Tiểu đường là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, xoay quanh bệnh lý này có rất nhiều thắc mắc của bệnh nhân. Trong nội dung bài viết này sẽ trả lời nhanh tổng hợp các thắc mắc, câu hỏi được gửi đến giảo cổ lam về bệnh tiểu đường. Nếu vẫn còn câu hỏi nào khác bạn đọc hãy tiếp tục gửi câu hỏi đến để Giảo cổ lam tư vấn trả lời.
Mục lục
- 1. Tiểu đường là bệnh gì?
- 2. Chỉ số an toàn về đường huyết khi bị tiểu đường tuýp 2
- 3. Mang thai bị tiểu đường thai kỳ vậy con có nguy cơ mắc không?
- 4. Tiểu đường cần hạn chế ăn tinh bột vậy nên ăn thực phẩm gì thay thế?
- 5. Chế độ sinh hoạt vận động của người tiểu đường là gì?
- 6. Có phải bị tiểu đường sẽ dễ mắc bệnh khác?
- 7. Bệnh tiểu đường có lây không, có di truyền không?
- 8. Tiểu đường sống được bao nhiêu năm?
- 9. Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?
- 10. Có thể chữa khỏi tiểu đường được không?
- 11. Bị tiểu đường và đang dùng thuốc theo chỉ định nhưng vì sao cân nặng vẫn bị giảm?
- 12. Nếu quên uống thuốc tiểu đường theo chỉ định vậy bổ sung thuốc làm sao?
- 13. Ai có nguy cơ cao bị tiểu đường?
- 14. Tôi đi tiểu đêm nhiều vậy có phải bị tiểu đường không?
- 15. Đi khám định kỳ chỉ số đường huyết cao có phải bị tiểu đường?
- 16. Mới mắc tiểu đường vậy có cần tiêm insulin?
- 17. Tiểu đường chỉ ăn miến dong không được ăn cơm đúng hay sai?
1. Tiểu đường là bệnh gì?
Tiểu đường hay còn có tên khác là đái tháo đường, đây là thuật ngữ dùng để chỉ về bệnh lý mạn tính liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường glucose, khiến chỉ số đường trong máu (đường huyết) luôn ở mức cao hơn người bình thường.
Nguyên nhân gây ra tiểu đường là do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin – hoạt chất giúp chuyển hóa đường thành năng lượng, khiến cho đường không thể được chuyển hóa và tích tụ lại trong máu khiến chỉ số đường huyết tăng cao.
Tiểu đường gồm có 3 dạng chính là:
- Tiểu đường type 1: dạng cơ thể không sản xuất được insulin
- Tiểu đường type 2: cơ thể vẫn sản xuất nhưng không đủ insulin hoặc đề kháng insulin
- Tiểu đường thai kỳ: xảy tra trong thai kỳ, sinh xong sẽ hết bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc chuyển sang tiểu đường type 2
➤ Xem chi tiết hơn: Bệnh tiểu đường là gì? thông tin cần biết!
2. Chỉ số an toàn về đường huyết khi bị tiểu đường tuýp 2
Tuy nhiên không phải ai cũng giống ai, tùy từng đối tượng mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ số an toàn nhất định. Ví dụ người lớn tuổi ( > 65 tuổi ), thời gian mắc bệnh kéo dài, nhiều bệnh kèm và biến chứng (suy thận, suy tim, Bệnh tim thiếu máu cục bộ, Sa sút trí tuệ,…) thì mục tiêu kiểm soát đường huyết không chặt chẽ như người trẻ, khỏe mạnh, ít bệnh lý phối hợp… thường chỉ số HbA1c ở những đối tượng này trong khoảng 7.5-8 % là tốt
3. Mang thai bị tiểu đường thai kỳ vậy con có nguy cơ mắc không?
Hầu hết người bị tiểu đường thai kỳ sẽ trở lại bình thường sau sinh hoặc có thể chuyển biến thành tiểu đường type 2. Chính vì vậy để hạn chế nguy cơ con mắc bệnh hãy theo dõi đường huyết chặt chẽ trong thai kỳ, xây dựng chế độ ăn uống khoa học đủ chất hợp lý, tăng vận động thể thao, tránh căng thẳng, giữ cân nặng bình thường để đưa đường huyết về mức an toàn tránh mắc tiểu đường type 2.
Sau sinh con chú ý dinh dưỡng sự tăng cân của bé, tránh bé béo béo phì, cho bé tăng cường vận động để giúp ngăn ngừa tiểu đường.
