Khi bác sĩ yêu cần chẩn đoán tiểu đường, bạn cần phải làm một vài xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường và các vấn đề liên quan, trong đó có xét nghiệm HbA1c. Với những người đang thắc mắc không biết xét nghiệm HbA1c là gì thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp. Đồng thời giải thích ý nghĩa của việc làm xét nghiệm HbA1c trong việc đánh giá bệnh tiểu đường là như thế nào.
➤ Tìm hiểu trước: Bệnh tiểu đường là gì?
Mục lục
- 1. Xét nghiệm HbA1c là gì?
- 2. Ý nghĩa của xét nghiệm HbA1c với bệnh tiểu đường
- 3. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm HbA1c?
- 4. Lưu ý quan trọng trước khi thực hiện xét nghiệm HbA1c
- 5. Quy trình thực hiện xét nghiệm HbA1c
- 6. Cần làm gì để kiểm soát tốt chỉ số HbA1c
- 7. Sử dụng Giảo cổ lam giúp ổn định đường huyết
- 8. Kết luận
1. Xét nghiệm HbA1c là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà xét nghiệm HbA1c luôn được chỉ định trong xét nghiệm của bệnh nhân tiểu đường. Như vậy để hiểu được xét nghiệm HbA1c là gì, bạn cần biết bản chất của HbA1c.
Tế bào hồng cầu máu của mỗi chúng ta đều chứa 3 loại Hemoglobin (Hb) là HbA1, HbA2 và HbF. Trong đó, HbA1 chiếm tới 97%, HbA2 chỉ khoảng 3% và HbF là hemoglobin chỉ có trong giai đoạn bào thai và còn vết tích khi ta trưởng thành.
Bản chất của xét nghiệm HbA1c chính là xác định nồng độ phần trăm hemoglobin bị glycosyl trong tổng số hemoglobin để đánh giá nồng độ glucose trong máu trong khoảng thời gian 2-3 tháng trước đó.
Như vậy, xét nghiệm HbA1c là xét nghiệm máu dùng để đo lượng glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Khi hemoglobin và glucose liên kết với nhau, một lớp đường sẽ bao bọc xung quanh hemoglobin. Lớp bao bọc này sẽ dày hơn khi lượng đường trong máu tăng lên. Và xét nghiệm HbA1c có thể đo lường mức độ dày của lớp vỏ này. Những người mắc bệnh tiểu đường làm tăng lượng đường huyết thì có lượng đường gắn với hemoglobin nhiều hơn người bình thường.
Ở người bình thường, chỉ số HbA1c thường dao động từ 4-6%. Chỉ số HbA1c cao khi tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l. Nếu chỉ số HbA1c nằm ngoài khoảng 4-6% thì cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề trong kiểm soát đường huyết, cụ thể:
- HbA1c > 6,5%: Đường huyết trung bình trong 3 tháng ở ngưỡng cao. Cơ thể không thể kiểm soát tốt đường huyết do mắc phải một số bệnh lí nên như: Tiểu đường, ngộ độc chì, suy thận,….
- HbA1c < 4%: Đường huyết trung bình 3 tháng giảm thấp có thể do các nguyên nhân như: Mang thai, thiếu máu, thiếu sắt, thừa vitamin C,…
2. Ý nghĩa của xét nghiệm HbA1c với bệnh tiểu đường
Như đã trình bày ở trên, xét nghiệm HbA1c dùng để đo lượng đường huyết trung bình trong 3 tháng. Do đó, xét nghiệm này cũng là căn cứ quan trọng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Cụ thể, xét nghiệm HbA1c cho ra các kết quả dùng để chẩn đoán tiểu đường với các khoảng sau:
- Dưới 5,7%: Bình thường
- Từ 5,7% – 6,4%: Tiền đái tháo đường
- Từ 6,5% trở lên: Đái tháo đường
Nếu bạn kiểm soát tốt chỉ số HbA1c, nguy cơ về biến chứng tiểu đường cũng sẽ giảm đi. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu bệnh đái tháo đường Châu Âu (EASD) tại Thụy Điển, người bị tiểu đường giảm 1% đơn vị HbA1c có thể giảm 50% nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm tiếp theo.
