Tiểu đường tiến triển âm thầm từ giai đoạn nhẹ tới nặng. Trong đó, bệnh ở giai đoạn 3 đã bắt đầu xuất hiện biến chứng khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận diện tiểu đường giai đoạn 3 và các phương pháp điều trị bệnh ở giai đoạn này. Cùng tham khảo nhé!
Mục lục
1. Định nghĩa tiểu đường giai đoạn 3
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân gây ra tiểu đường là do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng insulin, khiến đường không được chuyển hóa thành năng lượng mà dư thừa và tích tụ trong máu.
Bệnh tiểu đường gồm 4 giai đoạn, tiến triển theo mức độ nặng dần bao gồm: tiền tiểu đường, tiểu đường, tiểu đường biến chứng, tiểu đường giai đoạn cuối. Cách phân giai đoạn này dùng nhiều trong tiểu đường type 2.
Ở đây, tiểu đường giai đoạn 3 tương ứng với thời kỳ tiểu đường xuất hiện các biến chứng. Lúc này, bác sĩ cho biết ở bệnh nhân tiểu đường đã bắt đầu có dấu hiệu biến chứng ở mạch máu, mắt, tim, thận,… Đây được xem là giai đoạn nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh.
☛ Tham khảo đầy đủ hơn: 4 Giai đoạn bệnh tiểu đường
2. Triệu chứng của tiểu đường giai đoạn 3
Tiểu đường giai đoạn 3 có các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường nói chung như:
- 4 nhiều: ăn nhiều, khát nhiều, đói nhiều, tiểu nhiều.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân mặc dù gia tăng cơn đói
- Cơ thể mệt mỏi
- Mắt nhìn mờ
- Tay chân tê
- Vết thương lâu lành
- Nhiễm trùng thường xuyên
- Da sẫm màu
Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh con gặp các triệu chứng liên quan đến từng biến chứng mắc phải bao gồm:
Biến chứng mạn tính
- Biến chứng mạch máu: Huyết áp tăng cao, tim đập nhanh, xuất hiện các cơn đau thắt ngực.
- Biến chứng thần kinh: Giảm cảm giác nhận biết đau nóng lạnh, tay chân thường tê bì, dễ bị chuột rút về đêm,…
- Biến chứng thận: Đi tiểu nhiều, nước tiểu có dấu hiệu sủi bọt, cả người phù nề, đặc biệt là phần chân.
- Biến chứng mắt: Thường xuyên bị đau nhức ở hốc mắt, thị lực cũng suy giảm khi mắt mờ nhòe, không nhìn rõ chữ, hay xuất hiện đốm đen ruồi bay trước mắt.
- Biến chứng da: Da khô, nứt nẻ, hay ngứa, nhiễm nấm.
- Biến chứng bàn chân: Vết thương ở bàn chân lâu lành, dễ lở loét dẫn đến nhiễm trùng.
Biến chứng cấp tính
- Nhiễm toan ceton: Người bệnh có những biểu hiện như: khát, khô da, hơi thở có mùi hôi (mùi táo thối) kèm theo đó là đau bụng, buồn nôn.
- Hôn mê: Người bệnh có dấu hiệu mất nước: yếu, mệt mỏi, mạch nhanh, tăng huyết áp.
- Hạ đường huyết: Người bệnh có cảm giác cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê, thậm chí tử vong.
☛ Xem chi tiết hơn: Biến chứng của tiểu đường
3. Tiểu đường giai đoạn 3 nguy hiểm như thế nào?
Tiểu đường giai đoạn 3 nếu không được kiểm soát biến chứng và chỉ số đường huyết kịp thời, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn 4 (giai đoạn cuối). Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh bới biểu hiện cơ thể đề kháng hormon insulin trầm trọng cùng với hao kiệt tuyến tụy rất nặng. Việc điều trị ở giai đoạn này cũng chỉ kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân cứ không thể cải thiện được tình trạng bệnh. Lúc này, các biến chứng của bệnh đồng loạt xuất hiện với mức độ rất nặng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh bao gồm:
Cụt chi: Bàn chân tiểu đường là một trong những biến chứng hay gặp phải ở bệnh nhân tiểu đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng và đau đơn, điển hình là tình trạng lở loét da, nhiễm trùng, họa tử, bác sĩ buộc phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
Xuất huyết võng mạc: Lượng đường trong máu cao không chỉ làm tổn thương các vi mạch máu mắt mà còn tổn thương cả thần kinh võng mạc, từ đó gây ra tình trạng xuất huyết võng mạc. Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy nhìn mờ, nhìn lóa… Nhưng ở giai đoạn 3 nặng hơn, phạm vi nhìn của người bệnh sẽ bị hạn chế, tình trạng đau nhức ở hốc mắt cũng xuất hiện. Và khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, nhiều khả năng người bệnh phải đối mặt với nguy cơ phù điểm vàng, thậm chí là mù lòa.
Liệt dạ dày: Liệt dạ dày là hậu quả nặng nề liên quan đến biến chứng thần kinh ở người tiểu đường. Nếu như trong giai đoạn 2, giai đoạn 3, biến chứng thần kinh chỉ khiến người bệnh thấy chân tay tê bì, nóng rát, rối loạn tiêu hóa thì ở giai đoạn cuối, nhiều người bệnh gặp phải tình trạng liệt dạ dày khiến việc ăn uống cực kỳ khó khăn, thậm chí cần đặt ống dẫn thức ăn.
