Nước dừa là loại đồ uống hấp dẫn mà bất cứ ai cũng đều thích mê. Không chỉ ngọt mát mà nước dừa còn chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại nước này khá ngọt nên nhiều người bệnh tiểu đường băn khoăn không biết có nên uống nước dừa không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Hàm lượng dinh dưỡng trong nước dừa
Nước dừa là một trong những loại thức uống phổ biến ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Dừa non sẽ có chứa nhiều nước, ít cùi, còn dừa giàu nhiều cùi và nước ít đi. Tùy từng giống dừa và môi trường sống mà mỗi trái dừa có sự khác nhau về tính chất và thành phần dinh dưỡng.
Ước tính trong 100ml nước dừa có chứa khoảng:
- 3 – 4 g đường bột.
- 0,5 – 1 g Protein.
- <0,5g chất béo.
- Nhiều muối khoáng, canxi, kali và chloride.
Lợi ích của nước dừa với sức khỏe
Nước dừa ngoài công dụng là loại nước giải khát được ưa chuộng vào mùa hè thì nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, một số lợi ích nổi bật được nhắc đến bao gồm:
- Chống oxy hóa: Tác dụng của nước dừa trong việc chống lại quá trình oxy hóa đã được nghiên cứu và chứng minh cho thấy sự cải thiện đáng kể tình trạng stress oxy hóa khi chúng uống nước dừa.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Uống nước dừa có tác dụng làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu, từ đó giúp làm giảm mỡ máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Điều hòa huyết áp: Hàm lượng kali có trong nước dừa giúp hạ huyết áp ở người có huyết áp trung bình và cao. Uống nước dừa thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc ổn định huyết áp.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Trong nước dừa có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho hệ thống miễn dịch, có khả năng kháng lại các virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.
- Ngăn ngừa sỏi thận: Nước dừa giúp ngăn chặn các tinh thể kết dính vào thận và các bộ phận khác của đường tiết niệu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi thận.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Nước dừa chứa axit lauric giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun và ký sinh trùng ở đường ruột. Từ đó, uống nước dừa sẽ cải thiện vấn đề về đường tiêu hóa, đồng thời phòng chống táo bón hiệu quả.
- Giảm cân: Nước dừa giàu chất dinh dưỡng nhưng lại ít calo, giúp cơ thể no lâu, hạn chế các cơn thèm ăn không đáng có. Điều này rất phù hợp với những người đang muốn giảm cân.
- Chống mất nước: Nước dừa chứa các chất điện giải cung cấp các hydrat hóa và tăng các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Những người thường xuyên phải lao động vất vả có thể dùng nước dừa để hạn chế mất nước.
- Giúp xương và răng chắc khỏe: Trong nước dừa có chứa canxi và mangan có tác dụng hỗ trợ phát triển xương. Ngoài ra, uống nước dừa thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa loãng xương, giảm thiểu tình trạng mất xương.
- Giảm vấn đề về đường tiết niệu: Nước dừa có đặc tính lợi tiểu tự nhiên.Uống nước dừa để hỗ trợ thanh lọc đường tiết niệu, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Người bệnh tiểu đường có uống được nước dừa không?
Nước dừa được coi là một thức uống lành mạnh giàu chất điện giải, kali và các chất dinh dưỡng khác. Nhiều người tin rằng loại đồ uống này cũng tốt cho người bệnh tiểu đường vì nước dừa ít calo, không chứa đường nhân tạo và có nhiều chất xơ.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng xem nước dừa có tốt cho bạn hay không. Có nhiều ý kiến trái ngược về tác dụng của nước dừa với người bệnh tiểu đường. Có những bệnh nhân tiểu đường sau khi uống nước dừa thường xuyên theo lời khuyên đã bị tăng đường huyết.
Trên thực tế, nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2, bệnh thận mạn tính thì tốt nhất nên tránh uống nước dừa. Trong nước dừa có nhiều kali, không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh thận.
Bệnh nhân tiểu đường thường có chức năng thận kém, mặc dù kali là một dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên dư thừa kali sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
☛ Tìm hiểu thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi uống nước dừa!
