Tiểu đường type 1 không phải chỉ là một căn bệnh, mà là một thách thức đích thực đối với những người phải sống chung với nó. Và câu hỏi được người bệnh quan tâm nhiều nhất là tiểu đường type 1 có nguy hiểm không, làm thế nào để hạn chế được các biến chứng của nó. Để có được câu trả lời chính xác nhất mọi người hãy cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tiểu đường type 1 là gì?
Tiêu đường type 1 hay còn có tên gọi là đái tháo đường type 1, tiểu đường phụ thuộc insulin là một chứng bệnh mãn tính về rối loạn chuyển hóa thường xảy ra ở đối tượng trẻ tuổi. Cơ chế hình thành bệnh là do tuyến tụy sản xuất ra rất ít hoặc không có khả năng sản xuất insulin. Khi không có insulin việc vận chuyển đường (glucose) từ máu vào tế bào bị gián đoạn, không thể chuyển hóa thành năng lượng để duy trì hoạt động sống của cơ thể, đường tích tụ lại trong máu và đào thải qua nước tiểu. Đây là lý do khiến đường trong máu tăng cao.
Khi cơ thể không có đủ lượng insulin cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, không có sức sống và không muốn làm bất cứ việc gì cả. Hơn thế nữa, lượng đường trong máu tăng cao còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: gây sụt cân nhanh, huyết áp cao, mắt nhìn mờ, tổn thương thần kinh….
- Đái tháo đường type 1 là một bệnh lý mãn tính không thể chữa khỏi
➤ Xem thêm: Triệu chứng của người tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1 rất nguy hiểm?
Tiểu đường type 1 là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Những người bị bệnh tiểu đường type 1 buộc phải sống chung với nó suốt đời.
Để cơ thể hoạt động được bình thường, lượng đường huyết có trong máu luôn duy trì ở mức ổn định, bắt buộc người bệnh phải dùng thuốc tiêm insulin mỗi ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý nhất để hạn chế tình trạng glucose trong máu tăng cao.
Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 khó tránh được những biến chứng tiểu đường sẽ xảy ra trong tương lại như: mắt mờ, chân tay tê bì, loét bàn chân, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận phải chạy thận nhân tạo suốt đời.
- Dùng thuốc tiêm insulin mỗi ngày để giảm nguy cơ biến chứng
Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường type 1
Tiểu đường tuýp 1 tuy ít gặp hơn tiểu đường tuýp 2 và không nguy hiểm như tiểu đường tuýp 2 nhưng nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng gây hại cho sức khỏe, thậm chí khiến người bệnh tử vong.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường xảy ra sớm hay muộn phụ thuộc vào việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh, quá trình điều trị và việc kiểm soát lượng đường huyết có trong máu. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 1 mà mọi người nên chú ý.
Hạ glucose máu
Hiện tượng này xảy ra khi lượng đường huyết tụt xuống dưới 3.6 mmol/l. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bạn sử dụng quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc ăn uống kiêng khem quá mức. Các triệu chứng thường gặp khi bị hạ đường huyết như: cảm thấy đói cồn cào, chân tay run rẩy, cơ thể bủn rủn, vã mồ hôi, lạnh người, chóng mặt, đau đầu, tức ngực. Một số trường hợp nặng có thể bị rối loạn hệ thần kinh trung ương gây co giật, hôn mê, mất trí nhớ, lú lẫn, cư xử bất thường.
Hôn mê do tăng glucose máu
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là bạn đưa quá nhiều đường và tinh bột vào trong cơ thể, dẫn đến lượng glucose trong máu tăng vọt. Chính vì lý do này khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái hôn mê. Với trường hợp này, nếu không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ dẫn đến tử vong cao. Do vậy, những người bị tiểu đường cần phải theo dõi chặt chẽ chế độ ăn của mình để có thể duy trì lượng đường huyết có trong máu ở mức ổn định.
- Lượng glucose trong máu tăng vọt, khiến cơ thể rơi vào tình trạng hôn mê
Nhiễm toan Ceton
Nhiễm toan ceton được coi là biến chứng thường gặp của bệnh lý đái tháo đường type 1. Đây là tình trạng nhiễm độc do nồng độ acid acetic tăng cao. Nguyên nhân là do thiếu hụt hormone insulin, khiến tế bào không thể hấp thu và chuyển hóa glucose thành năng lượng. Dẫn đến cơ thế phải chuyển hóa lipid dự trữ thành năng lượng, mà acid acetic là sản phẩm được sinh ra trong quá trình này.
