Tiểu đường hiện là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Theo thống kê của WHO cho thấy, cứ 100 người thì có khoảng 70 người bị tiểu đường. Con số này đủ cho thấy tỷ lệ nhiễm đáng báo động của căn bệnh này. Tiểu đường có thể gặp rất nhiều các biến chứng khác nhau, trong đó tăng huyết áp là biến chứng hay gặp và vô cùng nguy hiểm, gây giảm tuổi thọ của bệnh nhân. Vậy do đâu mà có sự liên quan giữa 2 căn bệnh này và có cách nào phòng ngừa hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Bệnh tiểu đường là gì?
- Bệnh tăng huyết áp là gì?
- Vì sao bệnh tiểu đường lại gây tăng huyết áp?
- Tiểu đường kết hợp tăng huyết áp có nguy hiểm không?
- Hướng dẫn phòng ngừa tăng huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường
- Các loại thuốc huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường tốt nhất hiện nay
- Viên Giảo cổ lam Tuệ Linh – ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một căn bệnh mãn tính được đặc trưng bởi sự tăng cao nồng độ Glucose trong máu do thiếu hụt hormone Insulin hoặc khiếm khuyết trong hoạt động của Insulin, gây rối loạn các chuyển hóa Protid, Glucid, Lipid cùng với rối loạn chức năng hoặc suy đa phủ tạng, cơ quan, đặc biệt là mắt, thần kinh, mạch máu,…
Trên lâm sàng, tiểu đường được chia làm 3 loại chính:
Đái tháo đường type 1
Đái tháo đường type 1 hay còn gọi là đái tháo đường do thiếu hụt Insulin tuyệt đối, nguyên nhân chính là do sự phá hủy tế bào beta đảo tụy. Nguyên nhân thuận lợi dẫn đến căn bệnh này là do sự kết hợp của 3 yếu tố: môi trường, di truyền và miễn dịch.
Đối với các cá thể có hệ gen nhạy cảm, khi gặp các yếu tố môi trường thuận lợi như virus, độc tố, hợp chất chứa nitơ,… sẽ khởi động quá trình bệnh lý, hệ thống miễn dịch được hoạt hóa. Các yếu tố miễn dịch tấn công vào các tế bào beta đảo tụy, xuất hiện các kháng thể chống lại các tế bào này. Tế bào beta bị biến thành các yếu tố lạ, bị miễn dịch tấn công và phá hủy làm mất khả năng tiết Insulin tuyệt đối.
Đái tháo đường type 2
Đái tháo đường type 2 thường xuất hiện ở trẻ sinh đôi đồng hợp tử, người trung niên và người già, người béo phì, ít vận động,… Nó còn có tên gọi khác là đái tháo đường không phụ thuộc Insulin. Cơ chế của thể bệnh này là do tình trạng kháng Insulin (tăng tiền chất không có hoạt tính Proinsulin, mất tính tiết Insulin từng đợt) và rối loạn tiết Insulin.
Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ: thường gặp ở phụ nữ có thai bị tăng đường huyết hoặc do giảm dung nạp Glucose, thường xuất hiện trong lần ,mang thai đầu và mất sau khi đẻ.
Các type đái tháo đường đặc biệt khác thường do di truyền, bệnh tụy ngoại tiết, viêm tụy, hội chứng Cushing,…
Bệnh tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp là một loại bệnh lý tim mạch do tăng áp lực của máu lên thành mạch dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác như suy động mạch vành, nhồi máu não, suy tim,…
Đa số 90% bệnh nhân tăng huyết áp thường không tìm được nguyên nhân. Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị tăng huyết áp khi có các bệnh lý về tim mạch, bệnh nội tiết, đặc biệt là tiểu đường.
Theo WHO và ISF: Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu >=140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >= 90mmHg hoặc đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp.
Theo hiệp hội Tim Mạch Việt Nam: tăng huyết áp được chia làm:
- Tăng huyết áp độ 1.
- Tăng huyết áp độ 2.
- Tăng huyết áp độ 3.
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc.
Vì sao bệnh tiểu đường lại gây tăng huyết áp?
Theo nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tăng huyết áp và đái tháo đường là vô cùng phức tạp. Trên lâm sàng, cứ 3 người bị đái tháo đường thì sẽ có 1 người bị cao huyết áp. Tỷ lệ người bị tăng huyết áp xuất hiện rất nhiều ở các bệnh nhân bị tiểu đường.