1. Uống nước dừa nguyên chất
Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều các loại nước dừa đóng chai. Phần lớn đều có chứa chất bảo quản và có thể được cho thêm đường. Trước khi mua hàng, bạn cần kiểm tra lại thông tin thành phần sản phẩm, tốt nhất nên lựa chọn nước dừa tươi.
2. Không ăn cùi dừa
Trong cùi dừa có nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe, có thể làm tình trạng tiểu đường chuyển biến xấu.
3. Uống đúng thời điểm
Uống nước dừa sau 7h tối dễ gây khó tiêu. Uống nước dừa vào bữa chiều là một lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân tiểu đường, giúp cung cấp năng lượng, tăng cường miễn dịch và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?
Nước dừa được xem là thức uống có lợi cho bà bầu, tuy nhiên đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Cần lưu ý rằng:
- Trong 3 tháng đầu của quá trình mang thai, uống nhiều nước dừa sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy tình trạng mệt mỏi nhiều hơn.
- Không uống nước dừa vào buổi tối: Mặc dù nước dừa có tác dụng lợi tiểu, ngăn ngừa viêm đường tiết niệu, tuy nhiên uống nước dừa vào buổi tối dễ dẫn tới tình trạng tiểu đêm, gây ảnh ảnh không tốt cho phụ nữ đang mang thai.
- Không uống quá nhiều: Nước dừa tuy không có nhiều calo hay đường, tuy nhiên, các mẹ cũng không nên lạm dụng. Mẹ bầu uống từ 1 – 2 quả dừa một ngày là phù hợp. Đặc biệt, không nên ăn cùi dừa vì nó có chứa nhiều axit béo không no có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
☛ Tham khảo thêm tại: Nước uống nào tốt cho người tiểu đường?
Kết hợp Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường
Bên cạnh nước dừa, bạn cũng có thể lựa chọn uống trà giảo cổ lam. Đây là loại nước uống rất an lành cho bệnh nhân tiểu đường. Giảo cổ lam có tác dụng trực tiếp trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bởi trong thành phần có chứa phanoside – làm hạ đường huyết mạnh, đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin, giúp ổn định nồng độ đường trong máu.
Một thử nghiệm vào năm 2011 trên các bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 có chỉ số đường huyết rất cao, từ 9-14mmol/l được thực hiện bởi Hội Đái tháo đường Thụy Điển kết hợp với Bộ môn dược lý trường ĐH Y Hà Nội đã cho kết đáng ngạc nhiên: Sau 12 tuần cho các bệnh nhân sử dụng giảo cổ lam với liều lượng 6g/ngày đã giảm lượng đường huyết xuống 3mmol/l.
Kế thừa những công trình nghiên cứu khoa học về giảo cổ lam, Công ty TNHH Tuệ Linh đã cho ra đời sản phẩm Trà giảo cổ lam Tuệ Linh và Viên giảo cổ lam Tuệ Linh với tác dụng giúp giảm đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2.
Với 5 tiêu chí không phân bón, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, nguồn nước không ô nhiễm, không khí không ô nhiễm và được chế biến trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng giảo cổ lam mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.
Đặc biệt hơn nữa, ngoài công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, sản phẩm còn giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp làm hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch…
Hiện nay, sản phẩm giảo cổ lam Tuệ Linh đã được phân phối chính hãng tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Để biết chi tiết nhà thuốc, địa chỉ bán Trà Giảo Cổ Lam Tuệ Linh vui lòng xem TẠI ĐÂY
Bình đã bình luận
trước giờ tôi vẫn kiêng nước dừa vì nghĩ nó ngọt ảnh hưởng đến đường huyết. Rất cảm ơn bài viết, rất hữu ích. Nhờ bác sĩ tư vấn một số loại nước uống nào hợp cho người tiểu đường tuýp 2 như tôi
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Bình!
Một số loại đồ uống phù hợp với người tiểu đường anh có thể tham khảo như: Nước lọc, nước ép khổ qua, nước ép cà chua, nước trà xanh hoặc trà đen, sữa ít béo không đường, nước chanh không đường, nước chanh gừng, cà phê đen không đường, nước ép bưởi…