Nước mía là một loại nước ép có nhiều lợi ích cho sức khỏe, như cung cấp năng lượng, chất xơ, chất chống oxy hóa và polyphenol. Tuy nhiên, nước mía cũng có chứa đường, một loại carbohydrate đơn giản, có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Điều này rất nguy hiểm cho người bị tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ. Vậy tiểu đường thai kỳ có được uống nước mía không và uống thế nào cho an toàn?
☛ Tìm hiểu trước: Tiểu đường thai kỳ – 9 vấn đề mẹ bầu phải biết!
Mục lục
Tác dụng của nước mía đối với bà bầu
Nước mía có nhiều tác dụng tốt cho mẹ bầu như:
- Cung cấp protein: Trong nước mía có hàm lượng protein khá cao, bởi vậy lựa chọn uống nước mía có thể giúp cung cấp protein một cách hiệu quả.
- Cung cấp chất chống oxy hóa: Nước mía có lượng flavonoid và các hợp chất phenolic, chất chống oxy hóa dồi dào. Nhờ vậy, uống nước mía có thể giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh viêm nhiễm do quá trình oxy hóa gây ra.
- Ngăn ngừa táo bón: Thành phần kali có trong mía giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ.
- Ngăn ngừa viêm đường tiết niệu: Việc uống nước mía trong thời gian mang thai giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ khi bé chào đời: Nước mía giúp cân bằng nồng độ bilirubin – nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, đảm bảo hoạt động chức năng gan và giữ cho gan luôn khỏe mạnh, từ đó có thể giúp thai nhi tránh được nguy cơ mắc bệnh vàng da khi chào đời.
- Ngăn ngừa các bệnh về da: Các axit glycolic trong mía có thể giúp mẹ bầu cải thiện những vấn đề về da thường gặp khi mang thai như mụn, nám, tàn nhang…
Như vậy nước mía rất tốt, song đó là với mẹ bầu bình thường, còn nếu mẹ bầu đang bị tiểu đường thì sao? Cùng theo dõi tiếp nhé!
Tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?
Thực chất, đối với những bà bầu có sức khỏe bình thường, nước mía tự nhiên không đe dọa tới sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, cần tiêu thụ ở giới hạn vừa phải, nếu uống quá nhiều có thể dẫn tới dư thừa lượng đường trong máu, từ đó có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Đối với trường hợp bà bầu đã mắc tiểu đường thai kỳ thì không nên uống nước mía vì nó chứa hàm lượng đường và carbohydrate rất cao, đặc biệt là bà bầu bị tiểu đường tuýp 2. Nếu uống nước mía hàng ngày sẽ làm cho tình trạng tiểu đường thai kỳ thêm nặng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ.
Bạn có thể thay thế nước mía bằng các loại đồ uống giàu carbonhydrates phức hợp, chúng an toàn hơn cho người bị tiểu đường thai kỳ. Bởi carbonhydrate phức hợp có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu của cơ thể, từ đó có thể ngăn ngừa bệnh chuyển nặng.
Một số thức uống tốt cho bà bầu bị tiểu đường có thể thay thế cho nước mía bao gồm:
- Nước cam
- Nước ép táo
- Nước ép lê
- Nước ép ổi
- Nước ép đào (bà bầu chỉ nên uống loại nước ép này vào tam cá nguyệt thứ 3 và không nên uống ở tam cá nguyệt đầu tiên nhé)
Bà bầu nên uống nước mía vào giai đoạn nào của thai kỳ?
Nhằm phát huy tối đa tác dụng của nước mía đối với bà bầu, bạn cần uống loại nước này một cách điều độ, hợp lý trong từng tam cá nguyệt như sau:
1. Ba tháng đầu của thai kỳ
Khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi và nhiều chị em còn gặp phải tình trạng ốm nghén. Việc uống nước mía trong giai đoạn này có thể giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ giảm bớt những triệu chứng ốm nghén khó chịu cho mẹ bầu.
Lượng nước mía giới hạn trong giai đoạn này là 150 ml/ngày, nên chia ra 3 lần uống. Bạn có thể pha thêm 5ml nước cốt gừng để uống cùng giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm.