Khi làm nghiên cứu để so sánh lứa tuổi, giới tính cũng như tiền sử gia đình,… đã ghi nhận số lượng bệnh nhân bị tăng huyết áp ở người bị đái tháo đường type 2 cao gấp 3 lần so với bệnh nhân không bị đái tháo đường.
Đối với bệnh nhân bị tiểu đường type 1, bệnh nhân thường gặp nhất ít bị tăng huyết áp trong những năm đầu tiên. Tuy nhiên sau 3 năm, khi bắt đầu xuất hiện Albumin niệu, huyết áp bắt đầu tăng, từ đó dẫn đến tăng huyết áp. Nguyên nhân là do Albumin niệu xuất hiện cho thấy rối loạn chức năng nephron và chức năng lọc của cầu thận, ảnh hưởng đến thể tích tuần hoàn, gây ra các bệnh lý về tim mạch.
Khi tăng huyết áp và bệnh thận do đái tháo đường kết hợp với nhau sẽ hình thành nên vòng xoắn bệnh lý vô cùng nặng nề, tiến triển dai dẳng. Khi thận bị tổn thương, lượng đường trong máu tăng cao làm tăng áp lực thẩm thấu, kéo muối vào, gây giữ muối và làm tăng thể tích tuần hoàn, khiến cho tốc độ máu trong động mạch chảy nhanh hơn, gây tăng áp lực máu lên thành mạch.
Ngoài ra nồng độ Glucose máu tăng cao, thiếu hụt Insulin tương đối hoặc tuyệt đối khiến cho tế bào không thu nhận được năng lượng do không tổng hợp được Glucose -6 -phosphate, khiến lipid của cơ thể được huy động, làm tăng lipid máu, đặc biệt là các Glycerid và axit béo, gây nhiễm toan chuyển hóa, toan máu, kích thích gan tăng cường tổng hợp cholesterol, gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp.
Ngoài ra, Insulin còn có tác dụng rất quan trọng đối với trương lực thành mạch, giúp duy trì sự biệt hóa tế bào cơ trơn thành mạch, là chất mang vận chuyển Glucose vào trong tế bào, đồng thời điều hòa trương lực của mạch. Chính vì vậy, khi thiếu hụt Insulin hoặc rối loạn tiết Insulin trong đái tháo đường làm tăng hiện tượng co mạch, rối loạn chức năng tim và vận chuyển Glucose.
Tiểu đường kết hợp tăng huyết áp có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp và tiểu đường khi phối hợp với nhau có thể gây ra vòng xoắn bệnh lý vô cùng trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng của bệnh nhân, có thể gây tử vong.
Trong cùng một cá thể, khi xuất hiện cả bệnh tăng huyết áp và tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như suy tim, nhồi máu não, đột quỵ và các bệnh về thận, về mạch máu, các biến chứng vi mạch, mạch máu lớn…
☛ Tham khảo thêm tại: Biến chứng khó lường của cao huyết áp nếu không được điều trị
Hướng dẫn phòng ngừa tăng huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường
Đối với các bệnh nhân tiểu đường, cần phải phòng ngừa biến chứng bị tăng huyết áp. Cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ bị tăng huyết áp khi có đái tháo đường là duy trì lối sống lành mạnh. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi biết kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường sẽ làm giảm đáng kể các nguy cơ tử vong, biến chứng nặng.
- Giảm cân: bệnh nhân béo phì thường có nồng độ mỡ và Triglyceride trong máu cao, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng huyết áp. Chính vì vậy khi giảm cân, tập thể dục, chỉ cần giảm với một lượng nhỏ đã cho thấy một sự khác biệt trong số đo huyết áp.
- Tăng cường hoạt động: các bệnh nhân bị tiểu đường nên thường xuyên hoạt động tập thể dục thể thao, tối đa 30 phút một ngày để làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, giúp lưu thông tuần hoàn, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp vô cùng hiệu quả.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ngoài việc kiêng khem đồ ngọt, đổ mỡ, ăn nhiều tinh bột dành cho bệnh nhân tiểu đường thì người bệnh cũng hạn chế ăn mặn, giảm thiểu lượng muối trong bữa ăn hàng ngày, không nên lạm dụng rượu bia, chất kích thích, đặc biệt là không hút thuốc lá. Do Nicotin có trong thuốc lá sẽ làm tăng co cơ trơn động mạch, dẫn đến tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim.
