Tiểu đường và huyết áp cao là hai bệnh lý riêng biệt, tuy nhiên chúng lại có sự tương quan nhất định bởi thông thường chúng người bị tiểu đường rất hay bắt gặp tình trạng tăng huyết áp. Vậy mối quan hệ giữa hai bệnh lý này là gì? Và người bệnh cần làm gì để kiểm soát chúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Mối liên hệ giữa huyết áp cao và tiểu đường
Tuy cần nhiều bằng chứng hơn nữa trước khi đi đến kết luận nhưng từ lâu, giới chuyên môn đã nhận định rằng giữa tiểu đường và huyết áp cao có một mối quan hệ chặt chẽ, đặc biệt là đối với tiểu đường tuýp 2.
Để tìm hiểu rõ mối quan hệ này, trước hết bạn cần biết được cao huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạnh. Bình thường huyết áp ở dưới mức 120/80 mmHg. Nhưng khi huyết áp đạt mức 140/90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp hay huyết áp cao. Trong đó, 140 được gọi là huyết áp tâm thu cho thấp áp lực máu do tim co bóp để bơm đi, còn 90 là huyết áp tâm trương, chỉ số này biểu hiện áp lực của máu lên thành động mạch khi tim giãn ra. Cao huyết áp đẽ được biết đến như “một kẻ giết người thầm lặng” vì chúng diễn biến ầm thầm, không có triệu chứng cụ nên rất khó phát hiện gây khó khăn trong việc điều trị.
Hiện nay, tình trạng cao huyết áp ở những bệnh nhân tiểu đường ngày càng phổ biến, các chuyên gia cho biết, tỷ lệ cao huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tăng 2,5 lần so với người không mắc bệnh. Ngược lại, số người bị tiểu đường đồng thời cũng bị cao huyết áp chiếm khoảng 50% tổng số bệnh nhân (trong đó, 25% ở người trẻ và 75% người lớn tuổi).
Tình trạng cao huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể, một cuộc khảo sát vào năm 2002 của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho thấy có khoảng 68% người tiểu đường có nguy cơ gia tăng bệnh tim và đột quỵ vì liên quan đến tăng huyết áp. Trong đó, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở người tiểu cao huyết áp gấp đôi so với người tiểu đường có huyết áp bình thường.
Vậy mối liên hệ giữa hai căn bệnh này là gì? Tại sao người bệnh tiểu đường thường bị cao huyết áp? Lý do bởi người tiểu đường có mức đường huyết tăng cao, điều này làm giảm dưỡng chất nitric odise (N0) trong hệ động mạch. Tình trạng này kéo dài gây xơ vữa động mạch, từ đó dẫn đến tăng huyết áp ở người tiểu đường. Ngược lại ở người cao huyết áp, máu lưu thông kém, thận không nhận được máu để thực hiện chức năng lọc máu, khiến lượng đường trong máu không được lọc ra ngoài mà tích tụ trong cơ thể gây tiểu đường.
Như vậy mối liên hệ giữa tiểu đường và huyết áp cao ở đây là mối quan hệ 2 chiều. Tiểu đường có thể khiến bạn bị tăng huyết áp và ngược lại, cao huyết áp cũng làm tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nguy hiểm và khó điều trị hơn.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường cao huyết áp tốt nhất nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, tối thiểu là 4 lần mỗi năm. Ngoài việc kiểm tra 4 lần tại bệnh viện, người bệnh cũng có thể tự theo dõi huyết áp tại nhà để chắc chắn rằng huyết áp của mình luôn trong mức độ ổn định.
☛ Đọc thêm: Cơ chế bệnh tiểu đường gây tăng huyết áp!
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ huyết áp cao ở người tiểu đường
Ở bệnh nhân tiểu đường, do lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường nên cơ thể sẽ lấy chất lỏng từ tế bào để cân bằng lại nồng độ đường huyết. Điều này làm tăng thể tích máu, gây áp lực lớn lên thành mạch. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến huyết áp cao.
Ngoài ra, lượng đường trong máu cao còn gây tổn thương lớp tế bào nội mạc của thành mạch, tạo điều kiện cho cholesterol xấu bám vào gây xơ vữa động mạch. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng huyết áp cao, kéo theo các biến chứng nguy hiểm về tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ huyết áp cao ở bệnh nhân tiểu đường như:
- Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có người thân từng có tiền sử cao huyết áp hoặc mắc các bệnh về tim mạch thì nguy cơ bạn cũng sẽ bị cao huyết áp.
- Tuổi cao: Tuổi càng cao thì thành mạch hoạt động càng kém. Chúng mỏng hơn, độ đàn hồi kém hơn, khả năng chịu áp lực từ máu cũng suy giảm nhiều. Điều này làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
- Béo phì: Sự gia tăng quá mức chất béo trong cơ thể dễ khiến bạn mắc phải tình trạng máu nhiễm mỡ. Chất béo lắng đọng trong máu bám vào thành mạch hình thành nên các cục xơ vữa. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến tăng huyết áp.
