Tiểu đường tuýp 1 chỉ chiếm 5-10% số ca mắc tiểu đường, tuy nhiên bệnh lại thường gặp ở đối tượng trẻ chính vì vậy còn có tên gọi là tiểu đường vị thành niên. Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện rất ồ ạt dễ nhận biết. Câu hỏi đặt ra là: “Bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa được không?”
Mục lục
Thế nào là tiểu đường tuýp 1?
Tiểu đường tuýp 1 là một dạng bệnh tiểu đường – bệnh lý liên quan đến sự thiếu hụt insulin. Với người tiểu đường type 1 cơ thể con người bị tấn công vào các tế bào beta trong tuyến tụy khiến chúng vì một nguyên nhân nào đó mà không thể thực hiện sản xuất insulin. Insulin là hormon đóng vai trò chuyển hóa đường trong thức ăn với các tế bào cơ thể sản sinh ra năng lượng. Khi cơ thể thiếu hụt insulin trầm trọng khiến cho đường khi đi vào cơ thể qua chế độ ăn uống sẽ đi vào máu và đào thải qua nước tiểu. Đường tích tụ trong máu cao gây tăng chỉ số đường huyết – bệnh tiểu đường.
Triệu chứng người mắc tiểu đường tuýp 1 đặc trưng bởi 4 nhiều: ăn nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều và đói nhiều. Bên cạnh đó còn có các dấu hiệu như: sụt cân, mệt mỏi, mờ mắt….
☛ Xem chi tiết hơn trong bài viết: Bệnh tiểu đường type 1
Vậy tiểu đường tuýp 1 có chữa được không?
Rất đáng buồn khi câu trả lời là “KHÔNG”. Hiện nay tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 1 là một căn bệnh mãn tính, giống như HIV hay viêm gan B vì vậy không thể chữa khỏi hoàn toàn. Một khi đã mắc bệnh, người bệnh xác định phải sống chung với nó cả đời.
Tuy không thể điều trị dứt điểm nhưng có thể kiểm soát đường huyết duy trì đường huyết ở mức độ cho phép để ngăn ngừa biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Việc điều trị tiểu đường type 1 là lộ trình lâu dài vì vậy người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Thông thường với tiểu đường tuýp 1 người bệnh phải bổ sung insulin vào cơ thể hàng ngày qua việc tiêm insulin.
Tiêm insulin là điều trị bắt buộc với người tiểu đường type 1
Cách kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính, do đó người bệnh nên đi khám để có phác đồ điều trị phù hợp. Sau khi thăm khám bác sĩ có thể yêu cầu bạn điều trị theo một số phương pháp bao gồm:
Điều trị bắt buộc với Insulin
Hiện nay vẫn chưa chính thức có thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 1. Vì thế, việc sử dụng Insulin là cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết của người bệnh. Bệnh nhân có thể được bác sĩ hướng dẫn để tự tiêm Insulin tại nhà, thông thường sẽ tiêm từ 2-3 lần mỗi ngày.
Kiểm soát tiểu đường type 1 bằng insulin ngoại sinh thông qua việc tiêm đúng giờ và chuẩn liều lượng theo phác đồ để tránh bị tụt đường huyết. Các loại insulin được bổ sung sẽ bao gồm:
- Insulin hỗn hợp: Mixtard
- Insulin thường: Insulin Actrapid, Lispro,…
- Insulin bán chậm: NPH, Lente,…
- Insulin chậm: Ultralente
Cấy ghép tế bào gốc
Ngoài việc sử dụng Insulin tiêm hàng ngày, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một phương pháp điều trị mới cho bệnh tiểu đường type 1 đó là điều trị cấy ghép tế bào gốc thai nhi.
Mục đích của phương pháp điều trị này là để bảo vệ các tế bào còn lại, khôi phục khả năng sản xuất insulin, đồng thời bổ sung đầy đủ các tế bào beta tụy. Cấy ghép tế bào gốc giúp cho người bệnh có thể giảm sử dụng Insulin và thuốc hạ đường huyết, trong một số trường hợp còn được ngưng sử dụng. Bên cạnh đó, cách điều trị này còn giúp giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Phương pháp cấy ghép tế bào gốc đã được chứng minh là có hiệu quả đối với bệnh nhân bị tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2, kết quả điều trị cho thấy tình trạng của người bệnh được cải thiện đáng kể, huyết học được phục hồi, cân bằng nồng độ Glucose, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, đồng thời tuổi thọ trung bình được tăng lên.
Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất không những tốt cho sức khỏe tổng thể, tăng cường tuần hoàn máu trên toàn bộ cơ thể, giải tỏa căng thẳng mà còn giúp hỗ trợ giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên mỗi ngày từ 20-30 phút giúp ổn định chỉ số đường huyết. Một số môn tập có thể tham khảo bao gồm:
- Đi bộ.
- Chạy bộ chậm.
- Thiền định.
