Tiểu đường là bệnh lý mạn tính khá phổ biến hiện nay. Các biện pháp điều trị không chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ kiểm soát tốt đường huyết, hạn chế nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Vậy bệnh tiểu đường uống thuốc gì điều trị? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn giải đáp câu trả lời trên.
Mục lục
Khi nào bệnh nhân tiểu đường cần uống thuốc?
Bệnh tiểu đường là căn bệnh mạn tính. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thần kinh, thận, gan,… Bởi vậy, việc kiểm soát tốt bệnh tiểu đường giúp bạn phòng tránh được những biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Tùy từng giai đoạn diễn biến bệnh, bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh tiểu đường tuýp 1
Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 là cung cấp lượng insulin cho cơ thể. Thông thường chỉ cần dùng thuốc tiêm insulin. Người bị tiểu đường tuýp 1 sẽ phải sử dụng thuốc insulin.
➤ Tìm hiểu thêm: Thế nào là tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 2
Mục tiêu điều trị của tiểu đường tuýp 2 là kiểm soát tốt lượng đường trong máu của bệnh nhân. Bạn nên đi khám, xét nghiệm chỉ số đường huyết thường xuyên để có phương pháp điều trị phù hợp.
Một trong những phương pháp hiệu quả nhất là kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế tối đa chất béo, bổ sung nhiều chất xơ và trái cây. Bạn cũng nên kết hợp tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp nâng cao thể trạng, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn và tập luyện hợp lý, bác sĩ có thể chỉ dẫn bạn điều trị bằng thuốc. Nếu cơ thể bạn thiếu hụt insulin quá nghiêm trọng, bạn sẽ được điều trị bằng tiêm insulin.
Ngoài ra, nếu chế độ ăn vẫn không có tác dụng ổn định chỉ số đường huyết, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc các thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
➤ Tìm hiểu chi tiết: Tiểu đường tuýp 2 là gì?
Tiểu đường uống thuốc gì?
Thuốc dạng uống là phương pháp điều trị chủ yếu của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Đặc điểm thuốc dạng uống điều trị bệnh tiểu đường
- Chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Thuốc viên không chứa insulin.
- Thuốc viên được chỉ định trong trường hợp bạn đã thực hiện chế độ ăn và tập luyện nhưng vẫn không cải thiện được bệnh.
Hiện nay, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thường được điều trị bởi 6 nhóm thuốc:
Nhóm thuốc Sulfonylurea
Các thuốc thuộc nhóm Sulfonylurea gồm có Acetohexamide (Dymelor), Glyburide (Diabeta, Micronase, Glynase), Chlorpropamide (Diabinese), Tolbutamide (Orinase), Glipizide (Glucotrol), Gliclazide (Diamicron), Tolazamide (Tolinase) và Glimepiride (Amaryl).
Tác dụng của nhóm thuốc Sulfonylurea: Nhóm Sulfonylurea có tác dụng kích thích tuyến tụy sản xuất hormon insulin, kích thích cơ thể sử dụng hiệu quả insulin. Ngoài ra, nhóm thuốc còn có tác dụng ức chế hoạt động đưa glucose dự trữ vào máu của gan.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, khoảng 20 – 25% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn không đáp ứng với Sulfomylurea dẫn đến điều trị thất bại.
Tác dụng phụ của nhóm thuốc:
- Nếu bạn uống thuốc quá liều sẽ gây hạ đường huyết. Bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, mất cảm giác ngon miệng.
- Nếu bạn dùng chung thuốc nhóm Sulfonylurea với rượu, đặc biệt là nhóm Chlorpropamide sẽ dẫn đến biểu hiện như nhức đầu, buồn nôn, choáng váng xảy ra trong khoảng từ 10 – 15 phút.
Phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng không nên dùng nhóm thuốc này. Nếu có bất kỳ tác dụng ngoài ý muốn xảy ra, bạn hãy đến ngay bác sĩ để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
Nhóm thuốc Thiazolidinedione
Nhóm thuốc Thiazolidinedione bao gồm Rosiglitazone (Avandia) và Pioglitazone (Actos).
Tác dụng của nhóm thuốc: Nhóm thuốc có tác dụng kích thích cơ bắp sử dụng insulin đồng thời giảm giá trình vận chuyển glucose dự trữ ở gan vào máu. Hiện nay, Rosiglitazone không còn được sử dụng do gây nhiều tác dụng ngoài ý muốn lên tim mạch.
Tác dụng phụ của nhóm Thiazolidinedione:
- Trong quá trình điều trị bằng nhóm thuốc Thiazolidinedione, bạn có thể gặp các tác dụng ngoài ý muốn như viêm đường hô hấp trên. viêm xoang, nhức đầu.
- Một số người khác lại có biểu hiện đau cổ, mỏi cơ, phù toàn thân, tăng cân.