4. Tiểu đường cần hạn chế ăn tinh bột vậy nên ăn thực phẩm gì thay thế?
- Chất đạm: 15%-20% tổng năng lượng, hoặc 1g/kg/ngày. Trung bình cần 50g-60g (đạm) protid/người 50-55 kg; ví dụ như: 100g thịt nạc hoặc cá , 100g đậu phụ ( 1 bìa), 2 ly sữa tươi lạt hoặc sữa đậu nành lạt hoặc 01 ly sữa đạm cao ( ly 250 ml)
- Chất béo: Lipid = 25% – 30% tổng năng lượng , hoặc 1g/kg/ngày. Nên ăn dầu thực vật tránh dùng mỡ động vật. Người trưởng thành 1 tuần có thể ăn tối đa 3-4 lòng đỏ trứng, nếu có rối loạn mỡ máu chỉ nên ăn 2 trứng 1 tuần, và chọn các loại sữa ít béo (không đường).
- Chất bột đường: Glucid = 50-60% năng lượng hàng ngày, trung bình mỗi bữa ăn chính :1-2 chén lưng cơm, chọn các thực phẩm cùng nhóm có chỉ số đường thấp hơn, hạn chế các thức ăn, thức uống có nhiều đường: bánh kẹo, chè, nước ngọt, sữa ngọt nguyên kem …
- Chất xơ, Vitamin, khoáng chất, vi lượng: RAU CỦ cung cấp các vitamin,chất khoáng và chất xơ, ít tinh bột. Nên ăn sống, hấp, luộc, hạn chế chiên, xào.
Ngoài ra nên lựa chọn các thực phẩm tinh bột nhưng có chỉ số GI thấp như như gạo lứt, gạo giã rối, khoai củ (khoai lang, khoai tây, củ từ) nhưng chú ý là không nên ăn khoai lang nướng. Không nên ăn các thực phẩm chứa chất bột đường tinh chế như bánh kẹo, kem, nước ngọt, sữa có đường, trà sữa.
➤ Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
5. Chế độ sinh hoạt vận động của người tiểu đường là gì?
6. Có phải bị tiểu đường sẽ dễ mắc bệnh khác?
Nếu tiểu đường không được điều trị theo dõi chặt chẽ sẽ gây biến chứng cho hầu hết các cơ quan của cơ thể. Trong đó đáng kể nhất là:
- Biến chứng tim mạch: xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, đột quỵ…
- Biến chứng thần kinh: tê bì, mất cảm giác, rối loạn cương…
- Bệnh võng mạc tiểu đường: giảm thị lực, mù lòa.
- Biến chứng thận: chức năng thận kém, suy thận.
- Bệnh lý bàn chân: loét nhiễm trùng, cắt cụt chân.
Vì thế người bị tiểu đường cần kiểm soát chỉ số đường huyết chặt chẽ, thăm khám và điều trị theo chỉ định bác sĩ!
7. Bệnh tiểu đường có lây không, có di truyền không?
- Với tiểu đường type 1 nếu người bố mắc bệnh thì khả năng di truyền là 10%, tỷ lệ này chỉ còn 4% nếu là mẹ mắc bệnh, còn cả bố và mẹ đều bị tiểu đườn type 1 thì khả năng di truyền lên tới 40%.
- Với tiểu đường tuýp 2, nếu bố hoặc mẹ được chẩn đoán trước 50 tuổi, con cái có nguy cơ mắc bệnh khoảng 14%. Con số này sẽ tăng lên 50% khi cả bố và mẹ bị tiểu đường.
➤ Đọc thêm: Tính di truyền của bệnh tiểu đường
8. Tiểu đường sống được bao nhiêu năm?
9. Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?
- Tiền tiểu đường: Đây là giai đoạn đường huyết tăng cao hơn mức bình thường nhưng chưa đạt ngưỡng chẩn đoán tiểu đường.
- Tiểu đường tiến triển: Giai đoạn này đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết sau ăn và người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình.
- Tiểu đường khó kiểm soát: HbA1c tăng cao và một số biến chứng bắt đầu xuất hiện buộc người bệnh phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau.
- Tiểu đường giai đoạn cuối: Nhiều biến chứng xuất hiện cùng lúc và việc kiểm soát đường huyết rất khó khăn.
Mức độ nặng của bệnh tăng dần ở mỗi giai đoạn mục tiêu và cách điều trị sẽ thay đổi.
➤ Đọc chi tiết: 4 giai đoạn của bệnh tiểu đường phải nắm rõ
10. Có thể chữa khỏi tiểu đường được không?
11. Bị tiểu đường và đang dùng thuốc theo chỉ định nhưng vì sao cân nặng vẫn bị giảm?
- Chế độ ăn kiêng quá mức, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể dẫn đến huy động mô mỡ, mô cơ thoái biến tạo năng lượng làm giảm cân. Trường hợp này cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý hơn tăng tinh bột và chất béo thì cân nặng sẽ tăng trở lại.