Theo một nghiên cứu khác với quy mô lớn hơn được thực hiện tại Anh cũng cho thấy, người bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2 cứ giảm được 1% đơn vị HbA1c thì sẽ giảm được 25% biến chứng mạch máu nhỏ ( bệnh võng mạc, bệnh thần kinh tiểu đường, bệnh thận tiểu đường,…) đồng thời giảm 16% nguy cơ suy tim, 43% nguy cơ bị hoại tử, cắt cụt chi.
Thông thường, mục tiêu điều trị mà bác sĩ hướng tới là HbA1c dưới 7. Nếu giảm chỉ số HbA1c <7% thì:
- Giảm thiểu nguy cơ biến chứng mù lòa tới 72%.
- Suy thận giai đoạn cuối giảm 87%.
- Hoại tử, cắt cụt chi giảm 67%.
Vì tầm quan trọng như vậy mà với người bệnh tiểu đường, họ nên thực hiện xét nghiệm HbA1c 4 lần/năm. Đối với những người có kết quả kiểm tra trong ngưỡng an toàn có thể chỉ cần kiểm tra 2 lần/năm.
☛ Tham khảo thêm tại: Biến chứng tiểu đường – Xem ngay!
3. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm HbA1c?
Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm HbA1c cho người tiểu đường khi nhận thấy khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân không tốt, cụ thể là xuất hiện những dấu hiệu như:
- Khát nước, tiểu nhiều
- Mệt mỏi, mờ mắt
- Nhiễm trùng lâu lành
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
➤ Tham khảo thêm: Dấu hiệu người mắc tiểu đường!
Ngoài ra, các đối tượng cụ thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm HbA1c bao gồm:
- Phụ nữ mang thai lần đầu dựa vào xét nghiệm HbA1c để đánh giá nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
- Người đang trong giai đoạn tiền tiểu đường hoặc nghi ngờ mắc tiểu đường tuýp 2.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
- Người có tiền sử bệnh tim phải hạn chế vận động.
- Người ăn nhiều nhưng nhanh đói, đói thường xuyên, liên tục, kể cả khi mới ăn xong,… Tình trạng này là do thiếu insulin dẫn đến cơ thể không hấp thụ năng lượng.
- Người thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa và có chỉ số BM vượt mức 23.
4. Lưu ý quan trọng trước khi thực hiện xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm HbA1c không đòi hỏi người bệnh cần có sự chuẩn bị đặc biệt nào. Người bệnh cũng không cần phải nhịn ăn trước 12 tiếng như các xét nghiệm thông thường khác, do đó việc thực hiện xét nghiệm có thể tiến hành vào bất kỳ thời điểm nào mà không gây ảnh hưởng đến kết quả.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh cần lưu ý một số thông tin dưới đây:
- Không cần ngưng thuốc điều trị tiểu đường: Việc tạm dừng sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường là điều không cần thiết. Người bệnh hãy uống thuốc bình thường giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không sử dụng các loại đồ uống chứa cồn hay chứa các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
- Hạn chế một số thực phẩm: Bạn không nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu tinh bột, đạm, chất béo,… vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết.
- Duy trì thói quen tốt: Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức, luôn giữ cho tinh thần thoải mái. Điều này giúp cho cơ thể hoạt động bình thường, không xảy ra tình trạng mất nước. Từ đó kết quả xét nghiệm chính xác hơn.
- Thông báo cho bác sĩ nếu bạn mắc các bệnh liên quan đến máu và hồng cầu, hay đang mang thai,… bởi những tình trạng này có thể làm thay đổi kết quả của xét nghiệm.
Như vậy, người bệnh không cần quá lo lắng về vấn đề xét nghiệm HbA1c. Thậm chí sau khi thực hiện xét nghiệm, nếu kết quả không có gì bất thường, người bệnh có thể quay trở lại sinh hoạt và chế độ ăn uống như bình thường.
