Huyết áp lên cao làm thế nào để giảm nhanh chóng hiệu quả hạn chế biến chứng nguy hiểm là điều mà những người bị bệnh cao huyết áp rất quan tâm. Giaocolam.vn xin giới thiệu đến bạn đọc mẹo giảm huyết áp nhanh chóng tại nhà ở nội dung bài viết này!
Mục lục
Khi nào được gọi là cao huyết áp?
Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):
- Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
- Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Ở người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Những người tiền huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 – 139 mmHg và tâm trương từ 80 – 89mmHg.
Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: chỉ số huyết áp tâm thu từ >=135 mmHg và tâm trương >=85mmHg.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Huyết áp cao- triệu chứng, cách điều trị
Vai trò của việc hạ huyết áp cao
Cao huyết áp là bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng như: suy giảm trí nhớ, xơ vữa động mạch, mù lòa, suy thận, thậm chí là đột quỵ dẫn đến tử vong.
Thống kê tại các bệnh viện cho thấy đa số bệnh nhân cao huyết áp nhập viện với tình trạng đã có những tổn thương cơ quan đích như: cơ thể yếu, khó thở, đau ngực, nhìn mờ, ho ra máu, hôn mê,… Lúc này, tỷ lệ khôi phục cơ thể về như ban đầu là rất khó.
Cách duy nhất để hạn chế được những biến chứng này là cần tìm cách hạ huyết áp và kiểm soát chỉ số này ở mức ổn định ngay khi huyết áp tăng cao. Việc này có vai trò rất quan trọng, quyết định đến kết quả của quá trình điều trị bệnh. Cụ thể, hạ huyết áp giúp:
- Đưa huyết áp về mức an toàn.
- Duy trì chỉ số huyết áp ổn định.
- Tránh được các biến chứng nguy hiểm.
- Ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
- Làm giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu nhận biết huyết áp tăng cao
Cao huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh tiến triển thầm lặng, không có biểu hiện rõ ràng cho tới khi các biến chứng xảy ra. Thông thường người bệnh chỉ phát hiện mình bị cao huyết áp khi khám tổng quát sức khỏe.
Tuy nhiên, một số trường hợp cao huyết áp cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
- Thở nông
- Đánh trống ngực, khó thở, tim đập nhanh
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu
- Mặt đỏ, buồn nôn
- Tiểu máu
- Mất ngủ
Khi nhận thấy dấu hiệu này, tốt nhất bạn nên thực hiện đo huyết áp của mình hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra. Việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh sẽ giúp người bệnh chủ động trong việc chữa trị, tránh được những biến chứng nguy hiểm không đáng có.
☛ Chi tiết hơn tại: Cách nhận biết sớm triệu chứng cao huyết áp
Cách giảm cao huyết áp tại nhà hiệu quả
Khi được chẩn đoán cao huyết áp, người bệnh không nên quá lo lắng, bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát chúng về ngưỡng an toàn. Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh vẫn có nhiều các chữa huyết áp cao tại nhà đơn giản mà hiệu quả.
Dưới đây là 2 cách giảm cao huyết áp tại nhà hiệu quả dành cho trường hợp cụ thể là:
- Giảm huyết áp cao cấp tốc
- Giảm huyết áp cao lâu dài
Mẹo giảm huyết áp cao cấp tốc
1. Massage tai và cổ
Trên mặt, dưới dái tai và cổ là 3 vị trí quan trọng có thể giúp bạn hạ huyết áp nhanh chóng tại nhà: Massage tạ 3 điểm này với các tác động như sau:
- Tìm điểm thứ nhất ở sau dái tai của bạn, kéo một đường thẳng từ dái tai xuống đến trung tâm của xương đòn, ở đây bạn sẽ tìm thấy điểm thứ 2. Nhẹ nhàng sử dụng ngón tay để xoa bóp, massage theo động tác lên xuống. Lặp lại 10 lần mỗi bê cổ để cảm thấy sự khác biệt rõ ràng.
- Điểm thứ ba nằm trên khuôn mặt, từ dái tai kéo ra phía trước khoảng 0,5 cm. Massage vị trí này một cách nhẹ nhàng theo chuyển động tròn ngược chiều kim đồng hồ khoảng 1 phút. Thực hiện đồng thời cả 2 bên để tạo sự cân đối.
Xoa bóp những khu vực này sẽ làm giảm căng thẳng trong cơ cổ của bạn và khôi phục lưu lượng máu thích hợp đến não của bạn. Cách này sẽ giúp bạn hạ huyết áp nhanh chóng.
2. Thở Bhramari pranayama
Thở Bhramari pranayama, hay cò gọi là thở tiếng ong rít – là một phương pháp thở trong yoga được các chuyên gia khuyên thực hiện cho bệnh nhân huyết áp cao vì cách này sẽ giúp thư giãn cơ thể và giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến bệnh lý như đau đầu, đau nửa đầu,… Từ đó, làm hạ huyết áp nhanh chóng tại nhà.
Cách thực hiện:
- Ngồi xuống sàn trong tư thế thoải mái, lưng thẳng.
- Đặt ngón tay trỏ của bạn vào sụn của cả hai tai.
- Hít một hơi thật sâu.
- Khi bạn thở ra, tạo ra một tiếng vo ve, giống như một con ong, cùng lúc gây áp lực nhẹ lên sun tai của bạn.
- Lặp lại bài tập này 7-10 lần.
Tập thở bằng mũi trái
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, thở bằng mũi trái sâu sẽ làm cho các mạch máu được thư giãn, đồng thời làm giảm hormone gây căng thẳng, từ đó giúp hạ huyết áp nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Ngồi trên sàn hoặc trên ghế ở tư thế thoải mái, lưng thẳng.
- Sử dụng ngón tay phải để bịt mũi phải, đồng thời đặt tay trái lên bụng để cảm nhận cách thở.
- Hít một hơi thật sâu qua lỗ mũi trái của bạn, giữ trong vài giây, sau đó thở ra.
- Thực hiện đều đặn như vậy khoảng 3-5 phút để cảm nhận sự thay đổi của cơ thể.
3. Nghe nhạc cổ điển
Theo một nghiên cứu về sức khỏe tim mạch chỉ ra rằng, những thể loại nhạc nhẹ nhàng, không lời và được lặp lại đều đặn như nhạc cổ điển, celtic có tác dụng làm hạ huyết áp một cách nhanh chóng.
Cơ chế hạ huyết này là do dòng nhạc này hỗ trợ làm dịu cơ thể người bệnh và làm giảm hormone cortisol gây căng thẳng. Đặc biệt tác dụng hạ huyết áp này sẽ hiệu quả hơn nếu người bệnh kết hợp với các bài tập thở hoặc thiền.
4. Uống một ly nước
Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên về phương pháp hạ huyết áp này. Tuy nhiên, trên thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một ly nước có thể giúp bạn làm hạ huyết áp.
Khi cơ thể bị mất nước khiến thể tích máu sụt giảm, kết hợp với sức cản ngoại biên gây nên tình trạng tăng huyết áp. Do đó, nếu bạn cảm thấy các triệu chứng tăng huyết áp, hãy uống 1-2 ly nước để khôi phục lại lượng máu đầy đủ, giúp cơ thể điều chỉnh huyết áp trở lại bình thường.
5. Thư giãn trong tư thế Savasana
Yoga được biết đến là một bộ môn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề về tim mạch. Trong đó, tư thế Savasana trong yoga được nhiều người sử dụng vì có tác dụng làm giảm nhịp tim và hạ hạ huyết áp một các nhanh chóng.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần tìm cho mình một mặt phẳng rồi duỗi thẳng tay chân, nằm thoải mái để cảm nhận cơ bắp được thư giãn. Nghỉ ngơi trong tư thế này trong khoảng 10-15 cơ thể của bạn sẽ cân bằng trở lại, hệ thần kinh cũng được ổn định hơn.
6. Ngâm chân trong nước nóng
Ngâm chân trong nước nóng có tác dụng lưu thông máu não, ngăn máu lên não, vận chuyển máu xuống chân một cách đều đặn, nhờ vậy mà huyết áp của bạn sẽ được ổn định lại một cách nhanh chóng.
Bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước có nhiệt độ khoảng 70-80, sau đó tìm một vị trí thoải mái để ngâm chân. Thả lỏng cơ thể trong vòng 10-15 phút. Phương pháp này giúp thư giãn tinh thần và giảm chứng mất ngủ, rất hiệu quả cho bệnh nhân cao huyết áp.
Cách giảm huyết áp cao lâu dài
Ngoài mẹo giúp giảm huyết áp cấp tốc để tránh những biến chứng không đáng có xảy ra, người bệnh cũng nên nắm được các biện pháp giảm huyết áp lâu dài, giúp ngăn ngừa bệnh tái phát đồng thời cũng duy trì được sức khỏe của người bệnh.
Cách tốt nhất để giảm huyết áp lâu dài đến từ thói quen trong lối sống hàng ngày bao gồm: chế độ ăn uống và luyện tập. Vậy người cao huyết áp cần ăn gì và luyện tập như thế nào?
1. Chế độ ăn uống hợp lý
Ăn thực phẩm giàu canxi
Ở bệnh nhân cao huyết áp, lượng canxi trong máu thường rất thấp. Do đó, bổ sung canxi là một cách giúp hỗ trợ điều trị cao huyết áp hiệu quả mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà. Canxi có nhiều trong sữa, thịt cá, hải sản. Ngoài ra, bạn có thể thấy canxi từ thực vật bao gồm: rau cải, đậu lăng, đậu phụ.
Ăn nhiều quả mọng
Quả mọng là thực phẩm dễ ăn và dễ hấp thu dinh dưỡng. Quả mọng có chứa nhiều polyphenol, hợp chất thực vật tự nhiên tốt cho sức khỏe tim mạch. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích bệnh nhân cao huyết áp ăn nhiều các loại quả mọng như một cách chữa bệnh tại nhà.
Ăn thực phẩm giàu kali
Kali là một khoáng chất quan trọng với chức năng hỗ trợ cơ thể hạn chế hấp thụ natri, đồng thời giảm áp lực máu tác động lên thành động mạch. Vì vậy, bạn có thể giảm huyết áp bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu kali như: rau cải xanh, khoai lang, khoang tây, chuối, cam, sữa chua, thịt cá hồi và các loại hạt họ đậu.
Hạn chế tiêu thụ muối
Ăn quá nhiều muối sẽ gây tích nước cho cơ thể, điều này tạo áp lực lên cơ trơn của thành mạch gây tăng huyết áp. Do đó, người cao huyết áp cần hạn chế sử dụng muối bằng cách tự nấu ăn ở nhà để gia giảm lượng muối phù hợp. Ngoài ra, có thể sử dụng những thoại thảo mộc và gia vị khác để thay thế muối.
Ăn sô-cô-la hoặc ca cao
Sô-cô-la nguyên chất, ca cao có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Do hàm lượng flavonoid tự nhiên có trong bột ca cao và sô-cô-la đen có tác dụng giúp mao mạch giãn nở. Vì vậy mà tiêu thụ loại thực phẩm này cũng được coi là một cách làm giảm huyết áp cao đơn giản có thể thực hiện tại nhà.
Hạn chế đồ uống có cồn
Các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia sẽ làm tăng kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, ngăn cản hoạt động mạch máu và gây huyết áp cao. Tuy nhiên, thay vì cấm hẳn, người bệnh có thể hạn chế uống rượu bia xuống mức hai ly rượu vang đỏ mỗi ngày đối với nam giới, và một ly với nữ giới cũng đem lại tác dụng hiệu quả trong việc chữa cao huyết áp tại nhà.
☛ Tham khảo thêm tại: Thực đơn 1 tuần cho người bị huyết áp cao
2. Thường xuyên luyện tập thể dục
Luyện tập thể dục không chỉ giúp người bệnh rèn luyện sức khỏe mà còn giúp thành mạch dẻo dai hơn, từ đó làm hạ huyết áp và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
Các chuyên gia khuyến khích rằng bạn nên vận động tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Điều này có thể làm chỉ số huyết áp giảm từ 5-8 mmHg.
Tùy vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn các bài tập có cường độ từ nhẹ đến trung bình như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… Đối với những trường hợp mới bắt đầu luyện tập, đừng ngần ngại hỏi ý kiến của bác sĩ hay huấn luyện viên để có thời gian phân bố luyện tập tốt nhất.
3. Kết hợp sử dụng trà giảo cổ lam hạ huyết áp
Sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric- hợp chất này đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định huyết áp.
Ngoài ra, trà giảo cổ lam còn có tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao, điều trị tiểu đường type 2, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, …
Có thể dùng nước trà giảo cổ lam thay thế nước lọc và uống mỗi ngày. Thời điểm uống trà mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất là vào buổi sáng và đầu giờ chiều.
Sản phẩm trà Giảo cổ lam Tuệ Linh phân phối trên toàn quốc. Để mua trà Giảo cổ lam quý khách hàng có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh để tránh trường hợp đi tìm nhà thuốc không có mất thời gian khách hàng có thể xem danh sách nhà thuốc “TẠI ĐÂY”. Khi mua, quý khách hàng nên chú ý nói rõ mua thương hiệu Tuệ Linh và nhớ kiểm tra bao bì sau khi tiếp nhận sản phẩm.
☛ Đọc thêm: Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp cao, ổn định huyết áp hiệu quả
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Một số trường hợp cao huyết áp tiến triển nghiêm trọng cằn được cấp cứu ngay, bởi vì chậm trễ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây, hãy báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời:
- Đau ngực, khó thở.
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
- Đau lưng, tê bì/ yếu liệt chi.
- Suy giảm ý thức, nói khó, nhìn mờ.
- Nôn mửa.
- Chảy máu mũi.
- Mất thăng bằng cơ thể.
Kết luận: Trên đây là những cách điều trị cao huyết áp tại nhà hiệu quả. Mong rằng với những thông tin mà bài biết cung cấp, người bệnh có thể tham khảo và tìm ra phương pháp phù hợp cho mình. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp cụ thể.
Hoàng Thị Vân đã bình luận
tôi cần làm gì khi huyết áp tăng đột ngột
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Khi huyết áp tăng đột ngột, bạn cần thực hiện những bước sau để kiểm soát tình trạng và tránh những biến chứng tiềm tàng: Đo huyết áp, nghỉ ngơi, uống nước, hạn chế natri và tránh chất kích thích. Nếu nghỉ ngơi mà huyết áp không hạ, bạn cần gọi trợ giúp từ y tế. Nếu huyết áp tăng đột ngột và có triệu chứng nguy hiểm như đau ngực, khó thở, hoặc buồn nôn, hãy gọi ngay số cấp cứu (911 hoặc số cấp cứu quốc gia tại nơi bạn sống) để được cấp cứu kịp thời.
Hồng Chanh đã bình luận
bài viết rất hữu ích, nếu dùng các mẹo tại nhà để giảm huyết áp thì có cần dùng thuốc thêm không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Dùng các mẹo tại nhà có thể hỗ trợ giảm huyết áp, nhưng không thể thay thế việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn và uống thuốc nếu được bác sĩ chỉ định. Nếu bạn đã được chẩn đoán bị huyết áp cao và đang dùng thuốc, không nên dừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Bạn có thể tham khảo bài sau để tìm hiểu các trường hợp huyết áp cao cần phải dùng thuốc https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-bao-nhieu-phai-uong-thuoc.html