- Điều trị chưa hiệu quả, chưa kiểm soát được đường huyết, đường huyết tăng cao bị đào thải qua nước tiểu gây giảm cân.
- Một số nguyên nhân khác làm giảm cân như bệnh phổi mạn hay lao phổi, cường giáp, ung thư, mất ngủ, lo lắng…
Nên gặp bác sĩ sớm nếu gặp phải tình trạng này để được chẩn đoán và lên phác đồ điều trị mới!
12. Nếu quên uống thuốc tiểu đường theo chỉ định vậy bổ sung thuốc làm sao?
- Uống bù nếu cách thời điểm dùng thuốc thường ngày dưới 3 giờ và tần suất uống thuốc là 2 lần/ngày, hãy uống bù ngay. Nếu đã hơn ba giờ, hãy theo dõi đường huyết và chờ đợi tới lần uống thuốc kế tiếp theo đúng kế hoạch.
- Nếu loại thuốc tiểu đường đang dùng thuộc nhóm tác dụng kéo dài mỗi ngày chỉ uống một lần, hãy uống thuốc trong vòng 12 giờ sau liều đã quên. Nếu không, hãy chờ đến thời điểm uống thuốc hôm sau và dùng đúng với liều được bác sĩ kê đơn.
Cách xử lý này thích hợp cho các thuốc nhóm sulfonylure (ví dụ như Glipizide), thiazolidinedione (như pioglitazone) và biguanide (chẳng hạn như Metformin – Glucophage). Đối với các loại thuốc tiểu đường khác, như acarbose (Precose) hoặc repaglinide (Prandin), hãy uống vào bữa ăn gần nhất.
Tuyệt đối không tăng gấp đôi liều trong lần uống tiếp theo. Điều này có thể gây tụt đường huyết đột ngột và khiến bạn gặp nguy hiểm.
13. Ai có nguy cơ cao bị tiểu đường?
- Người thừa cân, béo phì
- Ít vận động thể lực
- Gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột)
- Người mắc chứng tăng huyết áp
- Người bị mỡ máu
- Phụ nữ bị buồng trứng đa nang
- Phụ nữ đã mắc đái tháo đường thai kỳ
- Rối loạn đường máu hay tiền đái tháo đường
- Tiền sử có bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.
14. Tôi đi tiểu đêm nhiều vậy có phải bị tiểu đường không?
15. Đi khám định kỳ chỉ số đường huyết cao có phải bị tiểu đường?
Việc xác định có mắc tiểu đường hay không phụ thuộc vào chỉ số đường huyết trong máu thông qua xét nghiệm l HbA1c, Glucose máu đói và hoặc Glucose 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp Glucose. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA, tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường dựa vào chỉ số đường huyết như sau:
- Chỉ số đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L)
- Chỉ số đường huyết sau 2 giờ dung nạp glucose đường uống 75g ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)
- Chỉ số HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol)
➤ Xem thêm: Đường huyết cao khi nào là bệnh tiểu đường?
16. Mới mắc tiểu đường vậy có cần tiêm insulin?
17. Tiểu đường chỉ ăn miến dong không được ăn cơm đúng hay sai?
Thay vì sử dụng miến dong nên chọn các thực phẩm như gạo lứt hoặc ăn khoai củ như khoai lang, khoai sọ, củ từ sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt, bớt đi cảm giác mệt do hạ đường huyết. Ngoài kiểm soát chất bột đường có GI thấp trong chế độ ăn, cần có chế độ ăn đa dạng, đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, sẽ giúp duy trì cân nặng hợp lý, không để bị tăng đường huyết nhiều sau ăn và không bị hạ đường huyết khi xa bữa ăn. Bên cạnh đó cần chú ý tập luyện thể thao một cách phù hợp để có sức khỏe tốt nhất.
Trên đây là tư vấn trả lời về bệnh tiểu đường. Hãy tiếp tục gửi thắc mắc về Giaocolam.vn để chúng tôi tư vấn cho bạn.
Văn Trình đã bình luận
tôi nghe nói bị tiểu đường cần phải hạn chế tinh bột, tôi nên ăn những gì để cung cấp tinh bột hàng ngày.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Trình!
Để kiểm soát đường huyết tốt anh nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch, các loại đậu nguyên hạt… Anh nên chế biến đồ ăn dưới dạng hấp luộc, hạn chế xào rán. Cần ăn uống đủ bữa và đúng giờ, hạn chế các thực phẩm như đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường, đồ uống có ga… để kiểm soát chỉ số đường huyết của mình nhé.