5. Quy trình thực hiện xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm HbA1c là một xét nghiệm máu. Vì vậy, người bệnh cần lấy máu để kiểm tra. Theo đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực theo quy trình các bước sau:
Bước 1: Đăng ký thăm khám tại khu vực thăm khám của bệnh viện.
Bước 2: Bác sĩ bắt đầu kiểm tra lâm sàng.
Bước 3: Tiến hành thực hiện xét nghiệm HbA1c: Đầu tiên, bác sĩ sẽ quấn băng đàn hồi quanh quanh cánh tay để chặn dòng chảy của máu. Điều này giúp cho các tĩnh mạch nổi rõ hơn dưới da, dễ dàng hơn cho bác sĩ trong việc lấy máu để xét nghiệm. Lấy khoảng 2ml máu cho vào ống nghiệm có chứa chất đông và đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích.
Bước 4: Sau khi có kết quả xét nghiệm HbA1c, bác sĩ sẽ giải thích về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn đồng thời đưa ra những lời khuyên, tư vấn để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu bạn có bất cứ điều gì thắc mắc cần trao đổi ngay với bác sĩ trước khi tiếp nhận điều trị. Thực tế xét nghiệm HbA1c không tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Do đó hãy lắng nghe và thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
6. Cần làm gì để kiểm soát tốt chỉ số HbA1c
Giá trị lý tưởng nhất của chỉ số HbA1c là dưới 6,5%. Để đưa chỉ số HbA1c về con số này không phải là một việc dễ dàng đối với người tiểu đường. Hầu hết bệnh nhận đều nghĩ rằng dùng thuốc có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường, nhưng thực chất cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi được căn bệnh này.
Muốn kiểm soát được chỉ số HbA1c đòi hỏi bạn phải tuân thủ lối sống lành mạnh như: chế độ ăn uống khoa học, thói quen luyện tập thể dục, thời gian nghỉ ngơi, chất lượng giấc ngủ,… Dưới đây là một số biện pháp giúp người bệnh tiểu đường làm giảm chỉ số HbA1c về mức an toàn.
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Để đảm bảo kiểm soát được chỉ số HbA1c, trước tiên người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ thiết lập quá trình điều trị và kế đơn thuốc khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ uống thuốc đúng giờ và đủ liều, sinh hoạt và tái khám đúng hẹn.
Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong thời gian điều trị, bạn cần báo lại ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh phù hợp.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Xét nghiệm HbA1c phản ánh chỉ số đường huyết trung bình trong 3 tháng. Do đó, kiểm soát đường huyết mỗi ngày thì chỉ số này cũng được an toàn.
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột ( cơm trắng, bánh mì trắng, phở, bún,…), đường ( bánh ngọt, bánh kem, nước ngọt,…), thực phẩm nhiều giàu mỡ và chất béo bão hòa và tuyệt đối không nên sử dụng chất thích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Thay vào đó, bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích ăn gạo lứt thay cho cơm trắng vì chúng là tinh bột chuyển hóa chậm, giàu chất xơ tốt cho tình trạng bệnh. Ngoài ra, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt, thịt cá nạc và sữa không đường hoặc sữa tách béo.
➤ Đọc thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Tăng cường luyện tập thể dục
Luyện tập thể dục thường xuyên giúp là phương pháp tự nhiên giúp kiểm soát chỉ số HbA1c. Khi thực hiện các hoạt động thể dục, cơ thể cần một lượng năng lượng lớn từ đường. Việc các tế bào cơ tăng tiêu thụ đường để tạo năng lượng khiến đường huyết giảm. Khi lượng đường trong máu giảm thì chỉ số HbA1c cũng giảm.
Ngoài ra, tập luyện thường xuyên cũng giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe tinh thần thể chất, giảm căng thẳng, duy trì cân nặng và giảm những biến chứng do tiểu đường gây ra. Do đó, người bệnh nên luyện tập thể dục tích cực tối thiểu 30 phút mỗi ngày với cường độ vào và 45-60 phút mỗi ngày cho những vài vận động nhẹ nhàng. Duy trì luyện tập 5 buổi mỗi tuần và kéo dài trong 3 tháng để đạt được kết quả sớm nhất.
Giữ cho tinh thần luôn thoải mái
Các nghiên cứu cho thấy, tâm trạng căng thẳng, tức giận, lo lắng sẽ kích thích cơ thể tăng tiết hormone nhạy cảm với insulin. Từ đó làm tăng chỉ số đường huyết và đẩy chỉ số HbA1c vượt mức an toàn. Vì vậy người bệnh cần cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ giúp kiểm soát chỉ số HbA1c và cải thiện tình hình sức khỏe.
Người bệnh có thể giảm căng thẳng bằng một số các bộ môn như yoga, thiền hay đơn giản chỉ là làm một vào sở thích hàng ngày như nghe nhạc, đi dạo,….
Giữ cân nặng hợp lý
Thừa cân, béo phì là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng cho các tế bào, dẫn đến dư thừa glucose trong máu. Điều này đồng nghĩa với đường huyết cao và chỉ số HbA1c ở mức báo động.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, với người tiểu đường việc giảm cân làm giảm sự đề kháng insulin, ngoài ra còn giúp tăng tác dụng thuốc và hiệu quả điều trị bệnh. Do đó, bệnh nhân không cần phụ thuộc vào thuốc nhiều mà vẫn giảm lượng glucose, giảm HbA1c và giảm nguy cơ gặp các biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, còn làm giảm lượng cholesterol trong máu và giúp hạ huyết áp ở những người cao huyết áp.
Để giảm cân, người bệnh cần kết hợp giữa chế độ ăn uống và luyện tập. Trong đó, việc ăn uống quyết định 80% kết quả đạt được. Người bệnh chỉ cần giảm từ 5 – 10% cân nặng thì sức khỏe được cải thiện rõ rệt
Theo dõi đường huyết thường xuyên
Vì xét nghiệm HbA1c thường được thực hiện 3 tháng 1 lần. Do đó, trong khoảng thời gian này, người bệnh nên thường xuyên theo dõi đường huyết. Điều này giúp bạn biết được chỉ số đường huyết có đang ở mức bình thường và được kiểm soát tốt hay không.
7. Sử dụng Giảo cổ lam giúp ổn định đường huyết
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây theo yêu cầu của bác sĩ để kiểm soát, ổn định lượng đường trong máu, người bệnh có thể thay thế bằng sản phẩm thảo dược, điển hình là Giảo cổ lam dạng viên uống hoặc túi trà.
Điểm đặc trưng của giảo cổ lam là khả năng điều hòa đường huyết. Tức là thảo dược này chỉ làm giảm đường huyết ở người bệnh mà không gây ảnh hưởng đến đường huyết ở người bình thường.
Nghiên cứu cho thấy, Giảo cổ lam có chứa hoạt chất Phanoside giúp kích thích tuyến tụy làm tăng dung nạp glucose trong máu và tăng mức độ nhạy cảm của tế bào. Nhờ đó, sau khi người bệnh sử dụng, đường huyết được kiểm soát đáng kể.
Đặc biệt hơn nữa, Giảo cổ lam 5 lá có chứa hoạt chất Adenosine có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch. Từ đó, người bệnh tiểu đường sẽ hạn chế được nguy cơ gặp phải các biến chứng của bệnh tiểu đường liên quan đến tim mạch.
Đọc thêm: Giảo cổ lam “khắc tinh” của bệnh tiểu đường
8. Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây đã giải thích cho người đọc biết xét nghiệm HbA1c là gì, đồng thời chỉ ra ý nghĩa của chỉ số HbA2c đối với bệnh tiểu đường. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường và xét nghiệm HbA1c, hãy liên lạc với chúng tôi qua Hotline 1800 1190 để được giải đáp một cách cụ thể.