Người mắc tiểu đường đang ngày càng trẻ hóa so với trước. Đây là mối nguy cơ lớn và đáng cảnh báo đối với chúng ta ngày nay. Vậy thì không phải cứ ai bị tiểu đường mới cần biết tiểu đường là gì mà ngay chính chúng ta, những người đang trong lối sống hiện đại với nhiều mối nguy cơ mắc bệnh cần có những thông tin hiểu biết hiểu đúng và đủ về tiểu đường!
Mục lục
- Bệnh tiểu đường là gì?
- Tiểu đường gồm những type nào?
- Nguyên nhân dẫn tới tiểu đường từng loại?
- Triệu chứng người mắc tiểu đường thường gặp
- Khi nào cần tìm đến bác sĩ?
- Con số biết nói về bệnh tiểu đường
- Biến chứng của tiểu đường là gì?
- Cách điều trị bệnh tiểu đường!
- Người tiểu đường nên ăn gì kiêng gì?
- Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả hiện nay
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính về rối loạn chuyển hóa, xảy ra khi đường huyết trong máu quá cao. Đường huyết này được tạo ra từ thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày, đặc biệt là các nhóm thực phẩm có nhiều đường từ tinh bột, thực phẩm có vị ngọt hay đường tinh luyện. Lượng đường này đi vào tế bào để tạo thành năng lượng thì cần có sự tham gia của hormone insulin được tiết ra từ tuyến tụy, nhưng insulin vì lý do nào đó được không được tiết ra hoặc tiết ra quá ít không đủ để giúp glucose từ thức ăn trở thành năng lượng đi vào tế bào, dẫn đến dư thừa một lượng lớn glucose trong máu khi đó hình thành bệnh tiểu đường.
Tiểu đường gồm những type nào?
Theo cách phân loại mới của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ thì bệnh tiểu đường được chia thành 4 nhóm bệnh: Bệnh tiểu đường type 1, Bệnh tiểu đường type 2, Bệnh tiểu đường thai kỳ và bệnh tiểu đường theo cơ chế khác.
- Bệnh tiểu đường type 1: gây ra do thiếu hụt insulin hoàn toàn bởi tế bào beta tuyến tụy giúp tổng hợp và bài tiết insulin bị phát hủy, biến mất. Sự khởi phát của tiểu đường type 1 có liên quan đến yếu tố di truyền, yếu tố môi trường.
- Bệnh tiểu đường type 2: khởi phát do sự suy giảm sự bài tiết insulin và tính kháng insulin dẫn đến insulin hoat động không hiệu quả. Cơ chế khởi phát do sự suy giảm bài tiết insulin, tính kháng insulin cùng với các yếu tố môi trường như ăn quá nhiều (hoặc chế độ ăn nhiều chất béo), thiếu vận động…sẽ gây ra tình trạng suy giảm insulin.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ: là bệnh tiểu đường xuất hiện suốt thời kỳ mang thai và thường hết sau sinh. Tuy nhiên cũng có những rủi ro có thể tiến triển thành tiểu đường type 2 và có những ảnh hưởng đến thai nhi nhất định nếu không được kiểm soát.
- Bệnh tiểu đường khác: Bệnh tiểu đường khác được chia làm 2 nhóm, bệnh liên quan đến những yếu tố bất thường về thai kỳ và bệnh liên quan đến những yếu tố, tình trạng khác.
Nguyên nhân dẫn tới tiểu đường từng loại?
Theo từng loại tiểu đường thì nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường khác nhau.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1: Cho đến nay bệnh tiểu đường type 1 vẫn chưa được xác định đúng nguyên nhân mắc do nguyên nhân gì. Theo các phân tích y khoa, các bác sĩ chỉ ra các nguyên nhân bao gồm chứng viêm tuyến tụy nặng, phẫu thuật cắt bớt tuyến tụy, mắc các bệnh như xơ nang ảnh hưởng đến tuyến tụy. Hoặc bệnh tiểu đường type 1 cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Trong gia đình bố mẹ có tiền sử mắc tiểu đường type 1 thì nguy cơ mắc ở con cái là 30%.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2: Nguyên nhân của cơ chế gây tiểu đường type 2 là do cơ thể trở nên kháng insulin hoặc do tuyến tụy sản xuất không đủ insulin để vận chuyển glucose vào tế bào. Còn về nguyên nhân gây ra tình trạng tuyến tụy sản xuất không đủ insulin thì có thể dẫn đến từ các lý do:
- Thừa cân, béo phì
- Chế độ ăn uống dư thừa chất béo, dư thừa tinh bột và đường
- Lười vận động nên khi dung nạp glucose không thể chuyển hóa hết thành năng lượng sử dụng cho tế bào và dẫn đến sự dư thừa đường trong máu.