- Đặc biệt, bệnh nhân suy giảm chức năng gan dùng nhóm thuốc này sẽ dẫn đến tổn thương gan với các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, chán ăn, nôn mửa,…
Không dùng thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh về gan, suy thận, suy tim và bà bầu. Nếu có bất kỳ biểu hiện ngoài ý muốn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chỉ dẫn.
Nhóm thuốc ức chế enzyme Alpha – glucosidase
Có 2 dạng thường được sử dụng hiện nay là Acarbose (Glucobay, Precose) và Glyset (Meglitol).
Tác dụng của nhóm thuốc ức chế enzyme Alpha – glucosidase: Nhóm thuốc có tác dụng ngăn chặn sự chuyển hóa của carbohydrate thành glucose trong ruột. Từ đó, giảm lượng glucose vào máu làm chỉ số đường huyết giảm. Nhóm thuốc được chỉ định trong giảm đường huyết sau khi ăn.
Tác dụng phụ của nhóm thuốc: Nếu bạn có bệnh về đường ruột thì không nên dùng nhóm thuốc này. Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,… Để giảm bớt tác dụng phụ do thuốc mang lại, bạn nên sử dụng thuốc khởi đầu với liều thấp.
Nhóm thuốc Biguanide
Nhóm thuốc Biguanide chỉ có một dạng duy nhất là Metformin (Glucophage).
Tác dụng của nhóm thuốc Biguanide:
- Nhóm Biguanide có tác dụng ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu. Nhờ đó, thuốc có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu bệnh nhân một cách hiệu quả.
- Đồng thời, nhóm thuốc kích thích cơ thể tăng sử dụng insulin hiệu quả hơn.
Tác dụng phụ của nhóm thuốc: Trong thời gian sử dụng thuốc thuộc nhóm Biguanide, bạn có thể gặp các tác dụng ngoài ý muốn như buồn nôn, tiêu chảy, giảm cảm giác ngon miệng. Để giảm tác hại của tác dụng phụ do thuốc gây ra, bạn có thể sử dụng thuốc với liều thấp và uống thuốc trong khi ăn.
Lưu ý: Nếu bạn có tiền sử bệnh tim, gan, thận hoặc đang sử dụng chất cản quang trong chụp X-quang tốt nhất không nên dùng nhóm thuốc này. Biguanide có thể làm tăng lượng acid lactic trong cơ thể bạn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Nhóm thuốc ức chế men Dipeptidyl peptidase – 4 (DPP – 4)
Nhóm thuốc ức chế men DPP – 4 gồm có 2 dạng là Sitagliptin và Vildagliptin.
Tác dụng của nhóm thuốc:
- Nhóm thuốc có tác dụng ức chế men DPP – 4, ngăn cản quá trình phá vỡ protein và kích thích giải phóng insulin. Từ đó làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng bệnh.
- Nhóm thuốc được chỉ định trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 kết hợp với chế độ ăn và tập luyện.
Tác dụng phụ của nhóm thuốc: Khi dùng thuốc, bạn có thể gặp một số tác dụng ngoài ý muốn như dị ứng, nổi mề đay, khó thở, sưng miệng, sưng họng, mặt,… Nghiêm trọng hơn bạn có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, sốt, nhịp tim nhanh, viêm tụy,…
Trong trường hợp bạn sử dụng thuốc cùng với nhóm Sulfonylurea, bạn nên giảm liều Sulfonylurea để tránh hạ đường huyết quá mức.
Nhóm thuốc Meglitinides
Nhóm thuốc Meglitinides có 1 dạng duy nhất đang được dùng hiện nay là Repaglinide (Prandin, Novonorm).
Tác dụng của nhóm thuốc Meglitinides: Nhóm Meglitinides có tác dụng kích thích tế bào tuyến tụy sản xuất insulin. Tác dụng của nhóm thuốc này thậm chí còn nhanh hơn so với nhóm Sulfonylurea nên thường được chỉ dẫn dùng thuốc trước bữa ăn.
Tác dụng phụ của nhóm thuốc: Nếu sử dụng quá liều, bạn có thể hạ đường huyết quá mức. Một số tác dụng ngoài ý muốn thường gặp của thuốc như đau đầu, buồn nôn, viêm xoang, viêm phế quản, tăng cân, đau khớp,…
Lưu ý khi uống thuốc chữa tiểu đường
Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc chữa tiểu đường, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Nên nhớ tên thuốc tiểu đường đang sử dụng, biết rõ liều lượng, thời gian sử dụng thuốc.
- Cần uống thuốc đều đặn hàng ngày theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định.
- Nếu bỏ quên một liều, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên cho người khác uống thuốc trị tiểu đường của mình và cũng không nên dùng thuốc của người khác. Cơ địa mỗi người khác nhau nên có thể gây nhiều tác hại hơn nếu dùng nhầm thuốc.
- Nếu trong quá trình uống thuốc, bạn có mắc thêm các bệnh như sốt, nôn, tiêu chảy,… Nên tới ngay bác sĩ điều trị để khám chữa kịp thời.