Suy thận: Lượng đường trong máu cao không chỉ phá hoại các mạch máu lớn nuôi tim mà còn gây tổn thương nghiêm trọng tới hệ thống mạch máu nhỏ tại thận làm mất chức năng lọc máy. Thận không có khả năng lọc máu sẽ khiến độc tố không được đào thải mà tích tụ trong cơ thể. Lâu ngày gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Nặng hơn là suy thận buộc người bệnh phải chạy thận nhân tạo hoặc phẫu thuật ghép thận mới duy trì được sự sống.
Suy tim: Tình trạng xơ vữa, tắc nghẽn động mạch do biến chứng mạch máu gây ra, tim phải co bóp nhiều hơn để để máu lưu thông. Điều này diễn ra lâu dài khiến tim phải làm việc quá sức, dẫn đến suy tim. Biểu hiện của người suy tim là tình trạng khó thở, mệt mỏi, hay đau thức ngực. Một số trường hợp suy tim dẫn đến tử vong vì nhồi máu hay rung nhĩ đột ngột.
4. Làm gì khi bị tiểu đường giai đoạn 3?
Đối với tiểu đường giai đoạn 3, mục tiêu điều trị không còn đơn thuần chỉ là hạ đường huyết nữa mà phải can thiệp trực tiếp vào gốc rễ của mọi biến chứng. Do đó, phương pháp điều trị tiểu đường giai đoạn 3 ngoài việc hạ đường huyết bằng thuốc mà bác sĩ kê đơn thì người bệnh còn phải kết hợp các biện pháp kiểm soát biến chứng như theo dõi huyết áp, mỡ máu, bệnh mạch vành để cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa biến chứng tiến triển nặng hơn.
Người bệnh không nên quá lo lắng, chỉ cần chăm sóc đúng cách tình trạng bệnh sẽ được cải thiện. Dưới đây là những điều người bệnh cần lưu ý thực hiện khi mắc tiểu đường giai đoạn 3:
Xây dựng chế độ ăn ít tinh bột đường
Chế độ ăn với người bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng, điều này quyết định phần nhiều đến hiệu quả điều trị. Vì vây, bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế đường và tinh bột hấp thụ nhanh (gạo trắng, bánh mì trắng, bún, phở,…). Thay vào đó, nên lấy đường từ các loại trái cây, sử dụng tinh bột hấp thụ chậm có nhiều chất xơ như gạo lứt, khoai lang, ngũ cốc, yến mạch
Ngoài ra các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cùng nên loại bỏ. Thay vào đó, hay sử dụng chất béo tốt từ dầu olive, omega 3 có trong các loại cá béo.
Ưu tiên lựa chọn các loại thịt nạc trắng như thịt gà, cá, tôm,… vì chúng có hàm lượng protein lớn mà ít cholesterol hơn so với nhóm thịt đỏ (thịt lợn, bò, dê,…).
Hạn chế tối thiểu việc sử dụng các loại đồ uống kích thích như bia, rượu, cà phê và thuốc lá.
☛ Tham khảo đầy đủ: Tiểu đường ăn gì kiêng gì?
Thường xuyên luyện tập thể dục
Luyện tập thể dục cũng là một biện pháp giúp hạ đường huyết hiệu quả. Cụ thể, vận động giúp bạn đốt calo. Lúc này cơ thể buộc phải chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng để cung cấp cho các nhóm cơ hoạt động. Từ đó, đường huyết không bị dư thừa mà được kiểm soát.
Tùy vào tình trạng bệnh cũng như mức đáp ứng của sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…. Duy trì 30-60 phút luyện tập mỗi ngày với tần suất 4-5 buổi/tuần để thất hiệu quả rõ rệt nhất.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Đối với tiểu đường giai đoạn 3, điều trị bằng thuốc mà phương pháp bắt buộc lúc này. Hiện nay có 2 dòng thuốc chính để điều trị tiểu đường là thuốc uống và thuốc tiêm. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng 1 hoặc kết hợp nhiều loại thuốc hạ đường huyết khác nhau.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp thuốc chữa tiểu đường
Kiểm soát các biến chứng
Đối với mỗi triệu chứng sẽ có những cách chăm sóc khác nhau:
- Đối với biến chứng trên mắt: Thường xuyên kiểm tra mắt theo định kỳ 1 năm 2 lần để phát hiện sớm các bất thường ở mắt.
- Đối với biến chứng trên thận: Tương tự, người bệnh cũng cần kiểm tra định kỳ hàng năm, đồng thời người bệnh cũng cần hạn chế ăn mặn để thận không phải làm việc quá sức.
- Đối với biến chứng ngoài da: Người bệnh cần luôn giữ cho da sạch sẽ và khô ráo bằng cách tắm rửa thường xuyên. Lưu ý với các tình trạng da khô hoặc trong mùa đông lạnh giá cần dưỡng ẩm da đầu đủ.
- Đối với biến chứng bàn chân: Khi tìm thấy bất kỳ vết loét, vết phồng rộp nào ở chân, cần đến ngay bác sĩ để kiểm tra kịp thời. Chân cũng cần thoa kem dưỡng đầy đủ để tránh tình trạng khô nứt gót chân hoặc nấm ngón chân.
Xíu đã bình luận
tôi bị tiểu đường 2 năm nay, tôi cũng đang uống thuốc điều trị. thời gian gần đây tôi nhìn mờ vậy có phải chuyển sang giai đoạn 3 rồi không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Xíu!
Nhìn mờ là một trong những dấu hiệu cảnh báo tiểu đường tiến triển sang giai đoạn 3. Tuy nhiên, để nhận định chính xác bệnh tiểu đường của chị tiến triển nặng hơn không, chị cần đến các trung tâm y tế uy tín để kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác tình hình bệnh hiện tại của mình và có phương pháp điều trị phù hợp.