Suy thận là một trong những biến chứng gây ra bởi bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối với tỷ lệ tử vong cao. Vậy vì sao tiểu đường gây suy thận, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tiểu đường suy thận là gì?
Tiểu đường suy thận là một bệnh lý thuộc nhóm biến chứng mạch máu nhỏ của tiểu đường, trong đó tổn thương chính nằm ở cầu thận. Như chúng ta đã biết vai trò của cầu thận chính là nơi mà máu được lọc qua để tạo thành nước tiểu. Các chất được lọc qua cầu thận gồm nước, các chất điện giải như natri, kali, các chất thải trong quá trình chuyển hóa như ure, acid uric…một số thuốc… Trong đó các chất độc hại có kích thước bé hơn sẽ được lọc và đi ra nước tiểu, còn chất đạm hoặc các chất có trọng khối phân tử lớn sẽ được giữ lại trong máu.
Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu quá cao, tình trạng này kéo dài sẽ khiến thận phải làm việc quá sức. Lâu dần chức năng lọc của thận bị giảm dần dẫn đến suy thận. Những đối tượng có nguy cơ cao bị suy thận bao gồm:
- Người thừa cân béo phì (BMI ≥ 25),
- Người mắc tiểu đường, có chỉ số HbA1c ≥7%
- Người bị cao huyết áp
- Người có tiền sử bệnh tim mạch
- Ngoài ra: người cao tuổi, phụ nữ, người hút thuốc thuốc hay ăn quá nhiều đạm
Vì thận là cơ quan đảm nhận việc lọc thải chất độc của cơ thể nên khi bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rát nhiêu đến sức khỏe. Đặc biện biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao.
2. Vì sao tiểu đường dẫn tới suy thận?
Tiểu đường nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó số liệu thống kê cho thấy có đến 20-40% bệnh nhân tiểu đường sẽ xuất hiện biến chứng suy thận. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân tiểu đường bị suy thận?
Do tổn thương động mạch thận
Như bạn đã biết, thận là cơ quan đóng vai trò lọc máu trong cơ thể. Theo cơ chế thông thường, máu sẽ chảy vào thận thông qua các động mạch thận. Tuy nhiên, ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ gây xơ vữa các mạch máu lớn, trong đó có cả động mạch thận. Từ đó làm hẹp tắc mạch máu, hậu quả là gây tăng huyết áp và suy thận.
Do tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận
Ban đầu thành của các mao mạch cầu thận này là những lỗ nhỏ giống như những cái túi lọc. Khi máu chảy qua, những chất độc hại có kích thước rất nhỏ sẽ chui qua những lỗ này rồi đi ra nước tiểu. Ngược lại, những chất có ích như protein, tế bào hồng cầu có kích thước lớn nên không thể lọt qua những lỗ này nên vẫn được giữ lại trong máu.
Tuy nhiên, đường huyết tăng cao ở bệnh nhân tiểu đường sẽ khiến sinh ra nhiều chất oxy hóa làm tổn thương các mao mạch cầu thận ( mạch máu ở thận). Điều này cũng làm suy thận, ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận. Cụ thể, các lỗ lọc to hơn làm nhiều protein bị lọt ra ngoài.
Do tổn thương hệ thần kinh
Ở bệnh nhân tiểu đường, việc truyền tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ quan bị ảnh hưởng. Cụ thể, khi bàng quang bị giảm kích thích, người bệnh sẽ không có cảm giác khi bàng quan bị đầy nước tiểu dẫn đến ứ đọng lâu ngày gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Lúc này, vi khuẩn có thể đi ngược lên thận gây tổn thương thận và dẫn tới suy thận.
☛ Tham khảo thêm: Các biến chứng của bệnh tiểu đường!
3. Dấu hiệu nhận biết suy thận ở bệnh nhân tiểu đường
Trong giai đoạn đầu, dù đã xuất hiện các mao mạch thận bị tổn thương nhưng tổng thể thận vẫn có khả năng tăng cường hoạt động để bù trừ cho các mao mạch bị tổn thương. Do đó, chức năng hoạt động của thận vẫn bình thường, bệnh nhân không có biểu hiện bất thường nào.
Tuy nhiên khi số mao mạch thận bị tổn thương tăng lên, dù thận có hoạt động mạnh hơn thì những tế bào thận lành cũng không thể bù trừ cho các tế bào thận hư, do đó các triệu chứng suy thận dần xuất hiện. Các dấu hiệu của suy thận ở bệnh nhân tiểu đường thường không rõ ràng như:
- Phù nhẹ bàn chân
- Mất ngủ, đau đầu, chán ăn mệt mỏi
- Giảm trí nhớ
- Tăng huyết áp
Cuối cùng khi cấu trúc thận đã bị tổn thương nghiêm trọng gây mất quá nhiều protein ra nước tiểu. Lúc này lượng protein trong máu quá thấp không thể giữ dịch lại ở trong máu khiến dịch bị thoát ra ngoài làm người bệnh xuất hiện các triệu chứng:
- Phù to toàn thân: Tình trạng phù có thể trải dài từ mi mắt xương bàn chân, da nhợt nhạt và mất tình đàn hồi. Khi ấn tay vào da sẽ thấy hiện rõ vết lõm nhưng lâu căng lại.