Bạn có thể được bác sĩ chỉ định dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số 6 nhóm trên hoặc dùng kết hợp chúng với nhau.
Nên nhớ rằng thuốc không thể thay thế chế độ ăn uống hợp lý và thể dục, thể thao thường xuyên. Để có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một các tốt nhất, bạn nên kết hợp sử dụng 2 phương pháp với nhau.
Ngoài thuốc dạng viên chữa bệnh tiểu đường, bạn có thể sử dụng một số loại khác như thuốc tiêm.
Dạng thuốc tiêm chữa tiểu đường
Insulin là thuốc tiêm được dùng chủ yếu trong điều trị tiểu đường tuýp 1 và trong 1 số trường hợp tiểu đường tuýp 2. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 bắt buộc phải tiêm insulin để bảo toàn tính mạng do cơ thể mất hoàn toàn chức năng sản xuất insulin.
Theo cơ chế tác dụng, thuốc tiêm insulin được chia làm 3 dạng:
- Insulin tác dụng nhanh, ngắn.
- Insulin tác dụng trung bình, trung gian.
- Insulin tác dụng chậm, kéo dài.
Tùy vào tình trạng diễn biến bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại insulin thích hợp hoặc có thể kết hợp các loại với nhau để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
➤ Xem thêm: Tổng hợp các loại thuốc chữa tiểu đường hiệu quả
Giảo cổ lam Tuệ Linh – TPCN tốt cho người tiểu đường
Sử dụng thuốc và thuốc tiêm có tác dụng rất tốt, nhanh và mạnh. Tuy nhiên không tránh khỏi những tác dụng phụ nghiêm trọng mà các loại thuốc gây ra. Vì vậy, bạn có thể chọn 1 phương pháp an toàn hơn, đó là thực phẩm chức năng (TPCN).
TPCN Giảo cổ lam của công ty dược phẩm Tuệ Linh sản xuất được đánh giá rất tốt trong số các loại TPCN tốt cho người bệnh tiểu đường.
Có thể bạn chưa biết, giảo cổ lam là thảo dược rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Giảo cổ lam đã được khoa học chứng minh với tác dụng hạ mỡ máu, giảm cholesterol, giúp phòng chống những biến chứng của bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.
Giảo cổ lam Tuệ Linh có thành phần 100% tự nhiên từ thảo dược giảo cổ lam 5 lá chét. Suốt 15 năm nghiên cứu và phát triển, Giảo cổ lam Tuệ Linh luôn chiếm trọn lòng tin của người tiêu dùng.
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện nay có 2 sản phẩm là Viên uống Giảo cổ lam và Trà giảo cổ lam. 2 sản phẩm được đánh giá có tác dụng ổn định đường huyết rất tốt mà cách sử dụng tiện lợi, dễ dàng, an toàn mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các siêu thị và nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nhất vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Lời kết
Hiện nay, các loại thuốc và thực phẩm chức năng càng ngày càng tràn lan trên thị trường. Việc chọn một loại thực phẩm hay thuốc đáp ứng nhu cầu hẳn là một việc rất khó khăn. Qua bài viết, mong rằng bạn có thể tìm chọn cho mình một loại thuốc, thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
Tài liệu tham khảo
What medication is available for diabetes?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/311300
Insulin, Medicines, & Other Diabetes Treatments
https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/insulin-medicines-treatments
Xuân đã bình luận
chào bác sĩ, tôi bị tiểu đường tuýp 2 hơn 1 năm nay. mỗi lần bị thương chảy máu vết thương rất lâu lành. Vậy đây có phải biến chứng tiểu đường không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Vết thương chảy máu lâu lành có thể là một trong những biến chứng của tiểu đường, đặc biệt là khi bạn bị tiểu đường tuýp 2 trong thời gian dài. Một trong những tác động của tiểu đường lâu dài là làm hỏng các mạch máu nhỏ và gây tổn thương đến hệ thống mạch máu. Để giảm nguy cơ biến chứng này, bạn cần tập trung vào quản lý tiểu đường tốt. Hãy tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn, kiểm soát cân nặng, và uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, nếu bạn bị tổn thương hoặc vết thương không lành, hãy tham khảo bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Văn giang đã bình luận
ngoài uống thuốc, bị tiểu đường tuýp 2 có phải vận động thường xuyên không. tôi nghe nói phải tập luyện nhiều mới cải thiện được bệnh
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Việc vận động thường xuyên là rất quan trọng trong việc quản lý và cải thiện tiểu đường. Tập luyện đều đặn và hợp lý không chỉ giúp giảm mức đường huyết và cải thiện sự nhạy cảm với insulin mà còn có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, khi tập luyện cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chọn loại tập luyện phù hợp với bạn và tuân thủ lịch trình tập luyện đều đặn, luôn theo dõi đường huyết của bạn. Kết hợp tập luyện với chế độ ăn uống lành mạnh và uống thuốc đều đặn để đảm bảo quản lý tiểu đường hiệu quả.