- Stress kéo dài hoặc các yếu tố căng thẳng tâm lý, sử dụng một số loại thuốc điều trị thần kinh.
- Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2 hơn so với thông thường là 14%. Khói thuốc ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin cũng như giảm khả năng sản sinh insulin ở tuyến tụy.
- Gen di truyền: Cũng như bệnh tiểu đường type 1 thì tiền sử gia đình cũng có yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ: Là kết quả của sự thay đổi nội tiết trong giai đoạn thai kỳ. Nhau thai sản xuất hormone khiến cho cơ thể bà bầu ít nhạy cảm hơn với tác dụng của insulin. Hoặc cũng có thể do quá trình mang thai bổ sung thực phẩm quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến cơ chế kháng insulin giống như ở tiểu đường type 2.
Triệu chứng người mắc tiểu đường thường gặp
Triệu chứng người bệnh tiểu đường có thể gặp phải là tất cả hoặc một số vấn đề dưới đây:
- Liên tục khát nước
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi nhiều
- Dễ bị các bệnh cảm cúm hay dễ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nấm
Xem chi tiết hơn: Triệu chứng bệnh tiểu đường từng type
Khi nào cần tìm đến bác sĩ?
Để biết chính xác mắc tiểu đường hay không người bệnh cần thăm khám kiểm tra chỉ số đường huyết để có kết luận chính xác! Đối với người nghi mắc tiểu đường hoặc theo dõi sức khỏe thì khi gặp các triệu chứng kể trên hãy mau chóng tới bệnh viện để nhận các xét nghiệm cần thiết và xác định tình trạng bệnh.
Còn đối với người đã mắc bệnh thì nên có máy đo đường huyết trong nhà để theo dõi đường huyết luôn luôn. Cách theo dõi là nên thử đường huyết trước khi ăn, sau khi ăn, trước khi tập luyện và sau đó để điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống phù hợp đảm bảo ổn định đường huyết thường xuyên. Hơn nữa, khi gặp các tình trạng tụt đường huyết hay đường huyết cao vọt quá ngưỡng thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cũng như điều chỉnh phác đồ điều trị hay chế độ ăn uống.
Nên đọc thêm: “Chuẩn đoán tiểu đường chính xác!”
Con số biết nói về bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh mạn tính, khi người bệnh mắc sẽ phải sống cả đời với bệnh và không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Trên thế giới, hiện nay theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) thì có hơn 425 triệu người, nghĩa là cứ 11 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Đáng nói và nguy hiểm hơn là cứ 2 người bị thì chỉ có 1 người biết mình mắc bệnh (do không đi kiểm tra chẩn đoán tiểu đường). Theo dự đoán thì đến năm 2030, số ca mắc tiểu đường trên thế giới có thể lên đến 522 triệu người. Điều này có thể làm gánh nặng cho ngành y tế các nước và chất lượng xã hội giảm sút.
Riêng ở Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng, số người mắc tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Năm 2017, số ca mắc tiểu đường là 3,54 triệu người – chiếm 5,5% dân số. Như vậy cứ 7,5 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường.
Đáng sợ hơn, hàng năm có tới 29.000 người tử vong do các biến chứng liên quan đến tiểu đường. Nói về số lượng ca tử vong thì tiểu đường là căn bệnh gây tử vong đứng thứ 3 trong số các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, chỉ sau tim mạch và ung thư.
Vậy tiểu đường có nguy hiểm không? Thực tế nguy hiểm xảy ra với các biến chứng của bệnh. Mà biến chứng của bệnh xuất hiện khi các chỉ số đường huyết không được kiếm soát ổn định thường xuyên. Do vậy đây là bệnh lý mạn tính cả đời nên người bệnh cần có giải pháp hợp lý trong điều trị. Chế độ ăn uống và việc tuân thủ phác đồ điều trị cần được kiểm soát nghiêm ngặt.
Biến chứng của tiểu đường là gì?