- Ngứa ở da: Suy thận khiến quá trình đào thải chất độc không thể xảy ra. Từ đó, da bị khô kèm theo ngứa ngáy kéo dài. Dù uống hay bôi thuốc da liễu đều không có dấu hiệu cải thiện.
- Nước tiểu bất thường: Ở người bình thường, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt. Tuy nhiên với người bệnh suy thận, nước tiểu sẽ xuất hiện các dấu hiệu khác thường như vẩn đục, sủi bong bóng hoặc bọt hồng và có mùi hôi khác thường.
- Tràn dịch màng phổi: Khó thở, chứng ngưng thở khi ngủ
- Tràn dịch màng tim: Trong các trường hợp tràn dịch màng tim có xuất hiện triệu chứng thì các dấu hiệu thường thấy là khó thở, đặc biệt khi nằm, đau ngực, thường là sau xương ức hoặc ngực trái, nặng ngực, đau tức ngực.
4. Chẩn đoán suy thận do tiểu đường
Như đã trình bày ở trên, suy thận ở giai đoạn đầu sẽ không biểu hiện dấu hiệu nào cụ thể, do đó để phát hiện sớm biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu. Cụ thể:
- Xét nghiệm albumin nước tiểu: Xét nghiệm này cho phép bác sĩ kiểm tra xem trong nước tiểu có đạm hay không. Nếu có thì điều này đồng nghĩa với hệ thống lọc của thận đã bị tổn thương.
- Xét nghiệm ure máu: Chỉ số ure trong máu thường được dùng để đánh giá tình trạng chức năng của gan và thận. Chỉ số Ure máu rơi vào khoảng 2,5 – 7,5 mmol/l thì được coi là bình thường. Nếu xét nghiệm cho ra kết quả chỉ số này cào hơn bình thường thì có nghĩa là chức năng của thận kém.
- Xét nghiệm creatinin máu: Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, chúng sẽ được đào thải qua thận xuống bàng quang và giải phóng cùng nước tiểu. Do đó, xét nghiệm này nếu cho kết quả chỉ số creatinin cao, chứng tỏ thận của bạn đã bị tổn thương.
Thực hiện các xét nghiệm sớm sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán được tình trạng bệnh, từ đó can thiệp sớm, có những biện pháp điều trị phòng ngừa biến chứng suy thận tiểu đường tiến triển nặng thêm.
5. Phương pháp điều trị biến chứng suy thận do tiểu đường
Mục tiêu chung mà các phương pháp điều trị hướng đến là giữ cho chức năng của thận không bị giảm sút thêm. Dựa vào tình trạng bệnh mà bạn sẽ có những phương pháp điều trị sao cho phù hợp với thể trạng sức khỏe.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
Điều trị tại nhà
Phương pháp điều trị tại nhà thường được áp dụng với tình trạng suy thận ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị tốt, có 1 yếu tố đặc biệt quan trọng cần chú ý là: kiểm soát đường huyết và huyết áp.
Đối với biến chứng tiểu đường suy thận còn ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách kiểm soát tốt hai chỉ số là lượng đường huyết và huyết áp. Trong đó, chỉ đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép là < 7mmol/l lúc đói và < 10mmol/l sau ăn 2h, còn chỉ số huyết áp ≤ 120/80 mmHg.
Để làm được điều này, tất cả những gì mà người bệnh cần làm là xây dựng một lối sống lành mạnh bao gồm: chế độ ăn khoa học, thói quen luyện tập thường xuyên, thời gian nghỉ ngơi hợp lí.
Chế độ ăn
- Ăn giảm chất đạm: Đối với bệnh nhân suy thận cần giảm lượng đạm tiêu thụ để thận ít phải làm việc hơn. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đủ lượng đạm cần thiết để cơ thể hoạt động mỗi ngày. Do đó, cách tốt nhất để xác định được lượng đạm phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường suy thận, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia.
- Ăn giảm muối: Thói quen ăn mặn vừa khiến huyết áp tăng, vừa khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Tất cả điều này đều ảnh hưởng không tốt đến tình trạng suy thận tiểu đường. Lượng mối tối đa mà người bệnh có thể ăn mỗi ngày là 5g muối, tương đương với 1 muỗng café muối.
- Không ăn các thức ăn chứa nhiều Phosphat, Kali như: Phô mai, gan, sữa, chuối, các loại hoa quả khô. Bởi vì đây đều là những chất cần phải lọc qua thận. Giảm lượng công việc cho thận chính là góp phần giúp cho tình trạng bệnh không tiến triển nặng thêm.
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ và vitamin.
- Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ
- Hạn chế ăn tinh bột như cơm, phở, bún, miến, khoai tây, khoai nướng…
- Tránh ăn đồ ngọt như bánh, kẹo, nước có gas,….
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
☛ Đọc thêm: Thực đơn cho người tiểu đường – Cẩm nang dành cho người bệnh
Thường xuyên luyện tập thể dục: Đối với bệnh nhân đã có biến chứng suy thận tiểu đường thì nên lựa chọn các bài tập thể dục vận động nhẹ nhàng như: Đi bộ, chạy bộ chậm, yoga, ngồi thiền hay làm việc nhà cũng là một cách vận động hợp lý.
Điều trị bằng thuốc
Ngoài việc điều trị tại nhà bằng chế độ ăn uống và luyện tập thể dục, bác sĩ cũng có thể cân nhắc cho bạn sử dụng một số loại thuốc để đẩy nhanh quá trình điều trị, mang lại hiệu quả tốt hơn.
Hai loại thuốc dành cho bệnh nhân suy thận do tiểu đường thường được sử dụng là:
Thuốc ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể: Thuộc nhóm thuốc hạ huyết áp, đồng thời cũng có tác dụng bảo vệ thận, giảm mất đạm qua thận. Sử dụng sớm thuốc ức chế men chuyển sẽ giúp phục hồi chức năng thận và chậm quá tình tiến triển của bệnh.
Thuốc hạ đường huyết nhóm SGLT-2 hay GLP-1: Đây là nhóm thuốc điều trị tiểu đường mới, chúng đã được chứng mình trong việc cải thiện chức năng thận và làm giảm diễn biến tới suy thận do tiểu đường giai đoạn cuối. Do vậy, đây là những nhóm thuốc gần như bắt buộc phải sử dụng vì những lợi ích mà thuốc đem lại.
Chạy thận nhân tạo
Khi suy thận đã đến giai đoạn cuối, chức năng đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể đã giảm sút nghiêm trọng, gần như bằng 0 thì lúc này bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo. Có thể hiểu đơn giản rằng, thay vì một trái thận khỏe mạnh, người bệnh sẽ cần một chiếc máy có nhiệm vụ hoạt động như thận đó là lọc máu. Máu sẽ được đưa vào máy và lọc qua màng lọc để loại bỏ chất độc hại ra ngoài cơ thể.
Ghép thận
Bệnh nhân sẽ được ghép thận lành mạnh của người khác vào cơ thể để thay cho thận đã bị suy. Đây là một một cuộc phẫu thuật đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, bác sĩ giỏi và chi phí phẫu thuật cũng rất tốn kém.
6. Phòng ngừa biến chứng tiểu đường suy thận nhờ Giảo cổ lam Tuệ Linh
Muốn ngăn ngừa nguy cơ mắc biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường, trước hết người bệnh cần kiểm soát được tình trạng bệnh tiểu đường. Trong đó, Giảo cổ lam Tuệ Linh được giới thiệu là khắc tinh của bệnh tiểu đường.
Các nhà khoa học Viện dược liệu Trung ương đã tìm thấy trong giảo cổ lam có chứa hoạt chất phanosid, hoạt chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh gấp 5 lần so với Glibenclamide ( thành phần có trong thuốc điều trị tiểu đường với công dụng giảm đường huyết).
Để chứng minh được công dụng trong việc hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường của giảo cổ lam, các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm lâm sàng và kết qủa thu được hết sức bất ngờ:
- Một thử nghiệm lâm sàng vào năm 2010: Sử dụng giảo cổ lam với liều lượng 6g/ngày, sau 4 tuần nồng độ đường trong máu giảm 3mmol/l
- Một nghiên cứu lâm sàng khác vào năm 2011: Nghiên cứu thực hiện trên các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có chỉ số đường huyết lúc đói là 9-14mmol/l. Sau 12 tuần sử dụng giảo cổ lam với liều lượng 6g/ngày thấy đường huyết giảm xuống 3mmol/l so với nhóm không sử dụng.
Cùng với những nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng của giảo cổ lam tại Việt Nam thì trên thế giới cũng có hàng nghìn công trình nghiên cứu đã khẳng định tính hiệu quả của giảo cổ lam đối với bệnh tiểu đường. Do đó, nếu muốn phòng ngừa biến chứng tiểu đường suy thận, trước tiên người bệnh cần sử dụng giảo cổ lam hàng ngày để kiểm soát tình trạng tiểu đường.
☛ Đọc thêm: Giảo cổ lam “khắc tinh” của bệnh tiểu đường
Kết luận: Như vật, tiểu đường suy thận là một biến chứng nguy hiểm.Tuy nhiên, chúng hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa được nếu như bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập, làm theo chỉ định của bác sĩ để giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.