- Chế độ ăn không khoa học: Chế độ ăn nhiều đường hoặc nhiều dầu mỡ khiến cho tình trạng tiểu đường của bạn trở nên tệ hơn. Bệnh tiến triển nhanh và trầm trọng sẽ sớm xuất hiện biến chứng cao huyết áp.
- Thói quen lười vận động: Khi bạn ăn uống đã không khoa học, lại thêm thói quen lười vận động sẽ khiến cho thức ăn không được tiêu hóa. Năng lượng dư thừa này sẽ dự trữ dưới dạng mỡ gây nên béo phì. Như đã nói ở trên, béo phì làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường.
- Uống rượu bia, hút thuốc lá: Việc sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn là những tác nhân trực tiếp gây huyết áp cao.
3. Huyết áp cao ở người tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Cao huyết áp được coi là một biến chứng nguy do tiểu đường gây ra. Nếu không điều trị thời có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm khác, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tiểu đường cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến một số bộ phận như:
- Suy tim: Huyết áp cao khiến cho áp lực của máu tác động lên thành mạch cao, điều này này đồng nghĩa với việc tim luôn trong trạng thái co giãn, hoạt động liên tục để lưu thông máu. Do đó bạn có thể bị suy tim nếu như tình trạng cao huyết áp diễn ra trong thời gian dài.
- Suy thận: Huyết áp tăng cao còn ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Nước ứ thừa ở trong hệ mạch máu ngày một nhiều làm huyết áp lại càng tăng cao hơn, không được kiểm soát. Do đó, huyết áp cao là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận.
- Ảnh hưởng võng mạc: Như đã trình bày ở trên, huyết áp cao có thể gây xơ vữa mạch máu. Điều này có thể xảy ra ở mạch máu võng mạc, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về mắt như thị thực suy giảm, mờ mắt, thậm chí là mù vĩnh viễn.
- Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Huyết áp tăng cao làm tăng áp lực trên thành động mạch nuôi tim, lâu ngày sẽ hình thành nên mảng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này có thể gây cản trở máu lưu thông hoặc hình thành thành cục máu đông gây bít tắc mạch máu. Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim và đột qụy, ảnh hưởng trực tiếp đến tình mạng của người bệnh.
Như vậy, cao huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Tốt nhất người bệnh nên có những biện pháp cụ thể để ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp xuất hiện khi có bệnh lý nền là tiểu đường.
☛ Tham khảo thêm: Biến chứng ở người cao huyết áp
4. Biện pháp kiểm soát cao huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
May mắn thay, phương pháp kiểm soát cao huyết áp và tiểu đường có nhiều điểm tương đồng và bổ trợ lẫn nhau. Do đó, người bệnh chỉ cần tuân thủ làm theo chỉ định của bác sĩ là có thể dễ dàng kiểm soát được hai căn bệnh này.
Thông thường, các yếu tố liên quan đến lối sống luôn là cách tốt nhất để kiểm soát mọi tình trạng bệnh, trong đó bao gồm cả tiểu đường và cao huyết áp.
Chế độ ăn dinh dưỡng
Đối với người tiểu đường lại thêm chứng cao huyết áp thì cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý những điểm dưới đây trong thực đơn ăn uống của mình:
- Ăn các loại thực phẩm ít chất béo, ít calo, ăn nhiều rau rau xanh, trái cây ít ngọt và sử dụng thịt nạc trắng, thịt cá thay cho protein từ thịt lợn hay thịt bò.
- Tránh ăn thức ăn nhiều lipit, chúng thường có trong đồ chiên xào nhiều giàu mỡ. Điều này giúp bạn tránh mỡ máu tăng cao, từ đó làm giảm nguy cơ gặp biến chứng về mạch máu như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là đột quỵ.
- Hạn chế sử dụng gia vị trong các món ăn, đặc biệt là đường và muối. Vì muối có thể làm huyết áp của bạn tăng lên và đường thì làm tình trạng tiểu đường tiến triển tệ hơn.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biết sẵn như: xúc xích, đồ ăn đóng hộp, các loại xịt dăm bông, thịt xông khói,… vì hầu hết chúng đều chứa nhiều gia vị và các loại chất béo xấu, đặc biệt là LDL-cholesterol.
- Thay thế tinh bột trắng ( cơm trắng, bún, phở, miến, bánh mì trắng,…) bằng các loại tịn bột hấp thụ chậm và có nhiều chất xơ hơn như gạo lứt, bánh mì ngũ cốc, các loại ngũ cốc nguyên hạt.