Biến chứng của tiểu đường được chia thành 2 dang là dạng cấp tính và dạng mạn tính, cụ thể như sau:
➤ Biến chứng tiểu đường cấp:
- Hạ đường huyết: Hạ đường huyết xảy ra khi nồng độ đường huyết trong máu dưới 3,6mmol/l và hầu hết bệnh nhân đái tháo đường đều bị hạ đường huyết. Kết quả là người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như vã mồ hôi, mệt mỏi, nhịp tim tăng, đói cồn cào, bủn rủn chân tay, choáng… nặng hơn có thể lên cơn co giật và dần mất ý thức.
- Hôn mê: Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
➤ Biến chứng tiểu đường mãn:
- Tổn thương mắt: thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra.
- Giảm chức năng, suy thận: đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó làm suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.
- Nguy cơ tim mạch: Bệnh đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não 1,5 – 2 lần, gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành từ 2 – 4 lần và tăng nguy cơ viêm tắc động mạch chi dưới 5 – 10 lần.
- Biến chứng thần kinh: đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi…
- Nhiễm trùng: đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể
Xem chi tiết hơn trong bài viết: “Đừng để biến chứng tiểu đường thành nỗi sợ hãi!”
Cách điều trị bệnh tiểu đường!
Tiểu đường là bệnh mãn tính, mục tiêu của điều trị là để đưa chỉ số đường huyết về mức an toàn, giảm triệu chứng và ngừa biến chứng. Hiện nay, người bị tiểu đường được khuyến cáo nên điều trị song song giữa thuốc Tây Y và thảo dược, giữa chế độ ăn uống và tập luyện.
Điều trị bằng chế độ ăn uống
Không phải là một chế độ ăn kiêng khem kĩ càng và tuyệt đối, mà chế độ ăn của người bệnh tiểu đường cần ăn uống đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, với số lượng hợp lý.
- Các bữa ăn luôn ăn đúng giờ. Chỉ nên duy trì ăn thịt trong 2 bữa, các bữa còn lại thì ăn nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc.
- Không ăn các loại thức ăn chứa nhiều mơ như đồ chiên xào. Nên ăn nhiều rau, nấm khô, dưa chuột…
- Tuyệt đối không bỏ bữa
- Có thể tạo các cảm giác ngon miệng để ăn được
- Nhai kĩ và ăn chậm
- Không ăn quá nhiều và cần đo được lượng thực phẩm phù hợp với mình.
- Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, không rán, chiên, dùng mỡ động vật.
- Cần ăn kiêng thì ăn kiêng dần dần, không ăn kiêng đột ngột gây ra tụt đường huyết.
- Tránh xa các chất kích thích, đồ uống chứa cồn.
- Nên có bữa phụ trước khi đi ngủ, có thể chỉ cần một ly sữa hay một lát dưa hấu.
Điều trị bằng chế độ vận động
Thời gian luyện tập tùy thuộc vào thể trạng từng người cũng như môn nào phù hợp. Tuy nhiên, cần duy trì vận động thường xuyên và mỗi ngày duy trì từ 30-45 phút. Không vận động quá sức cũng có thể gây tụt đường huyết sẽ rất nguy hiểm.
Điều trị bằng thảo dược
Có nhiều loại thảo dược có khả năng kiểm soát đường huyết, kích hoạt insulin hoạt động tích cực. Nhưng trong các nghiên cứu trên lâm sàng và thực nghiệm có chỉ ra cây giảo cổ lam là tốt nhất trong các loại thảo dược.
Các chất trong Giảo cổ lam không chỉ có tác dụng làm sạch các loại cholesterol xấu trong máu mà còn có tác dụng ổn định đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Năm 2004, Viện Dược liệu TW kết hợp với Viện nghiên cứu Karolinska, Thụy Điển đã tìm ra môt hoạt chất mới từ cây Giảo Cổ lam, có tác dụng kích thích tạo insulin. Các nhà khoa học đã chứng minh được hoạt chất này là một saponin mới và đặt tên là Phanoside (lấy tên nhà khoa học việt Nam Đào Văn Phan, trưởng nhóm nghiên cứu). Khi sử dụng trên chuột người ta thấy rằng phanoside đáp ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với phanoside khi nồng độ glucose cao tốt hơn khi ở nồng độ thấp. Điều này có nghĩa là Giảo cổ lam hầu như không có tác dụng hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở ngưỡng giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết trên đối tượng có nồng độ đường huyết cao.