Một số triệu chứng khi bị nhiễm toan ceton mà bạn nên chú ý là: cơ thể suy yếu, mệt mỏi, chán ăn, da và niêm mạc bị khô, tụt huyết áp, lơ mơ, hôn mê…
Tổn thương mạch máu
Lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây tổn thương đến các mạch máu của cơ thể. Tổn thương mạch máu được chia làm 2 loại là biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ.
- Biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo đường chủ yếu là tình trạng xơ vữa ở các mạch máu lớn và trung bình. Đây là hậu quả của việc không thể kiểm soát được chỉ số đường huyết, huyết áp và mỡ máu.
- Biến chứng mạch máu nhỏ là những tổn thương ở hệ thống mao mạch khu vực đáy mắt hoặc cầu thận. Khi mao mạch ở mắt bị tổn thương khiến cho thị lực của người bệnh bị suy giảm, tồi tệ hơn là có thể dẫn đến mù lòa.
- Lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ra những tổn thương cho mạch máu.
Tổn thương thần kinh
Tổn thương thần kinh là biến chứng thường gặp ở người bị tiểu đường. Nguyên nhân là do thiếu hụt insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến dây thần kinh bị tổn thương và giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh. Trường hợp này được chia thành 2 dạng là bệnh lý thần kinh ngoại biên và bệnh lý thần kinh tự chủ. Tùy theo vùng bị tổn thương sẽ có triệu chứng khác nhau như:
- Bệnh thần kinh ngoại vi: Bệnh nhân thường có cảm giác tê bì, giảm cảm nhận đau, nóng, lạnh, đặc biệt là khu vực bàn chân. Đi lại khó khăn và có thể gặp một số triệu chứng nặng như: loét bàn chân, nhiễm trùng, biến dạng bàn chân, đau xương khớp.
- Bệnh thần kinh tự chủ: Các triệu chứng của dạng này sẽ thay đổi theo từng cơ quan bị tổn thương như: giảm phản xạ với ánh sáng ở mắt, cảm thấy đầy bụng hay mất cảm giác ngon miệng ở hệ tiêu hóa, ngất xỉu do hạ huyết áp ở hệ tim mạch hay đi tiểu nhiều lần, khó đi tiểu do bàng quang gặp vấn đề.
Bệnh tim mạch
Khoảng 65% số ca tử vong ở người tiểu đường là do biến chứng về tim mạch. Sự xuất hiện và tiến triển của các bệnh về tim mạch là điều khó tránh khỏi đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Một số biến chứng của tim mạch thường gặp ở bệnh đái tháo đường như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ…
Bệnh thận
Lượng glucose trong máu tăng cao khiến cho các mạch máu nhỏ của thận bị tổn thương. Lượng mao mạch bị tổn thương ngày càng nhiều khiến cho thận không đủ thời gian để phục hồi. Chính vì vậy mà chức năng của thận bị suy giảm và gây ra nhiều triệu chứng như: mất ngủ, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, giảm trí nhớ, tăng huyết áp…
Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ kéo theo lượng protein trong máu sẽ bị đẩy ra ngoài cơ thể cùng với nước tiểu. Khi protein trong máu thấp sẽ khiến lượng dịch ở trong lòng mạch bị kéo ra ngoài dẫn đến tình trạng phù toàn thân, nặng hơn có thể tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim…
➤ Có thể bạn muốn biết: Phác đồ điều trị tiểu đường type 1
Cách ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Theo dõi lượng đường trong máu
Mục đích của quá trình theo dõi là giữ cho lượng đường có trong máu duy trì ở mức bình thường nhất. Điều này sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được các biến chứng của tiểu đường do lượng glucose trong máu tăng cao. Chính vì thế bạn nên theo dõi lượng đường huyết mỗi ngày để có thể kiểm soát nó tốt hơn. Theo các chuyên gia y tế khuyến nghị người bị đái tháo đường nên giữ đường huyết trong máu khoảng HbA1c < 7%.
- Đường huyết khi đói 3.9 – 7.2 mmol/l (70 – 130 mg/dl)
- Đường huyết trước ăn < 7.2 mmol/l
- Đường huyết sau ăn 2h < 10 mmol/l (180 mg/dl)
Sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn
Việc sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ là điều đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị. Bởi thuốc sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng đường có trong máu. Đồng thời còn làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.
Nhiều bạn cảm thấy lo lắng rằng nếu sự dụng thuốc kéo dài sẽ dẫn đến các tác dụng phụ ở trên cơ quan khác như gan, thận nên không muốn dùng. Nhưng bạn không thể phủ nhận lợi ích to lớn mà thuốc mang lại trong quá trình điều trị. Do đó, bạn nên tuân thủ đúng theo đơn của bác sĩ kê và đừng tự ý ngưng thuốc giữa chừng nhé!