☛ Bài viết liên quan: Người bị huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì?
Luyện tập thể dục thường xuyên
Việc thường xuyên luyện tập không chỉ giúp bạn rèn luyện sức khỏe mà còn là biện pháp hàng đầu giúp thành mạch dẻo dai hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc cao huyết áp. Ngoài ra, luyện tập thể dục còn giúp bạn tiêu hao mỡ thừa, tránh máu nhiễm mỡ, thậm chí là các biến chứng nguy hiểm về mạch máu do bệnh mỡ máu gây ra.
Do đó, bác sĩ khuyên người bệnh nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày là duy trì 4-5 buổi/tuần. Tùy vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn các bài tập có cường độ từ nhẹ đến trung bình như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… Đối với những trường hợp mới bắt đầu luyện tập, đừng ngần ngại hỏi ý kiến của bác sĩ hay huấn luyện viên để có thời gian phân bố luyện tập tốt nhất.
Giảm cân
Như bạn đã biết, thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây huyết áp cao. Do đó, việc giảm cân cũng được xem là một biện pháp thực tế giúp kiểm soát và ngăn ngừa cao huyết áp.
Bạn có thể mong đợi ở việc giảm 1kg cơ thể có thể giúp huyết áp hạ xuống khoảng 1mmHg. Dù là những thay đổi nhỏ, nhưng nếu bạn nỗ lực thì huyết áp có thể xuống ở mức độ bình thường. Kết hợp giữa chế độ ăn uống khoa học và luyện tập hợp lý sẽ cho bạn một kết quả xứng đáng.
Bỏ thuốc lá
Chất nicotin có trong thuốc lá khiến nhịp tim đập nhanh gây ra cao huyết áp. Chỉ cần bạn hút 1 điếu có thể khiến huyết áp tăng khoảng 10mmHg, thậm chí có người tăng 20~30mmHg và tình trạng huyết áp cao này vẫn tiếp tục sau khi hút thuốc.
Do đó, người tiểu đường huyết áp cao cần bỏ thuốc ngay, không chỉ làm giảm nguy cơ huyết áp cao mà còn là để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh bạn.
Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu dùng thêm thuốc điều trị. Do đó, bên cạnh phương pháp thay đổi lối sống, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Với bệnh nhân tiểu đường kèm theo cả huyết áp cao thì thuốc điều trị được dùng phổ biến nhất hiện nay là chất ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitors) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARBs).
Hai loại thuốc này không chí có tác dụng giải tỏa áp lực lên thành mạch máu, giúp điều trị tình trạng huyết áp cào mà còn kiểm soát đc tác hại của bệnh tiểu đường lên thận. Tuy nhiên thuốc cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng, tránh dây những tác dụng phụ không đáng có.
Khám sức khỏe định kỳ
Tốt nhất bệnh nhân tiểu đường muốn ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp thì cần khám định kỳ 1 năm 4 lần. Điều này giúp bạn theo dõi đường huyết, đồng thời phát hiện ra sớm các biến chứng của bệnh, trong đó bao gồm cả cao huyết áp. Từ đó đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa kịp thời.
5. Giảo cổ lam dược liệu thần kỳ cho tiểu đường cao huyết áp
Nếu như việc điều chỉnh lối sống, tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ có vai trò quyết định đến kiểm soát cao huyết áp ở người tiểu đường thì việc sử dụng giảo cổ lam hàng ngày có tác dụng cải thiện tình trạng này.
Cụ thể, tác dụng của giảo cổ lam với cao huyết áp và tiểu đường đã được chứng mình như sau:
- Với bệnh tiểu đường, các nhà khoa học cho biết trong giảo cổ lam có chứa hoạt chất phanosid có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết insulin, tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin nên giúp ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
- Với huyết áp cao, giảo cổ lam có tác dụng ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Như vậy, giảo cổ lam là một dược liệu quý giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường huyết áp cao. Không chỉ vậy, giảo cổ lam còn giúp mát gan, giải độc, hạn chế tác dụng phụ tăng men gan khi sử dụng thuốc tân dược để trị 2 bệnh lý trên.
Với thương hiệu uy tín, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn GMP-WHO, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm mà không lo gặp phải các tác dụng phụ.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Đọc chi tiết hơn trong các bài viết:
- Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp cao, ổn định huyết áp hiệu quả
- Giảo cổ lam “khắc tinh” của bệnh tiểu đường tuýp 2
Tóm lại huyết áp và tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ và hậu quả nếu đều mang 2 bệnh lý này là vô cùng nguy hiểm. Vì vậy đối với bệnh nhân tiểu đường, ngoài việc theo dõi đường huyết còn cần chú ý quan sát đến huyết áp của mình để giảm thiểu tối đa nguy cơ đối mặt với những biến chứng liên quan đến sức khỏe trầm trọng