Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm khi nghe “Tiểu đường không phụ thuộc insulin”. Tuy nhiên, thực chất đây là tình trạng bệnh khá quen thuộc. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như có biện pháp phòng trị hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mục lục
1. Tiểu đường không phụ thuộc insulin là gì?
Tiểu đường không phụ thuộc insulin chính là tên gọi khác của tiểu đường tuýp 2. Gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin là vì bệnh nhân vẫn sản xuất được insulin nhưng lượng insulin tiết ra ít hoặc khả năng phản ứng của hormone này không hiệu quả.
Insulin là hormone được tiết ra từ tuyến tụy có vai trò đưa đường từ máu vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng giúp duy trì các hoạt động của cơ thể. Chính vì thế, việc thiếu hụt insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả khiến cho đường bị ứ lại trong máu dẫn tới đường huyết cao, kéo theo đó là nguy cơ gây tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Ngược lại với tiểu đường tuýp 2 khi tuyến tụy vẫn tiết ra được insulin mặc dù ít, thì ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy của họ bị chính hệ miễn dịch làm tổn thương và phá hủy khiến chúng không thể tự sản xuất ra insulin được nữa. Do đó mà phương pháp chữa trị 2 căn bệnh này cũng khác nhau: Nếu tiểu đường tuýp 1 bắt buộc điều trị lệ thuộc vào tiêm insulin thì tiểu đường tuýp 2 có thể được kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác.
Trên thực tế, tiểu đường không phụ thuộc insulin xảy ra khá phổ biến. Theo Hội liên hiệp đái tháo đường thế giới (IDF), tiểu đường không phụ thuộc insulin chiếm 90% tổng số bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể, thống kê của những năm gần đây cho thấy, cứ 10 người tiểu đường thì có đến 9 người bị tiểu đường không phụ thuộc insulin.
2. Ai có nguy cơ mắc bệnh?
Như đã trình bày ở trên, tiểu đường không phụ thuộc insulin là một căn bệnh phổ biến. Nhiều người cho rằng, căn bệnh này chỉ xảy ra ở người già, người cao tuổi, nhưng trên thực tế những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi bị tiểu đường tuýp 2 ngày càng gia tăng.
Như vậy, ai cũng có thể mắc tiểu đường. Tuy nhiên, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là:
- Người trung tuổi: ≥ 40 tuổi.
- Người thừa cân béo phì.
- Người sống trong gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường
- Người ăn uống không lành mạnh: chế độ ăn nhiều calo, chất béo bão hòa, nhiều đường và ít chất xơ.
- Người có thói quen lười vận động.
- Người có tiền sử mắc một trong các bệnh lý về cao huyết áp, tim mạch hoặc máu nhiễm mỡ.
- Phụ nữ có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ.
3. Triệu chứng tiểu đường không phụ thuộc insulin
Khác với tiểu đường phụ thuộc insulin (tiểu đường type 1), các triệu chứng có thể xuất hiện một cách rõ ràng nhưng đối với tiểu đường type 2 không phụ thuộc insulin thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng khá nhẹ ở những giai đoạn đầu khiến người bệnh không nhận ra.
Cho đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, đường huyết tăng cao mới xuất hiện các triệu chứng điển hình giống với tiểu đường tuýp 1 như:
- 4 nhiều: Tiểu nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, sút cân nhiều.
- Tiểu nhiều, khát nhiều: Lượng đường trong máu cao khiến thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, từ đó người bệnh đi tiểu nhiều lần. Hệ lụy kéo theo là cơ thể mất nước, sinh ra cảm giác khát nhiều.
- Ăn nhiều, đói nhiều: Insulin sản xuất ra không đủ nên không thể chuyển hóa hết đường thành năng lượng. Cơ thể không được cung cấp năng lượng dẫn đến cảm giác đói. Ngoài ra, mặc dù ăn nhiều nhưng thức ăn vẫn không được chuyển hóa thành đường, chính vì thế mặc dù ăn nhiều nhưng người bệnh vẫn thấy đói.
- Cơ thể mệt mỏi: Thiếu hụt insulin khiến cơ thể thiếu đường, từ đó người bệnh trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
- Mắt nhìn mờ: Lượng đường trong máu quá cao, chất dịch có thể bị đẩy ra khỏi thủy tinh thể. Điều này thể ảnh hưởng đến tiêu điểm của bạn.
Ngoài ra, tiểu đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác, bao gồm:
Tê tay chân: Lượng đường trong máu cao làm tổn thương đến các dây thần kinh ngoại vi khiến người bệnh mất cảm giác, thay vì cảm nhận được những cơn đau, họ chỉ nhận thấy những cơn tê bì tay chân.
Vết thương lâu lành: Lượng đường trong máu cao lâu dần sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa khiến mạch máu bị hẹp lại, từ đó ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Điều này đồng nghĩa với các chất dinh dưỡng không được cung cấp đủ đến vết thương, từ đó làm vết thương lâu lành.
Nhiễm trùng: Nồng độ đường trong máu cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển. Do đó, chỉ cần một vết thương nhỏ ở người tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Da sẫm màu: Một số người bị tiểu đường type 2 không phụ thuộc insulin xuất hiện có các mảng da màu tối ở chỗ nếp gấp, thường là ở nách và cổ.
➤ Chi tiết: 10 triệu chứng tiểu đường type 2!
4. Tiểu đường không phụ thuộc insulin có nguy hiểm không?
Tiểu đường không phụ thuộc insulin thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng cụ thể cho đến khi bệnh tiến triển nặng nên rất dễ khiến người bệnh chủ quan. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng mạn tính trên tim, thận, mắt, thần kinh.
Số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Năm 2017 của bộ Y tế cho thấy, nước ta có tới 3,53 triệu người mắc bệnh, trong đó hơn 90% là bệnh nhân tiểu đường type 2 không phụ thuộc insulin. Tỷ lệ tử vong do biến chứng từ đái tháo đường cũng rất cao khi có tới 80 trường hợp bệnh nhân tử vong vì các biến chứng có liên quan. Dự báo con số này sẽ còn gia tăng trong nhiều năm tới.
Những con số biến nói trên chính là câu trả lời rõ ràng nhất cho thắc mắc “tiểu đường không phụ thuộc insulin có nguy hiểm không?” Thậm chí cho đến ngày nay, ngành y tế vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Điều này đồng nghĩa với người bệnh phải sống chung với nó suốt đời.
5. Điều trị tiểu đường không phụ thuộc insulin
Mặc dù tiểu đường không phụ thuộc insulin không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên bạn vẫn có thể kiểm soát được tình trạng bệnh nếu chúng được phát hiện và điều trị kịp thời.
Mục đích của các phương pháp điều trị căn bệnh này chủ nhắm đến việc kiểm soát tốt chỉ số đường huyết đưa mức đường huyết về ngưỡng an toàn và giảm nguy cơ hình thành biến chứng. Để làm được điều này, người bệnh cần kết hợp đồng thời giữa dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ và duy trì một lối sống lành mạnh.
Cụ thể:
Phương pháp không dùng thuốc
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin mà không cần dùng đến thuốc bằng cách kết hợp giữa lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống và thói quen luyện tập.
Lối sống sinh hoạt
- Tránh làm việc căng thẳng mệt mỏi.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là các vết thương hở để tránh nhiễm trùng.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.
- Kiểm soát cân nặng
Chế độ ăn uống
Đường và tinh bột hấp thụ nhanh (gạo trắng, bánh mì trắng, bún, phở,…) là hai nhóm thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt chú ý để hạn chế trong các bữa ăn. Thay vào đó người bệnh nên lấy đường từ các loại trái cây tự nhiên, thay thế tinh bột hấp thu nhanh bằng các loại tinh bột hấp thu chậm có nhiều chất xơ như gạo lứt, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt.
Ngoài ra, các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xấu, chất béo bão hòa như mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cùng nên loại bỏ. Thay vào đó, hay sử dụng chất béo tốt từ dầu olive, omega 3 có trong các loại cá béo.
Đối với nhóm chất đạm, ưu tiên lựa chọn các loại thịt nạc trắng như thịt gà, cá, tôm,… vì chúng có hàm lượng protein lớn mà ít cholesterol hơn so với nhóm thịt đỏ (thịt lợn, bò, dê,…).
Hạn chế tối thiểu việc sử dụng các loại đồ uống kích thích như bia, rượu, cà phê và thuốc lá.
➤ Chi tiết tại: Bị tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Thói quen luyện tập
Luyện tập thể dục cũng là một biện pháp giúp giảm đường huyết một cách đáng kể. Cụ thể, vận động giúp bạn đốt calo. Lúc này cơ thể buộc phải chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng để cung cấp cho các nhóm cơ hoạt động. Từ đó, đường huyết không bị dư thừa mà được kiểm soát hiệu quả.
Tùy vào tình trạng bệnh cũng như mức đáp ứng của sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…. Tốt nhất nên dành 30-60 phút để luyện tập mỗi ngày. Duy trì với tần suất 4-5 buổi/tuần và kéo dài trong 3 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt.
Đối với những người bận rộn, không có thời gian luyện tập thể dục, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày như: dọn dẹp nhà cửa, làm vườn, đi bộ, leo cầu thang.
Điều trị bằng thuốc
Nếu bệnh nhân không thể kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn uống và tập luyện thì bác sĩ xem xét đến phương pháp điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, thông thường sử dụng thuốc sẽ được kết hợp cùng với các biện pháp kiểm soát tại nhà để giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định 1 hoặc nhiều loại thuốc khác nhau. Hiện này có 2 dòng thuốc chính để điều trị tiểu đường là thuốc uống và thuốc tiêm. Một số loại thuốc uống phổ biến thường được bác sĩ kê đơn như: Metformin, Diamicron, Amaryl, Panfor, Glucobay, Acarbose…
Các bác sĩ sẽ chỉ định 1 hoặc nhiều loại thuốc khác nhau tùy theo tình trạng mỗi người. Nếu uống thuốc không hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được kết hợp điều trị bằng insulin hoặc chuyển sang chỉ điều trị bằng insulin. Cho dù là bệnh ở mức độ nặng hay nhẹ thì sự nỗ lực và tinh thần của người bệnh là yếu tố vô cùng quan trọng, giúp kiểm soát tiểu đường tốt hơn: Metformin, Diamicron, Amaryl, Panfor, Glucobay, Acarbose…
Trong trường hợp chỉ số đường huyết vượt quá mức thuốc uống có thể kiểm soát hoặc thuốc không đáp ứng, chỉ số HbA1c cao trên 10%, người bệnh được cân nhắc tiêm insulin. Biện pháp tiêm này sẽ được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, mang lại hiệu quả điều trị cao hơn đồng thời ngăn ngừa được biến chứng.
➤ Tham khảo: Bệnh tiểu đường uống thuốc gì để điều trị?
6. Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp kiểm soát đường huyết
Giảo cổ lam vốn là cây thuốc được dân gian sử dụng nhằm nâng cao tuổi thọ, bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, đây cũng là thảo dược số 1 dành cho người tiểu đường. Trong đó bao gồm cả tiểu đường không phụ thuộc insulin.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hoạt chất Phanosid có trong giảo cổ lam hỗ trợ điều trị tiểu đường rất hiệu quả, tác dụng này mạnh gấp 5 lần so với tác dụng của hoạt chất Glibenclamide (thành phần có trong thuốc điều trị tiểu đường với công dụng giảm đường huyết).
Một nghiên cứu lâm sàng năm 2011 với sự phối hợp của Hội đái tháo đường Thụy Điển kết hợp cùng Bộ môn Dược lý, ĐH Y Hà Nội tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương được thực hiện trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin có chỉ số đường huyết lúc đói là 9-14mmol/l. Sau 12 tuần sử dụng giảo cổ lam với liều lượng 6g/ngày thấy đường huyết giảm xuống 3mmol/l so với nhóm không sử dụng.
➤ Đọc thêm: Giảo cổ lam “khắc tinh” của bệnh tiểu đường tuýp 2
Với nguyên liệu 100% tự nhiên, người bị tiểu đường có thể sử dụng giảo cổ lam hàng ngày để kiểm soát mức độ đường huyết, ổn định sức khỏe mà không cần lo lắng về các tác dụng phụ.
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các siêu thị và nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nhất vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Kết luận: Trên đây là những thông tin cho tiết về tiểu đường không phụ thuộc insulin cho những ai vẫn còn thắc mắc. Nếu còn bất cứ điều gì chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 18001190 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.