2. Ba tháng giữa của thai kỳ
Đây là giai đoạn mẹ bầu thường cảm thấy dễ chịu hơn, việc lựa chọn đồ uống có thể thoải mái hơn, trong đó có bao gồm nước mía. Nước mía rất giàu năng lượng, có thể giúp bạn giải phóng được những căng thẳng, mệt mỏi, giải nhiệt. Ở giai đoạn này, mẹ bầu chỉ nên uống nước mía khoảng 2 lần/tuần.
3. Ba tháng cuối của thai kỳ
Giai đoạn này thai nhi cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, mẹ bầu có thể uống thêm nước mía. Trong giai đoạn này lượng nước mía giới hạn trong khoảng 200ml/ngày. Uống 2 lần/ngày, và 5 ngày/tuần.
Tóm lại: Nước mía không nằm trong “danh sách đen các thực phẩm tiểu đường thai kỳ cần kiêng”. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều, chỉ khoảng 1 ly/tuần với mẹ bầu khỏe mạnh. Và bạn có thể thay thế nước mía bởi những loại thức uống bổ dưỡng khác như nước táo ép, nước cam, nước lê,…
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ cần lưu ý theo khẩu phần ăn.
- Cần đảm bảo dinh dưỡng trong các bữa ăn: carbonhydrat phức hợp (40%), lipid (35%), protein (25%).
- Nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Không ăn quá nhiều, quá no dễ dẫn tới tăng lượng đường trong máu.
- Bữa ăn chính chia làm 4 phần: 1/4 protein (thịt nạc, trứng, đậu, các loại hạt), 1/4 tinh bột (cơm gạo lứt, ngũ cốc, khoai, ngô), 1/2 chất xơ (rau xanh, bí, cải bắp, súp lơ).
- Bữa phụ (ăn sau bữa chính 2 giờ): Hoa quả có hàm lượng đường thấp (dưa chuột, ổi, bơ, dâu tây, táo, lê, bưởi). Ví dụ: 2 múi bưởi hoặc nửa quả táo hoặc 200ml sữa tươi không đường/ngày,…
Lưu ý: Nên ăn rau trước để giảm hấp thu đường, sau đó ăn tinh bột và chất đạm.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tiểu đường thai kỳ ăn gì để tốt cho cả mẹ lẫn con?
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào. Tình trạng này khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu từ lúc mang thai. Thông thường, bệnh sẽ tồn tại trong suốt thai kỳ và tự kết thúc sau khoảng 6 tuần kể từ khi em bé chào đời.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu gồm có:
- Béo phì, thừa cân.
- Tiền sử gia đình có từng bị tiểu đường.
- Người có tiền sử sinh con lớn hơn 4kg.
- Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose, đái tháo đường thai kỳ, xét nghiệm glucose niệu dương tính.
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.
- Tiền sử thai kỳ bất thường: thai lưu hoặc sảy thai không rõ nguyên nhân
- Người có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Việc lo lắng tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao của mẹ bầu hoàn toàn có căn cứ. Trong một số trường hợp, khi đường huyết của thai phụ không được kiểm soát tốt, mẹ và bé có thể phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như:
- Cao huyết áp dẫn đến: Sản giật, tiền sản giật, suy gan, suy thận, tai biến mạch máu não, thai chậm phát triển, tăng tỷ lệ chết chu sinh.
- Đa ối dẫn đến nguy cơ sinh non
- Nhiễm khuẩn niệu dẫn tới viêm đài bể thận cấp gây tăng ceton niệu, sinh non, nhiễm trùng ối.
- Phát triển thành tiểu đường type 2 sau khi sinh.
- Thai tăng trưởng quá mức.
- Một số ở trẻ sơ sinh như: Rối loạn chuyển hóa, bệnh lý hô hấp, vàng da sau sinh, tăng hồng cầu,…
Để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm này, mẹ bầu cần khám thai định kỳ và thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đúng vào thời điểm được chỉ định. Những thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ cũng không nên quá lo lắng. Hầu hết các mẹ đều có một thai kỳ an toàn khi kiểm soát dinh dưỡng và tiến hành điều trị đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
➤ Có thể mẹ bầu quan tâm: Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không??