- Nên sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Đối với người bị tiểu đường việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý là điều vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường huyết có trong máu. Các chuyên gia về dinh dưỡng đã đưa ra khuyến nghị rằng: người bị đái tháo đường nên giảm tinh bột và đường bằng cách hạn chế ăn đồ ngọt, gạo trắng, lúa mì, khoai tây, các loại đường mía,…
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu, các loại thịt đỏ… Thay vào đó, bạn hãy ăn các thực phẩm giàu chất xơ như bông cải xanh, rau chân vịt, gạo lứt, yến mạch, chuối… dưới dạng hấp, luộc thay vì chiên, rán nhiều lần.
➤ Đọc thêm: Người bị tiểu đường nên ăn gì kiêng gì?
Tăng cường tập luyện thể dục
Theo một số nghiên cứu, việc tập luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày có khả năng làm giảm lượng đường huyết nhờ tác dụng làm giảm đề kháng insulin. Đặc biệt hơn việc tập luyện này còn giúp người tiểu đường kiểm soát được cân nặng, từ đó ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường trên hệ tim mạch, thân kinh…
- Tập luyện thể dục thể có khả năng làm giảm lượng đường huyết
Hạn chế sử dụng các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc kiểm soát đường huyết. Việc sử dụng thường xuyên các chất này sẽ khiến lượng đường huyết có trong máu tăng cao. Hơn thế nữa, nó còn làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc như hạ đường huyết, hạ mỡ máu, tim mạch…
Tham khảo video về tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm của nó:
Hi vọng qua bài viết này mọi người đã có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Đồng thời các bạn cũng có được lời giải đáp cho câu hỏi “tiểu đường type 1 có nguy hiểm không”. Bên cạnh đó, mọi người cũng chú ý là không nên ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ nhé!
Nguồn tham khảo
https://www.webmd.com/diabetes/type-1-diabetes
http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/bai-viet-chuyen-mon-menuleft-33/2236-bien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-2236.html
Hữu đã bình luận
tiểu đường tuýp 1 tôi có phải dùng thuốc không, hay chỉ cần thay đổi ăn uống và sinh hoạt hàng ngày
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, bạn sẽ cần sử dụng thuốc insulin để điều chỉnh mức đường huyết trong cơ thể. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cũng rất quan trọng trong quản lý tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất đều không thể thay thế việc sử dụng insulin để điều chỉnh đường huyết. Bạn hãy luôn tuân thủ theo chỉ định và liều lượng insulin do bác sĩ hay chuyên gia y tế hướng dẫn.
Đức Chính đã bình luận
tôi bị tiểu đường tuýp 1, thời gian gần đây công việc bận rộn nên tôi quên thăm khám lại. Liệu có sao không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Việc quên thăm khám lại trong trường hợp bị tiểu đường tuýp 1 có thể có những hậu quả không tốt. Thăm khám định kỳ và theo dõi tình trạng sức khỏe là rất quan trọng trong việc quản lý tiểu đường một cách hiệu quả. Nếu bạn quên thăm khám định kỳ, hãy cố gắng sắp xếp thời gian và liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt. Duy trì thăm khám định kỳ giúp bạn theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của mình, tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Ngân đã bình luận
em đang dùng thuốc do bác sĩ kê để cải thiện tiểu đường tuýp 1, vậy em phải uống tới khi nào thì mới được dừng. cảm ơn bác sĩ
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào bạn,
Với tình trạng tiểu đường tuýp 1 thì bạn cần sử dụng thuốc đến suốt đời. Việc tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ giúp bạn ổn định đường huyết và ngừa biến chứng do tiểu đường tuýp 1 gây ra. Tuyệt đối không nên tự ý đổi thuốc hoặc dừng thuốc giữa chừng khi chưa có chỉ định của bác sĩ!
Vân đã bình luận
bị tiểu đường tuýp 1 bao lâu thăm khám lại 1 lần,
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn;
Thời gian thăm khám lại cho người bị tiểu đường tuýp 1 sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tình hình quản lý bệnh của từng người cụ thể. Thông thường, tần suất thăm khám định kỳ ban đầu có thể là hàng tháng hoặc 3 tháng một lần. Sau khi đạt được kiểm soát tốt về đường huyết và không có biến chứng, tần suất thăm khám có thể giảm xuống thành 6 tháng một lần hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ.