doppler mạch máu, chụp CT động mạch.
Giải pháp ngăn cản biến chứng huyết áp cao cho bệnh nhân tiểu đường
Tăng huyết áp thực tế là một biến chứng do tiểu đường gây ra. Ngoài những tác động tiêu cực đến sức khỏe, bệnh sau khi hình thành còn thúc đẩy đái tháo đường tiến triển nặng hơn. Do đó, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị tiểu đường của bác sĩ y khoa bạn nên có những phương pháp chăm sóc sức khỏe để ngăn chặn sự tiến triển của tiểu đường gây tăng huyết áp.
Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày
Theo khuyến cáo của chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường và huyết áp cao nên có chế độ luyện tập thể dục mỗi ngày. Nếu không, bạn hãy cố gắng tối thiểu tập luyện 5 ngày mỗi tuần và khoảng 30 phút cho mỗi lần tập luyện.
Thói quen vận động thường xuyên giúp cơ thể tiêu thụ đường tốt hơn đồng thời tăng cường sự linh hoạt, khỏe khoắn của cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục giúp kiểm soát huyết áp, khả năng co bóp của tim và ngăn chặn tình trạng kháng insulin.
Bạn có thể tập luyện các bộ môn mà mình thấy yêu thích hoặc đơn giản hơn là đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, trước khi tập luyện, bạn cần đảm bảo đường huyết của mình trên 100 mg/ dL để tránh gặp phải tình trạng tụt đường huyết.
Duy trì cân nặng hợp lý.
Béo phì và thừa cân là một trong những bệnh lý rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường huyết và huyết áp. Do đó, bạn hãy kiểm soát chặt chẽ cân nặng của mình dựa trên tiêu chuẩn BMI.
Bạn có thể bắt đầu bằng việc tính BMI của mình bằng cách lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao. Nếu chỉ số này vượt quá 23, bạn nên lập kế hoạch để có thể kiểm soát cân nặng của mình dưới ngưỡng này.
Dừng thói quen hút thuốc lá
Thuốc lá chứa thành phần Nicotine có tác dụng làm tăng huyết áp, nhịp tim. Đây là lý do thúc đẩy hình thành những cơn đau tim và đột quỵ. Bên cạnh đó, hút thuốc lá thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường tiến triển thành biến chứng tại mắt, thận và các chi. Do đó, bạn hãy dừng thói quen hút thuốc lá ngay từ hôm nay.
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống là yếu tố quyết định trực tiếp đến chỉ số đường huyết và chỉ số huyết áp của bạn. Để có một chỉ số đẹp, bạn nên bắt đầu những thói quen ăn uống sau:
- Điều chỉnh thực phẩm chứa tinh bột trong khẩu phần ăn. Bạn chỉ nên ăn một lượng tinh bột bằng khoảng ¼ khối lượng bữa ăn của mình.
- Tăng cường các loại rau xanh lá. Đây là những loại thực phẩm ít đường, giàu vitamin và chất xơ nên rất tốt cho tim mạch, huyết áp và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
- Sử dụng đạm nạc. Bạn nên ăn các loại thịt cá nạc, hạn chế ăn mỡ và da động vật
- Hạn chế ăn mỡ động vật. Chúng có thể chứa các loại cholesterol xấu gây hại cho tim mạch.
- Giảm lượng muối trong các món ăn. Điều này sẽ giúp huyết áp của bạn được kiểm soát tốt hơn.
Sử dụng thảo dược kiểm soát đường huyết và huyết áp
Các loại thảo dược được cho là phương pháp an toàn giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh tiểu đường. Tiêu biểu nhất là vị thuốc Giảo cổ lam 5 lá.
Giảo cổ lam 5 lá là vị thuốc được nghiên cứu bởi nhiều đơn vị và chuyên gia có tiếng cả trong và ngoài nước. Trong Giảo cổ lam 5 lá có chứa trên 100 loại Saponin khác nhau giúp kiểm soát mỡ máu và phòng ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng phát hiện ra thành phần Phanosid trong Giảo cổ lam có tác dụng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Các hoạt chất Adenosine được cho là thành phần tuyệt vời giúp tăng sức mạnh cơ tim, giảm cơn đau tim hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng Giảo cổ lam trực tiếp dưới dạng dược liệu hoặc Giảo cổ lam đã thông qua chế biến. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là bạn phải lựa chọn được sản phẩm chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng.
Giảo cổ lam Tuệ Linh là một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay. Giảo cổ lam Tuệ linh được sản xuất bởi Dược phẩm Tuệ Linh – Một trong những đơn vị tiên phong của cả nước trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển dược liệu. Ngoài ra, nguyên liệu tạo ra sản phẩm là những cây Giảo cổ lam 5 lá được gieo trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO. Đây cũng là nguồn dược liệu duy nhất đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Do đó, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn sản phẩm này.
Sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các siêu thị và nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nhất vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”
Lời kết
Trên đây là thông tin về tình trạng tiểu đường gây tăng huyết áp. Hy vọng, qua bài viết, bạn có thể hiểu hơn về bệnh lý này và tìm được phương pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp.
Nguồn tham khảo
http://benhvien108.vn/canh-bao-dieu-tri-tang-huyet-ap-dai-thao-duong-khong-dung-thuoc.htm
https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/hypertension