- Yoga.
Lưu ý: Nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được môn tập phù hợp, đồng thời không luyện tập quá sức.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết tại nhà. Nên kiểm tra đường huyết ít nhất 4 lần mỗi ngày. Hiệp hội Tiểu đường của Hoa Kỳ khuyên người bệnh nên kiểm tra đường huyết vào các thời điểm như:
- Trước và sau các bữa ăn chính cùng bữa ăn nhẹ.
- Trước và sau khi tập thể dục hoặc lái xe.
- Trước khi đi ngủ.
Ngay kể cả khi người bệnh sử dụng Insulin thường xuyên và ăn uống khoa học thì đường huyết vẫn có thể thay đổi khó lường. Chính vì thế, thường xuyên kiểm tra và ghi chép lại đầy đủ mức độ thay đổi chỉ số đường huyết là điều rất quan trọng mà người bệnh nên làm nhằm đảm bảo lượng đường trong máu vẫn duy trì ở mức an toàn.
Tạo lối sống lành mạnh
- Nói không với rượu, bia, thuốc lá cùng các chất kích thích.
- Tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
- Thư giãn tinh thần qua việc đọc sách, nghe nhạc, xem phim,…
- Dành thêm thời gian nghỉ ngơi sau khi làm việc hoặc tập thể thao.
Chế độ ăn uống cân bằng
Người bệnh nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và chứa nhiều chất xơ, cần đủ đạm, vitamin, nước, muối khoáng.
- Những loại thực phẩm nên dùng: rau củ, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen,…
- Xây dựng và thực hiện chế độ ăn đúng giờ, chia nhỏ các bữa ăn.
- Lựa chọn những thực phẩm có chỉ số GI thấp hoặc trung bình.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn, không để thiếu chất.
- Hạn chế các loại ăn thức ăn nhanh, chiên nướng nhiều dầu mỡ.
- Bỏ rượu bia, thuốc lá, thực phẩm chứa đường nhân tạo như kẹo ngọt, bánh ngọt.
- Sử dụng các loại đường, bánh, sữa dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường.
Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?
Có. Tiểu đường tuýp 1 là một bệnh lý nguy hiểm.
Cơ địa của người tiểu đường tuýp 1 là không thể sản xuất ra insulin hoặc sản xuất ra quá ít khiến cho tế bào cơ thể không thể nhận được lượng đường cần thiết. Lúc này, cơ thể sẽ sử dụng chất béo để tạo nguồn năng lượng và tạo ra nhiều actone acid, ketone tăng trong máu và nước tiểu. Đó là lý do vì sao bệnh nhân bị mắc bệnh nhiễm cetone acid dẫn đến hôn mê đột ngột, nguy cơ tử vong cao.
Ngoài ra nếu không được kiểm soát đường huyết của cơ thể hiệu quả người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như:
- Biến chứng ở mắt: bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể
- Biến chứng ở chân: viêm loét bàn chân, cắt cụt chân
- Nhiễm trùng ở da, bộ phận sinh dục
- Bệnh suy thận
- Biến chứng thần kinh
- Bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não……
☛ Xem thêm: Tiểu đường tuýp 1 có thực sự nguy hiểm?
Người tiểu đường tuýp 1 sống bao lâu?
Đương nhiên so với người khỏe mạnh, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sẽ bị ngắn đi.
Hiệp hội tiểu đường tại Vương quốc Anh có con số thống kê như sau: “người bệnh type 1 có thời gian sống trung bình khoảng 63 – 65 năm, ít hơn 20 năm so với người bình thường.”
Theo kết quả khảo sát gần đây hơn của Đại học Dundee tại Scotland với 24.691 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, cho thấy:
- Tuổi thọ trung bình được dự đoán của bệnh nhân tiểu đường trong giai đoạn nửa đầu độ tuổi 20 so với người khỏe mạnh là ngắn hơn 11,1 năm đối với nam và 12,9 năm đối với phụ nữ.
- Tỷ lệ dự kiến dân số không mắc bệnh tiểu đường sống thọ đến 70 tuổi là 76% nam giới và 83% phụ nữ, trong khi đó với bệnh tiểu đường tuýp 1 là 47% nam giới và 55 % ở phụ nữ.
Như vậy với khoa học y tế phát triển, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường nói chung và tiểu đường type 1 nói riêng đã và đang được cải thiện đáng kể, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 ngày càng được kéo dài. Có thể nói trong tươi lai sự khác biệt về tuổi thọ của người bệnh tiểu đường tuýp 1 và người bình thường sẽ giảm dần nhờ vào sự phát triển của các phương pháp điều trị y tế, các chế phẩm insulin mới và sự phổ biến của bơm insulin.
☛ Có thể bạn muốn biết: Tuổi thọ của người mắc tiểu đường type 2
Trên đây là những thông tin xoay quanh câu hỏi bệnh tiểu đường có chữa được không? Hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh tiểu đường.