Các loại thuốc huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường tốt nhất hiện nay
Thuốc viên hạ đường huyết bao gồm:
Thuốc Sulfamid
Thuốc Sulfamid như Carbutamid, Tolbutamid, Amaryl, Gliclazide,… nhóm thuốc này có công dụng kích thích tế bào beta đảo tụy tăng sản xuất Insulin, từ đó có công dụng điều hòa lượng đường trong máu, ngăn ngừa tăng huyết áp. Thường được sử dụng cho bệnh nhân bị đái tháo đường type 2. Lưu ý không sử dụng với bệnh nhân bị đái tháo đường type 1, người có bệnh về gan, thận, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, hôn mê, rối loạn chuyển hóa, phụ nữ đang trong thai kỳ.
Thuốc nhóm Biguanid
Nhóm Biguanid: Metformin, Siofor,… có công dụng rất lớn trong việc giảm khả năng hấp thu Glucose ở ruột kích thích gia nhập Glucose vào trong tế bào, ức chế tân tạo Glucose và tăng phân hủy Glycogen. Được sử dụng cho bệnh nhân bị đái tháo đường type 2, không sử dụng với những người bị đái tháo type 1, suy gan, nhiễm toan, nhiễm khuẩn, bệnh nhân có thai… Tác dụng phụ có thể gặp như rối loạn tiêu hóa, nhiễm toan chuyển hóa…
Thuốc nhóm ức chế men Alpha Glucosidase
Nhóm ức chế men Alpha Glucosidase: làm chậm quá trình hấp thu Glucose ở ruột, làm giảm Glucose trong máu, được sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường type 1 và 2 ở thể nhẹ hoặc có thể được sử dụng để phối hợp với các loại thuốc khác. Tuy nhiên không được sử dụng cho bệnh gan, bệnh nhân bị viêm gan, phụ nữ có thai, nhiễm toan…
Thuốc nhóm Meglitimide
Nhóm Meglitimide: kích thích tế bào beta đảo tụy tăng tiết Insulin.
Thuốc nhóm Thiazolidinedione
Nhóm Thiazolidinedione: được sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường typ 2, có công dụng tăng tính nhạy cảm và đặc hiệu với các receptor của Insulin tại tế bào đích. Không sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân bị nhiễm toan, nhiễm khuẩn nặng.
Có thể bạn muốn đọc: Thuốc chữa cao huyết áp
Viên Giảo cổ lam Tuệ Linh – ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
Viên uống giảo cổ lam Tuệ Linh là công trình nghiên cứu đạt cấp quốc gia của giáo sư tiến sĩ Phạm Thanh Ký, được ông chuyển giao công nghệ độc quyền cho Tuệ Linh. Sản phẩm có thành phần chính là 500mg cao khô giảo cổ lam/ 1 viên thuốc.
Đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về giảo cổ lam. Các nghiên cứu cho thấy trong giảo cổ lam có gần 100 hoạt chất thuộc nhóm Saponin có khung cấu trúc Dammaran (thường tìm thấy trong nhân sâm). Hoạt chất nhóm này có công dụng rất tốt với chuyển hóa: làm giảm Cholesterol và Triglycerid máu, hạ Lipid và đường máu, bảo vệ gan, điều hoà miễn dịch và ức chế ngưng tập tiểu cầu.
Ngoài ra, hợp chất Flavonoid có trong giảo cổ lam còn có công dụng ổn định nồng độ Glucose máu, rất tốt trong điều trị đái tháo đường typ 2, chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư…
Với thành phần cao giảo cổ lam được sản xuất theo công nghệ độc quyền, khép kín, 100% nguyên liệu được trồng tự nhiên tại các vùng núi Sơn La, Mộc Châu,… viên uống giảo cổ lam Tuệ Linh là sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO, tự hào được Slovakia cấp giấy phép xuất khẩu sang Đức, hứa hẹn tương lai sáng lạn của loại thảo dược này.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/hypertension
https://www.medicalnewstoday.com/articles/317220