Không chỉ tại Việt Nam mà còn có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định tính hiệu quả của Giảo cổ lam đối với bệnh tiểu đường. Sử dụng trà hoặc viên uống Giảo cổ lam hằng ngày có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Kế thừa các nghiên cứu khoa học Dược Tuệ Linh cho ra mắt 2 sản phẩm chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên Giảo cổ lam 5 lá đó là viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh và trà Giảo cổ lam Tuệ Linh.
Hiện sản phẩm đã được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm để xem chi tiết danh sách các nhà thuốc TẠI ĐÂY
Điều trị tiểu đường bằng thuốc
Đối với bệnh tiểu đường type 1, tế bào beta trong tuyết tụy bị phá hủy nên insulin không được tiết ra cho cơ thể. Nên người bệnh cần được điều trị bằng insulin.
Còn với bệnh tiểu đường type 2, insulin bị thiếu hụt do những bất thường về giảm insulin, kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan. Nên điều trị tiểu đường được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc hạ đường huyết loại uống làm cho cơ thể tăng sản xuất chất insulin, làm giảm tình trạng kháng insulin, và ngăn ngừa hinẹ tượng hấp thụ carbohydrat ở ruột. Mọi chỉ định về dùng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ.
Người tiểu đường nên ăn gì kiêng gì?
Như trên đã nói chế độ ăn cực kỳ quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Nên việc ăn gì và kiêng gì người bệnh cần nắm để xét lập chế độ ăn phù hợp.
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?
- Nhóm đường bột: bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo nguyên cám, các loại rau củ hấp, luộc, nướng. Hạn chế chiên xào… Khi ăn các loại khoai sắn thì người bệnh nên cắt giảm bớt cơm.
- Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn các loại thịt không có mỡ như cá, thịt nạc, thịt da cầm (khôn găn da) và đậu. Chế biến cũng đơn giản hấp, luộc,, áp chảo để bỏ bớt mỡ.
- Nhóm chất béo, đường: người bệnh tiểu đường có thể sử dụng các loại chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, dầu ô liu.. và sử dụng đường tự nhiên như trong trái cây, đường mật ong…
- Nhóm rau: Các loại rau đủ màu sắc là tốt nhất nhưng nên ăn đồ hấp, luộc, hoặc ăn sống sẽ tốt hơn.
- Hoa quả: Tăng cường trái cây là điều cần thiết với người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn các loại trái cây chấm đường hay thêm kem, sữa…
Người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?
- Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
- Không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ, đồ chiên rán, xào….
- Không ăn các loại thịt mỡ, mỡ lợn, bánh kẹo, siro, đường tinh luyện….
- Hạn chế các loại hoa quả sấy khô vì những loại này chứa nhiều đường.
Xem chi tiết hơn: Nên ăn gì kiêng gì khi bị tiểu đường?
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả hiện nay
- Theo dõi cân nặng: Tập thể dục là cách để đốt cháy calo, đốt cháy đường khi vào cơ thể qua thực phẩm. Và cũng kiểm soát được lượng mỡ thừa.
- Uống đủ nước: đôi khi cơ thể không phân biệt được cảm giác đói và khát nước nên cần bổ sung thường xuyên. Khi uống nước đủ sẽ không còn cảm giác thèm đường nữa.
- Ăn nhiều rau xanh: ăn nhiều rau xanh giúp cơ thể chuyển hóa và tiêu hóa tốt hơn, và nên ăn rau xanh vào đầu bữa để khiến bụng no sau đó hạn chế ăn các thực phẩm khác.
- Không xem tivi khi ăn: Khi xem TV bạn sẽ không kiểm soát được mình ăn bao nhiêu và thường ăn nhiều hơn thông thường.
- Uống trà giảo cổ lam hàng ngày: Giảo cổ lam vừa có tác dụng ổn định đường huyết như nói ở trên nên việc sử dụng giảo cổ lam dạng trà hàng ngày rất tốt vừa có thể kiểm soát cân nặng.
- Kiểm soát stress: Cân bằng tâm trạng bằng cách ngồi thiền hoặc thư giãn bằng âm nhạc vì stress có thể gây ra tiểu đường.
- Ngủ đủ: Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy những người thiếu ngủ có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh tiểu đường. Hiện nay tiểu đường là căn bệnh mạn tính, vì vậy việc kiểm soát đường huyết là giải pháp duy nhất để tránh biến chứng của tiểu đường.